8 vacxin đàn ông nên tiêm phòng
Theo Cơ quan Kiểm soát & Phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC), lâu nay người ta mới chỉ quan tâm đến tiêm chủng mở rộng cho trẻ nhỏ, lãng quên việc tiêm phòng vacxin cho nhóm người trưởng thành (20 – 50). Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, CDC khuyến cáo 8 loại vacxin dưới đây nên tiêm phòng cho nhóm lực lượng lao động quan trọng này của xã hội.
1. Tday
Tday là loại vacxin chống bệnh uốn ván, bạch hầu và ho gà, từng được tiêm khi con người ta còn nhỏ, nhưng hiện nay căn bệnh này đang có chiều hướng tái phát trở lại, vì vậy cần được tiêm phòng càng sớm càng tốt.
- Nhóm người cần tiêm: Tất cả người lớn
- Lịch tiêm: Nếu còn nhỏ chưa tiêm phòng uốn ván thì nên tiêm mũi tiêm 3 kết hợp nói trên, sau đó cứ 10 năm lại tiêm mũi uốn ván tăng cường.
2. HPV
Mặc dù đã được khuyến cáo dùng cho nhóm người vị thành niên, nhưng thực tế mới chỉ có 2,1% số người tiêm.
- Nhóm người cần tiêm: Dưới 21 tuổi. Vacxin HPV phát huy tác dụng cao nhất ở nhóm người chưa hoạt động tình dục và phơi nhiễm virus HPV, vì vậy nên tiêm phòng càng sớm trước khi bước vào cuộc sống tình dục.
- Lịch tiêm: Có thể tiêm 3 mũi, một khi dưới 26 tuổi, mũi 2 sau mũi 1 hai tháng và mũi 3 sau mũi 1 khoảng 6 tháng.
3. Viêm gan B
Viêm gan siêu vi B có thể gây ra nhiều hiểm họa về sức khỏe cho con người, nhất là người còn trong độ tuổi sinh sản và có cuộc sống tình dục mạnh, bởi nó có thể gây lan truyền qua các chất tiết của cơ thể người bệnh.
Viêm gan siêu vi B có thể gây ra nhiều hiểm họa về sức khỏe cho con người
- Nhóm người cần tiêm: Có cuộc sống tình dục mạnh mẽ, sống chung với người viêm gan B mạn tính, những người mắc bệnh tiểu đường từ 59 tuổi trở ra. Bác sĩ không khuyến cáo những người già tiêm phòng vacxin này bởi bệnh viêm gan siêu vi B có chiều hướng giảm theo tuổi tác.
- Lịch tiêm: Nên tiêm 3 mũi, mũi đầu càng sớm càng tốt, mũi 2 sau mũi 1 khoảng 1 tháng và mũi 3 sau mũi 14 tháng.
4. Viêm gan A
Đây là căn bệnh có mối quan hệ rất mật thiết và có hậu quả giống như bệnh viêm gan B, thủ phạm dẫn đến căn bệnh nan y như xơ gan, ung thư gan. Không giống viêm gan B, viêm gan A có thể lan truyền qua đường ăn uống, du lịch.
Video đang HOT
- Nhóm người cần tiêm: Những người có sở thích đi du lịch đến những vùng dễ mắc bệnh như Nam hoặc Trung Mỹ, châu Phi, Trung Đông hay Ấn Độ.
- Lịch tiêm: Nên tiêm 2 mũi, mũi đầu tiên bât kỳ vào thời điểm nào, mũi thứ hai sau mũi thứ nhất khoảng nửa năm. Nếu đi du lịch thì nên tiêm trước 1 tháng trước khi khởi hành.
Mọi người đều có rủi ro mắc bệnh viêm màng não cao thông qua chất tiết cơ thể, tiếp xúc với người đã người nhiễm bệnh. Bệnh khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và nhóm vị thành niên từ 16 – 21 tuổi, những người sống trong môi trường gần gũi, ưa.
- Những người cần tiêm vacxin: Sinh viên mới nhập trường, thanh niên mới nhập ngũ, những người vừa du lịch đến vùng có rủi ro mắc bệnh cao (nhất là châu Phi).
- Lịch tiêm: Tiêm một mũi bất kỳ nếu là sinh viên mới nhập trường và đã tiêm mũi đầu vào năm 16 tuổi thì tiêm mũi bổ sung trước khi đi học.
6. Sởi, quai bị và rubella
Nhóm bệnh này đã được con người thanh toán, nhưng gần đây đang có nguy cơ tái trở lại, nhất là khi ngành công nghiệp du lịch bùng nổ.
- Những người cần tiêm: Nhóm người có rủi ro mắc bệnh cao, sinh sau năm 1957 và khi còn nhỏ chưa tiêm.
- Lịch tiêm: Tiêm mũi bất kỳ và mũi thứ 2 sau mũi thứ nhất 4 tuần. Ở những nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Anh tỷ lệ mắc bệnh rất cao nên khi đi du lịch đến các nước này cũng nên tư vấn tiêm phòng trước khi chuyến đi được bắt đầu.
