9 loại khám sức khỏe định kỳ không cần thiết
Bạn có chụp X-quang tim phổi khi khám sức khỏe hàng năm không? Liệu phân tích nước tiểu có phải là một xét nghiệm thường quy?
Trừ khi bác sĩ có một lý do y tế cụ thể để yêu cầu những xét nghiệm như vậy, còn thì những xét nghiệm này và một số xét nghiệm dự phòng khác là không cần thiết đối với nhiều người.
Rõ ràng, chăm sóc sức khỏe dự phòng là một phần quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe. Nó không chỉ giúp bạn tránh được bệnh tật, mà còn thường là chìa khóa để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe lớn. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng biết rằng một số xét nghiệm nhất định có thể không cần thiết phải làm thường xuyên như chúng ta tưởng.
Dưới đây là 9 loại khám sức khỏe dự phòng mà bạn có thể không cần:
Xét nghiệm Pap và HPV hàng năm
Trong nhiều năm, phụ nữ được khuyên nên làm xét nghiệm Pap hàng năm để sàng lọc ung thư. Nhưng hiện nay, Hội Sản phụ khoa Mỹ khuyên phụ nữ trong độ tuổi từ 21 đến 29 nên xét nghiệm Pap 3 năm một lần để sàng lọc các tế bào trong cổ tử cung có thể dẫn đến ung thư.
ACOG không khuyên nên xét nghiệm HPV – có thể được thực hiện đồng thời – đối với phụ nữ trong nhóm này. Cả hai xét nghiệm đều sử dụng các tế bào lấy từ cổ tử cung.
Quá trình sàng lọc của cả hai đều đơn giản: Bệnh nhân nằm trên bàn khám, bác sĩ sử dụng mỏ vịt được sử dụng để mở âm đạo và lấy các tế bào từ cổ tử cung bằng bàn chải hoặc dụng cụ lấy mẫu khác.
Sự khác biệt là, đối với xét nghiệm Pap, mẫu được kiểm tra xem có các tế bào bất thường không. Đối với xét nghiệm HPV, mẫu được kiểm tra sự hiện diện của 13 hoặc 14 loại HPV nguy cơ cao phổ biến nhất. ACOG khuyến nghị phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến 65 nên làm xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV mỗi 5 năm một lần; cũng có thể xét nghiệm Pap đơn thuần 3 năm một lần và xét nghiệm HPV 5 năm một lần.
Chụp X quang tim phổi hàng năm
X-quang tim phổi ở những người không triệu chứng là một xét nghiệm nghèo nàn, bởi vì nó không đặc biệt nhạy cảm hoặc đặc hiệu. Ngoài ra, bản thân xét nghiệm có rủi ro, đặc biệt là phơi nhiễm bức xạ, vì vậy đây không phải là một xét nghiệm vô hại. Ngay cả đối với những người hút thuốc, đây cũng không phải là một xét nghiệm sàng lọc tốt. X-quang ngực chỉ nên chỉ định nếu bệnh nhân có các triệu chứng tim hoặc phổi.
Phân tích nước tiểu định kỳ
Không có lý do để xét nghiệm phân tích nước tiểu cho một người không có triệu chứng. Điều này không áp dụng cho những người bị bệnh thận hoặc tiểu đường. Với những bệnh nhân có những bệnh này, bạn đang tìm kiếm những vấn đề liên quan đến tình trạng bệnh đã có.
Các bác sĩ thường yêu cầu xét nghiệm phân tích nước tiểu như một phần thường quy của khám sức khỏe, thường là để kiểm tra các dấu vết của máu, đường hoặc protein. Nhưng hầu hết các bệnh có thể phát hiện bằng phân tích nước tiểu đều có thể được chẩn đoán sớm hơn bằng xét nghiệm máu.
