9 đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Việt Nam
Trong văn hóa ẩm thực của người Việt Nam có rất nhiều cách chế biến, biểu diễn, thể hiện khác nhau, có thể khái quát thành 9 đặc trưng dưới đây.
1. Hòa đồng đa dạng
Người Việt dễ dàng tiếp thu văn hóa ẩm thực của các dân tộc khác, vùng miền khác để từ đó chế biến thành của mình. Đây cũng là điểm nổi bật của ẩm thực của nước ta từ Bắc chí Nam.
2. Ít mỡ
Các món ăn Việt Nam chủ yếu làm từ rau, quả, củ nên ít mỡ, không dùng nhiều thịt như các nước phương Tây, cũng không dùng nhiều dầu mỡ như món của người Hoa.
Món ăn Việt Nam thường nhiều chất nhiều vị kết hợp lại với nhau
3. Đậm đà hương vị
Khi chế biến thức ăn người Việt Nam thường dùng nước mắm để nêm, lại kết hợp với rất nhiều gia vị khác …nên món ăn rất đậm đà. Mỗi món khác nhau đều có nước chấm tương ứng phù hợp với hương vị.
4. Tổng hoà nhiều chất, nhiều vị
Video đang HOT
Các món ăn Việt Nam thường bao gồm nhiều lọai thực phẩm như thịt, tôm, cua cùng với các loại rau, đậu, gạo. Ngoài ra còn có sự tổng hợp của nhiều vị như chua, cay, mặn, ngọt, bùi béo…
Người Việt có thói quen dùng đũa trong khi ăn
5. Ngon và lành
Cụm từ ngon lành đã gói ghém được tinh thần ăn của người Việt. Ẩm thực Việt Nam là sự kết hợp giữa các món, các vị lại để tạo nên nét đặc trưng riêng. Những thực phẩm mát như thịt vịt, ốc thường được chế biến kèm với các gia vị ấm nóng như gừng, rau răm… Đó là cách cân bằng âm dương rất thú vị, chỉ có người Việt Nam mới có…
6. Dùng đũa
Gắp là một nghệ thuật, gắp sao cho khéo, cho chặt đừng để rơi thức ăn…Đôi đũa Việt có mặt trong mọi bữa cơm gia đình, ngay cả khi quay nướng, người Việt cũng ít dùng nĩa để xiên thức ăn như người phương Tây.
Tính hiếu khách thể hiện bằng lời mời chào trước mỗi bữa ăn. Trong ảnh TS. Nguyễn Nhã ngồi thứ 3 bên trái, nghệ nhân ẩm thực Dzoãn Cẩm Vân ngồi đầu bên phải.
7. Cộng đồng
Tính cộng đồng thể hiện rất rõ trong ẩm thực Việt Nam, bao giờ trong bữa cơm cũng có bát nước mắm chấm chung, hoặc múc riêng ra từng bát nhỏ từ bát chung ấy.
8. Hiếu khách
Trước mỗi bữa ăn người Việt thường có thói quen mời. Lời mời thể hiện sự giao thiệp, tình cảm, hiếu khách, mối quan tâm trân trọng người khác…
Dọn nhiều món cùng lúc trong bữa ăn là nét đặc trưng trong văn hóa ăn uống của người Việt
9. Dọn thành mâm
Người Việt có thói quen dọn sẵn thành mâm, dọn nhiều món ăn trong một bữa lên cùng một lúc chứ không như phương Tây ăn món nào mới mang món đó ra.
Theo PNO
"Nhậu" - nét văn hóa đặc trưng của Sài Gòn
Sài Gòn vẫn được mệnh danh là "Thành phố không ngủ". Bởi lẽ, từ sáng tinh mơ cho đến đêm khuya, âm thanh rộn rã của người mua, kẻ bán vẫn ồn ào, nhộn nhịp. Xứ sở giàu có này nổi tiếng với nền ẩm thực phong phú, nền văn hóa hiện đại. "Nhậu" là nét văn hóa đặc trưng của Sài Gòn, không lẫn với bất kỳ đâu.
Nguồn ảnh: phanxineblog.com
Ẩm thực Sài Gòn đa dạng và phong phú lắm, những con phố ăn uống, quán xá đua nhau mọc lên với hàng trăm món ăn độc đáo. Sẽ không quá phô trương và hoa mỹ khi tặng cho miền đất hoa lệ này cái tên "Xứ sở vàng của ẩm thực Việt Nam". Văn hóa nhậu của Sài Gòn mang một nét riêng, hào phóng, sôi động và lộng lẫy khác hẳn với sự trầm tư, thanh tao, nho nhã của xứ Bắc, hay cái dè dặt, chu đáo của người miền Trung.
