9 dấu hiệu cảnh báo ung thư đặc trưng nhất ở phụ nữ nhưng chị em dễ tưởng bệnh vặt
Phụ nữ đừng bỏ qua những dấu hiệu dưới đây bởi đó có thể là lời cảnh báo ung thư sắp đến. Nếu tưởng đó là bệnh vặt mà bỏ qua, có thể tương lai bạn sẽ phải hối hận.
Từ chu kỳ kinh nguyệt đến khi mãn kinh, cơ thể phụ nữ trải qua rất nhiều điều và đôi khi cảm thấy khác lạ là điều bình thường. Tuy nhiên, bạn nên đi khám bác sĩ để kiểm tra bất kỳ triệu chứng mới nào, một số dấu hiệu mà chị em tưởng là bệnh vặt có thể là dấu hiệu của ung thư.
Ung thư có thể không nằm trong tầm ngắm của bạn, đặc biệt nếu bạn tương đối trẻ và khỏe mạnh. Nhưng ung thư có thể xảy đến với bất cứ ai bất kể tuổi tác hoặc tiền sử sức khỏe gia đình của bạn. Hầu hết các bệnh ung thư này xảy ra ở phụ nữ sau khi mãn kinh. Nhưng ung thư phụ khoa cũng có thể tấn công phụ nữ trước khi mãn kinh.
Các dấu hiệu của ung thư, đặc biệt là ung thư phụ khoa, có thể mơ hồ và tương tự như các dấu hiệu của các bệnh khác. Vì vậy, nhiều chị em dễ dàng bỏ qua. Dưới đây là 9 triệu chứng có thể là lời cảnh báo bệnh ung thư ở phụ nữ, chị em đừng chủ quan.
1. Chảy máu âm đạo bất thường
Hơn 90% phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư nội mạc tử cung bị chảy máu bất thường. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt hoặc ra máu có mùi hôi, chảy máu nhiều hoặc chảy máu khi quan hệ tình dục. Những điều này thường là do nhiễm trùng. Nhưng đôi khi chúng là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung, âm đạo hoặc nội mạc tử cung.
Nếu bạn đã trải qua thời kỳ mãn kinh mà vẫn bị chảy máu âm đạo bất thường, hãy đến gặp bác sĩ ngay bởi điều đó không bao giờ là bình thường.
2. Giảm cân không rõ nguyên nhân
Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, giảm cân bằng cách tập thể dục và lựa chọn thực phẩm lành mạnh hơn thực sự có thể giúp hạn chế nguy cơ ung thư của bạn. Nhưng nếu bạn đột nhiên giảm hơn 5kg mà không thay đổi chế độ ăn uống hoặc thói quen tập thể dục, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn.
3. Tiết dịch âm đạo có màu máu
Nếu dịch âm đạo của chị em có máu, sẫm màu hoặc có mùi hôi thường, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Nhưng đôi khi, đó là dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung, âm đạo hoặc nội mạc tử cung.
Video đang HOT
4. Mệt mỏi liên tục
Một tuần bận rộn có thể khiến bất cứ ai cũng cảm thấy mệt mỏi. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, nghỉ ngơi một chút sẽ giúp bạn chữa khỏi mệt mỏi. Nếu sự mệt mỏi cản trở công việc hoặc các hoạt động giải trí của bạn, hãy ngừng đổ lỗi cho cuộc sống bận rộn của bạn và đến gặp bác sĩ.
5. Chán ăn hoặc luôn cảm thấy no
Thay đổi cảm giác thèm ăn có thể là triệu chứng của ung thư buồng trứng hoặc các bệnh ung thư khác không liên quan đến hệ thống sinh sản. Các khối u trong hoặc gần đường tiêu hóa có thể đè lên dạ dày của bạn. Bạn có thể cảm thấy khó ăn vì cảm thấy no. Ung thư cũng có thể phát ra các hormone cản trở tín hiệu đói của bạn.
6. Đau bụng, vùng chậu hoặc lưng
Đau ở vùng bụng, vùng chậu hoặc lưng có thể liên quan tới các tình trạng như lạc nội mạc tử cung. Nó cũng có thể là đau bụng do chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Nhưng những cơn đau nhức kéo dài hoặc áp lực ở bụng, xương chậu hoặc lưng, đau bụng hoặc khó chịu liên tục bao gồm đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng và chuột rút có thể báo hiệu ung thư đại trực tràng, ung thư buồng trứng hoặc ung thư nội mạc tử cung.
Bạn cũng có thể bị đau thắt lưng nếu có khối u trên cột sống hoặc ung thư di căn từ nơi khác. Hiếm khi xảy ra, nhưng cơn đau bụng trên lan ra sau lưng và kèm theo sụt cân không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến tụy.