Các hướng dẫn cho các bác sĩ nói chung không khuyến khích phân tích nước tiểu thường quy vì nó gây ra quá nhiều báo động giả về ung thư. Điều này là do việc tìm một lượng nhỏ máu trong nước tiểu có thể là một cảnh báo sớm về ung thư bàng quang hoặc thận, nhưng nó cũng có thể là một trong nhiều thứ phổ biến khác, chẳng hạn như sỏi thận hoặc u xơ tuyến tiền liệt.
Video đang HOT
Loại trừ ung thư cần những xét nghiệm xâm lấn, mà thường là rút cục không tìm thấy ung thư. Hệ quả là, phân tích nước tiểu dẫn đến rất nhiều xét nghiệm không cần thiết. “
Kiểm tra động mạch cảnh
Bác sĩ có thể sử dụng siêu âm để kiểm tra động mạch cảnh (chạy hai bên cổ) để phát hiện bệnh lý động mạch cảnh, xảy ra khi mảng bám tích tụ trong động mạch, hạn chế dòng chảy của máu. Mỡ, cholesterol và các chất khác có thể gây ra mảng bám.
Để thực hiện, bệnh nhân sẽ nằm úp mặt trên bàn khám, sau đó quay sang một bên để đảm bảo chất lượng tối ưu của hình ảnh. Một gel trong suốt sẽ được bôi lên vùng cần siêu âm, và bác sĩ siêu âm sẽ đặt một đầu dò của máy siêu âm lên da, di chuyển nó qua khu vực được kiểm tra.
Nhóm chuyên trách y tế dự phòng của Mỹ khuyến cáo không thực hiện xét nghiệm này cho người lớn bình thường không có triệu chứng. Việc kiểm tra này có độ nhạy không hoàn hảo và có thể dẫn đến phẫu thuật không cần thiết, có thể dẫn đến tổn hại nghiêm trọng, bao gồm đột quỵ và tử vong.
Điện tim
Chẳng có lý do gì để làm điện tim ở người khỏe mạnh, không có triệu chứng. Điện tim (ECG) ghi lại các tín hiệu điện ở tim và thường được tiến hành tại phòng khám của bác sĩ, phòng khám hoặc buồng bệnh, theo Bệnh viện Mayo. Đây là một xét nghiệm không đau, không xâm lấn trong đó các điện cực được gắn vào ngực của bệnh nhân và đôi khi cả chân và tay họ. Các cảm biến thường được để trong vài phút khi điện tim thu thập thông tin từ 12 vùng khác nhau của tim.
Điện tim có thể là một công cụ chẩn đoán hữu ích cho người có dấu hiệu của bệnh tim mạch, nhưng đôi khi có thể xuất hiện bất thường ở người khỏe mạnh, có thể dẫn đến xét nghiệm nhiều hơn. Nếu một người có tiền sử bệnh tim, cách kiểm tra tốt hơn sẽ là bài test gắng sức trên máy chạy bộ. Cần lưu ý rằng test gắng sức không phải là xét nghiệm kiểm tra sàng lọc và không nên chỉ định cho tất cả mọi người.
Chụp X-quang, MRI hoặc CT khi đau vùng thắt lưng
Một số bác sĩ yêu cầu chụp X-quang, chụp MRI hoặc CT ngay lập tức cho người bị đau lưng. Tuy nhiên, nếu không có dấu hiệu “báo động” như tai nạn hoặc ngã, hoặc sốt kèm theo đau lưng, thì những xét nghiệm này thường không cần thiết vì hầu hết mọi người sẽ cảm thấy đỡ đau lưng hơn trong vòng một tháng.
Vật lý trị liệu, tác động cột sống hoặc các lựa chọn khác, bao gồm cả việc để cơ thể tự chữa lành, sẽ có hiệu quả nhất cho hầu hết mọi người. Chờ đợi và theo dõi thường là một cách tiếp cận hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bạn không thấy khỏe hơn trong vòng một tháng, hoặc nếu bạn bị mất kiểm soát đườngruột, yếu hoặc tê, tiền sử ung thư hoặc sụt cân không rõ lý do, thì nên làm một hoặc nhiều xét nghiệm càng sớm càng tốt ngay khi triệu chứng xuất hiện.