Người Sài Gòn có cách nhậu chuyên nghiệp, điều đó thể hiện bằng sự xuất hiện rầm rộ của hàng trăm quán nhậu lớn, hơn hẳn về qui mô lẫn chất lượng. Mốt quán nhậu đang được ưa chuộng nhất là các quán sân vườn với khoảng không rộng, giếng trời, cửa sổ thông thoáng và cách trang trí không gian giản dị, lạ mắt, được gọi bằng những cái tên rất kêu như: "làng nướng", "vườn xanh", "hoa viên", "rừng xanh, biển đỏ" ...
Đã gọi là nền văn hóa thì không ai nằm ngoài sức ảnh hưởng của nó, ngày trước, quán nhậu chủ yếu chỉ tập trung ở các quận trung tâm, nơi làm việc của công chức và giới kinh doanh, bây giờ đã tỏa ra cả các vùng ngoại thành, người dân nghèo cũng nhậu không kém.
Phong cách nhậu của người Sài Gòn rất thoáng, rất giản dị, có khi chỉ một nồi lẩu đơn sơ, vài đĩa thức ăn, dăm chén rượu cũng trở thành bữa nhậu hoành tráng, cái họ đề cao trong bàn nhậu là sự nhiệt tình, đoàn kết và thật lòng hơn là sự trang trọng trong đồ ăn, thức uống.
Nói đến sự vô tư, có lẽ người Sài Gòn cũng là số một, không cầu kỳ, không nghi lễ, họ sống hết mình và nhậu cũng hết mình, có những chầu nhậu kéo dài từ sáng đến tối, lại có những chầu nhậu kéo dài thâu đêm đến sáng.
Nguồn ảnh: phuot.com
Dường như người ta nhậu suốt ngày, suốt tuần, không kể nhân dịp gì. Có hàng trăm lý do để họ tìm đến bàn nhậu, bạn bè lâu ngày gặp nhau tay bắt mặt mừng là nhậu; ma chay, cưới hỏi, giỗ chạp cũng nhậu; có chuyện vui, buồn lại nhậu; hết giờ làm việc các đồng nghiệp cùng nhau thư giãn cũng nhậu; có khách đến nhà thì nhậu... Gặp người lạ, cứ nhậu trước rồi quen sau, ai không muốn nhậu thì bị coi là "chơi không vô", "không cùng hội cùng thuyền", thuộc loại "cần phải đề phòng" ...
Người Sài Gòn nhậu cũng là cách để bày tỏ tình cảm, văn hóa, lối sống của họ. Dù sao, nhậu cũng kéo con người ta xích lại gần nhau và làm cho cuộc sống ý nghĩa hơn, hiểu hơn giá trị của cuộc sống mà họ đáng được hưởng thụ.
Không chỉ nam giới mà phái nữ cũng nhậu không kém. Trong bàn tiệc, nữ giới cũng xông xáo, cụng ly một cách bình đẳng, không e dè hay khiêm nhường như gái Bắc Kỳ, họ vui niềm vui của nam giới và đã say là say hết mình.
Nguồn ảnh: myopera.com
Thậm chí cả những sinh viên, học sinh cũng gật gù bên bàn rượu, với đủ lý do: sinh nhật, thi đỗ, tìm được việc làm thêm và tất nhiên cả chuyện... thất tình, thi rớt nữa. Dân viết lách, nghệ sĩ thường hay nhậu nhẹt, phần vì ham vui, giải tỏa stress, phần vì muốn tìm kiếm thông tin, nhặt nhạnh tư liệu sống, tìm cảm hứng, ý tưởng quanh bàn nhậu, có khi lại nảy sinh một kiệt tác nghệ thuật.
Sài Gòn vẫn rất trẻ dù đã bao nhiêu tuổi, diện mạo trẻ trung, năng động và phát triển nhanh chóng của một thành phố công nghiệp "không biết mệt mỏi" khiến du khách thập phương đến đây đều nhanh chóng hòa nhịp, và nếu muốn hiểu người Sài Gòn ra sao xin hãy ghé vào chiếu nhậu, bạn sẽ thấy... có một người Sài Gòn như thế.
Theo PNO
Cách nấu món thịt đông ngon Thịt đông xưa nay vẫn là món ăn quen thuộc, đặc trưng của miền Bắc trong những ngày mùa đông. Thịt đông phải ăn nguội, lạnh, ăn với cơm nóng mới ngon và sẽ có cảm giác man mát ở đầu lưỡi. Công đoạn chế biến món ăn ngon này cũng tương đối phức tạp, cầu kỳ. Nguyên liệu gồm thịt giò heo...