7. Thay đổi thói quen đi tiêu, đi tiểu
Thường xuyên buồn tiểu liên tục hoặc cảm thấy áp lực liên tục lên bàng quang, bạn nên cẩn thận. Trừ khi bạn bắt đầu uống nhiều chất lỏng hơn hoặc đang mang thai, đây có thể là dấu hiệu của ung thư.
Thay đổi thói quen đi tiêu có thể là dấu hiệu của một thứ gì đó bên ngoài đè lên ruột kết. Đây có thể là bất kỳ bệnh ung thư phụ khoa giai đoạn nào hoặc các bệnh ung thư khác.
8. Khó tiêu hoặc buồn nôn dai dẳng
Đôi khi, chứng khó tiêu hoặc buồn nôn dai dẳng có thể báo hiệu ung thư phụ khoa. Để an toàn hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn cảm thấy buồn nôn thường xuyên hơn bình thường.
9. Những thay đổi ở ngực của bạn
Hầu hết các bệnh ung thư vú đều do phụ nữ tự phát hiện trong các hoạt động thường ngày hàng ngày như tắm, cạo lông hoặc thậm chí gãi. Cảnh giác với các cục u ở vú hoặc nách. Ngoài ra, hãy chú ý đến những thay đổi của da trên vú, những thay đổi về bên ngoài của vú và những bất thường ở núm vú.
Một khối u không có nghĩa là bạn bị ung thư vú. Nhưng hãy kiểm tra nếu nó tồn tại lâu hơn một vài tuần. Các triệu chứng khác cần chú ý bao gồm:
- Vú sưng lên (có hoặc không có cục u)
- Khối u ở nách hoặc xương đòn của bạn
- Tiết dịch núm vú, có máu
- Núm vú hướng vào trong
- Da vú trông giống như vỏ cam hoặc bị lõm như má lúm đồng tiền
- Đau vú hoặc núm vú
- Da đầu vú hoặc núm vú đỏ, ngứa, hoặc dày
Có một hoặc nhiều triệu chứng này không có nghĩa là bạn bị ung thư. Nhưng nếu chúng kéo dài hai tuần hoặc lâu hơn, hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe.
Vôi hóa tuyến vú có đáng ngại?
Tôi chụp Xquang vú thấy ghi chẩn đoán là có những đốm vôi hóa. Dù bác sĩ bảo về theo dõi tiếp không phải điều trị nhưng tôi vẫn thấy lo lắng...
Nguyễn Quế Chi (Hà Nội)
Ảnh minh họa
Vôi hóa tuyến vú là một trong số những thay đổi thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi, ảnh hưởng đến các chức năng sinh lý mô vú. Đây là tình trạng lắng đọng các muối canxi trong các mô vú của phụ nữ. Các tổ chức lắng đọng canxi có thể rất nhỏ khiến bản thân người phụ nữ không thể cảm nhận được và không gây đau đớn.
Nhìn chung, vôi hóa tuyến vú thường lành tính và không có nhiều mối lo ngại phải đặt ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, vôi hóa tuyến vú có thể là dấu hiệu sớm của ung thư vú.
Có 2 loại vôi hóa tuyến vú có thể được phát hiện qua chụp nhũ ảnh:
Một là, các nốt vôi hóa lớn xuất hiện với những đốm trắng và tròn lớn trên một tuyến vú và được phát tán một cách ngẫu nhiên trong các mô vú. Các nốt vôi hóa lớn khá phổ biến ở phụ nữ trên tuổi 50, đó là dấu hiệu tự nhiên của sự lão hóa vú.
Hai là, vi vôi hóa hay các nốt vôi hóa nhỏ có kích thước rất nhỏ, xuất hiện với nhiều đốm trắng nhỏ trên nhũ ảnh. Tuy nhiên, nếu chúng xuất hiện thành chùm hoặc không có giới hạn nhất định, các nốt vôi hóa nhỏ có thể là dấu hiệu của ung thư vú, cần phải được kiểm tra đầy đủ và chẩn đoán xác định bởi bác sĩ chuyên khoa.
Nếu bác sĩ đã chẩn đoán chị có vôi hóa tuyến vú, chị cần thường xuyên kiểm tra vú để phát hiện sớm bất thường nếu có. Ngoài ra, chị cần đi khám vú 6 tháng/lần.
6 dấu hiệu cảnh báo ung thư chị em cần đặc biệt chú ý Năm 2018, Việt Nam có hơn 164.000 ca mắc mới và gần 115.000 ca tử vong do ung thư. Ung thư đã trở thành gánh nặng đối với toàn xã hội, là mối đe dọa lớn đến sức khỏe của mỗi người. Thống kê cũng chỉ ra rằng, mỗi năm nước ta có thêm gần 75.000 phụ nữ phải gánh chịu căn bệnh...