Soi đại tràng cho người từ 75 tuổi trở lên
Hầu như không có lợi ích gì khi soi đại tràng nếu bạn đã 75 tuổi trở lên, theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2017 trên tờ Annals of Internal Medicine.
Để đo lường hiệu quả và độ an toàn của soi đại tràng phòng ngừa ung thư đại trực tràng ở nam giới và phụ nữ trong độ tuổi từ 70 đến 74 và 75 đến 79 tuổi, các nhà khoa học đã nghiên cứu hơn 1,3 triệu người sử dụng dịch vụ phòng ngừa của Medicare và không soi đại tràng chẩn đoán hoặc dự phòng trong năm năm trước đó.
Các tác hại của soi đại tràng sàng lọc và chẩn đoán, bao gồm chảy máu, thủng, biến chứng gây mê và nhập viện, là lớn hơn ở người cao tuổi, đặc biệt là những người trên 80 tuổi, theo Hội Ung thư Hoa Kỳ.
Bác sĩ có thể cụ thể hóa quyết định sàng lọc cho từng người trong độ tuổi từ 76 đến 85, dựa trên mong muốn, tuổi thọ, tình trạng sức khỏe và tiền sử sàng lọc trước đó của bệnh nhân.
Chụp MRI và CT cho người không có triệu chứng
Không có số liệu gợi ý chụp toàn thân cho người khỏe mạnh sẽ làm giảm tỷ lệ mắc bệnh hoặc tử vong, theo Hội Y học dự phòng Mỹ.
Nhóm nghiên cứu cho biết: “Trên thực tế, nguy cơ dương tính giả và các quy trình chăm sóc tiếp theo, bao gồm cả can thiệp chẩn đoán phóng xạ và xâm lấn, khiến cho việc sàng lọc ở người không triệu chứng trở thành cách làm tốn kém và có thể gây hại mà không mang lại lợi ích rõ ràng nào.
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng nào đó, ví dụ đau lưng mạn tính, việc chụp CT không phải là một ý tưởng tốt trừ khi có những triệu chứng báo động khác. MRI là xét nghiệm sử dụng sóng vô tuyến, từ trường mạnh và máy tính để tạo ra hình ảnh chi tiết bên trong cơ thể; nó có thể được sử dụng để phát hiện tổn thương não, mạch máu, đột quỵ, ung thư và các tình trạng bệnh khác.
Chụp CT rất hữu ích để kiểm tra những người có thể có thương tích bên trong do tai nạn xe hơi hoặc các loại chấn thương khác. Bệnh nhân chụp CT phải tiếp xúc ngắn với bức xạ ion hóa với lượng lớn hơn so với khi chụp X quang thông thường. Có tới 2% số trường hợp ung thư trong tương lai có thể là do chụp CT.
BS. Vijay Rajput, chủ tịch và là giảng viên y khoa tại Trường Y Đại học Ross ở Miramar, Florida cho biết: “Chúng có nhiều bức xạ và không giúp được gì. Nếu bạn không có triệu chứng, bạn không cần chụp CT hoặc MRI”.
Xét nghiệm vitamin D trong máu
Hầu hết mọi người không được lợi gì từ xét nghiệm vitamin D trong máu, và kết quả khó có thể làm thay đổi lời khuyên từ bác sĩ. Lối sống lành mạnh, chẳng hạn như tắm nắng nhiều hơn và ăn các thức ăn bổ dưỡng sẽ đảm bảo bạn nhận được đủ lượng vitamin D.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
7 dấu hiệu nhận biết ung thư bàng quang sớm nhất
Ung thư bàng quang nếu được phát hiện sớm có thể được điều trị kịp thời, vì vậy bạn có thể dựa vào những dấu hiệu sau để nhận biết bệnh.
Đi tiểu ra máu
Đây là dấu hiệu nhận biết ung thư bàng quang thường hay gặp nhất. Việc đi tiểu ra máu là do xuất hiện khối u bàng quang có những tính chất:
Tính chất tự phát, không phải do mệt mỏi hay gắng sức gây nên. Tiểu ra máu thường cuối bãi. Không gây đau đớn.
Mọi triệu chứng trên khi xuất hiện cần đi khám ngay để xét nghiệm lâm sàng, không đợi đến khi đi tiểu ra máu nhiều lần, ra máu liên tục mới nghi ngờ ung thư bàng quang. Một số bệnh nhân đi tiểu ra máu vài lần, sau đó không thấy hiện tượng này nữa, đến vài tuần sau mới xuất hiện lại.
Triệu chứng kích thích bàng quang
Khi khối u xuất hiện ở tam giác của bàng quang với hiện tượng viêm nhiễm hay phạm vi mở rộng sẽ tác động đến bàng quang gây ra đi tiểu nhiều. Bên cạnh đó, dấu hiệu nhận biết ung thư bàng quang thêm là đi tiểu đau rát.
Cũng với sự thay đổi bất thường của màu nước tiểu hay nhận thấy sự khác lạ của mùi nước tiểu. Những bệnh nhân bị ung thư bàng quang thường có nước tiểu màu hồng nhạt.
Xuất hiện thấy máu trong nước tiểu
Triệu chứng phổ biến nhất của ung thư bàng quang cũng là dấu hiệu dễ dàng nhận ra nhất là xuất hiện máu trong nước tiểu. Triệu trứng này không bị đau đớn nên nhiều chị em chủ quan, thường nhầm lẫn với chu kì kinh nguyệt hoặc thời kì mãn kinh.
Các cơn đau không có nguyên nhân
Những cơn đau bất thường ở vùng bàng quang, vùng bụng, sườn, xương chậu cũng cảnh báo bạn đang có nguy cơ mắc ung thư bàng quang. Bệnh nhân ung thư có thể thấy đau ở xương nếu bệnh đã di căn tới xương. Nếu bạn có những cơn đau ở vùng trên, hãy đi khám bác sĩ, đặc biệt khi kèm theo đó là nhiễm trùng đường nước tiểu hoặc nước tiểu có máu .
Triệu chứng tắc đường tiết niệu
Khi khối u phát triển lớn dần, nó sẽ ở đỉnh bàng quang và huyết khối tắc nghẽn gây ra hiện tượng khó đi tiểu, thậm chí bí tiểu. Khôi u lan rộng xâm lấn đến ống dẫn tiểu gây tắc đường tiết niệu, do đó sẽ khiến người bệnh thấy đau mỏi lưng, tổn thương chức năng thận.
Triệu chứng di căn
Khi bệnh ung thư bàng quang ở giai đoạn cuối, khối u đã xâm lấn đến các cơ quan và di căn sẽ dẫn đến đau vùng đường tiết niệu, bàng quang hay phù chân, đau xương, suy nhược cơ thể trầm trọng.
Ăn không thấy ngon
Một triệu chứng phổ biến của ung thư và ung thư bàng quang là mất cảm giác ăn ngon miệng . Nếu ung thưđã phát triển hoặc lây lan: "Bạn có thể sẽ giảm cân hoặc cảm thấy mệt mỏi và người yếu đi rất nhiều", bác sĩ Balar cho biết. Tất nhiên, có nhiều nguyên nhân khiến bạn rơi vào tình trạng này nhưng nếu thấy các biểu hiện đó, nhất định không được bỏ qua.
Theo www.phunutoday.vn
Dấu hiệu cảnh báo ung thư bàng quang bàng nhất định không được bỏ qua Ung thư bàng quang là căn bệnh thường gặp, nhưng không phải ai cũng phát hiện ra ở giai đoạn mới chớm bệnh, do triệu chứng dễ nhầm với các bệnh khác. Dưới đây là dấu hiệu của ung thư bàng quang không nên bỏ qua. Xuất hiện thấy máu trong nước tiểu Triệu chứng phổ biến nhất của ung thư bàng quang...