Đây là căn bệnh nhiễm trùng phổi nghiêm trọng, chiếm 15 – 50% trong các ca viêm phổi, nhất là nhóm người có vấn đề về phổi, gan, tim và thận cũng như nhóm có sức khỏe hệ thống miễn dịch yếu.
- Nhóm người cần tiêm phòng: Trên 65 tuổi, có hệ thống miễn dịch yếu hoặc nhóm người mắc bệnh mãn tính. Nếu là người nghiện thuốc lá, hen suyễn nên tiêm phòng từ khi bước vào tuổi 19 để giảm nguy cơ mắc bệnh.
- Lịch tiêm: Tiêm một mũi bất kỳ và tư vấn bác sĩ tiêm mũi thứ 2 vào thời điểm thích hợp.
8. Bệnh Zona
Bệnh zona hay giời leo (Shingles) là căn bệnh do siêu vi trùng Varicella-zoster gây bệnh thủy đậu tạo nên. Vì vậy sau khi bị thủy đậu nếu hệ thống miễn dịch yếu thì bệnh này lại có nguy cơ tái phát, nhất là người lớn tuổi, người bị bệnh mãn tính.
- Nhóm cần tiêm: Người từ 60 tuổi trở ra, nhóm người trẻ tuổi ít khi mắc bệnh này.
- Lịch tiêm: Tiêm mũi 1 bất kỳ vào thời điểm thích hợp.
Theo DUY HÙNG (Nông nghiệp Việt Nam)
Bệnh viêm phổi - nguyên nhân và điều trị
Viêm phổi là tình trạng viêm nhiễm cấp tính ở phổi, gây ra các triệu chứng như ho, sốt cao và khó thở.
Bệnh có thể tự khỏi sau 2 đển 3 tuần nếu bệnh nhân điều trị tại nhà. Tuy nhiên, đối với người già và những người đang có các bệnh khác thì viêm phổi có thể diễn tiến bất thường và khá nguy hiểm, vì vậy cần được điều trị tại bệnh viện.
Nguyên nhân
Bệnh do vi khuẩn, nấm, virus, đôi khi là do kí sinh trùng gây nên gây nên. - Ảnh minh họa.
Bệnh do vi khuẩn, nấm, virus, đôi khi là do kí sinh trùng gây nên gây nên. Viêm phổi cũng có thể biến chứng từ các bệnh khác như sởi, ho gà, cúm, viêm phế quản, hen, hoặc bất kì bệnh nặng nào khác. Những người mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, ung thư, tiểu đường... cũng dễ bị viêm phổi hơn những người bình thường.
Triệu chứng
Ho là triệu chứng thường thấy của bệnh nhân viêm phổi. - Ảnh minh họa.
Người bị viêm phổi thường có các triệu chứng:
Thở nhanh, ngắn, đôi khi thở rít.
Ho: ho thường đi kèm với đờm vàng và có thể dính máu.
Có cảm giác đau ở ngực.
Trẻ em đang ốm nặng mà thở ngắn trên 50 lần/ phút là đang bị viêm phổi.
Nhịp tim nhanh.
Cảm thấy buồn nôn và cũng có thể nôn.
Tiêu chảy.
Đối với các bệnh nhân cao tuổi, có thể có các triệu chứng khác như ít sốt, mê sảng hoặc lẫn lộn.
Điều trị
Ảnh minh họa.
Phải dùng kháng sinh như: penixilin, sunphamit.
Trường hợp nặng: Tiêm penixilin procain: Người lớn tiêm ngày 2 đến 3 lần mỗi lần 400 000 đơn vị. Hay tiêm ampixilin: người lớn ngày tiêm 4 lần, mỗi lần 500 mg. Trẻ nhỏ dùng liều bằng 1/2 đến 1/4 lần người lớn.
Hạ nhiệt và giảm đau: dùng aspirin, axetaminophen. Cho uống nhiều nước hoặc hít hơi nước nóng. Nếu không ăn được: cho ăn thức ăn lỏng. Nếu người ốm thở rít: dùng thuốc hen như teophylin hoặc ephedrin.
Phòng bệnh
Tiêm phòng vắcxin ngừa viêm phổi. - Ảnh min họa.
Hạn chế tiếp xúc với những người bị cúm, cảm lạnh, sởi hay thủy đậu.
Rửa tay thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa các loại virus, vi khuẩn gây viêm phổi.
Tiêm phòng vắcxin ngừa viêm phổi. Vắcxin sẽ không giúp bạn tránh được bệnh nhưng sẽ làm giảm mức độ nghiêm trọng khi mắc bệnh.
Theo SKDS
Phòng ngừa thủy đậu, sởi, rubella và quai bị cho trẻ Nếu người mẹ mang thai nhiễm rubella trong ba tháng đầu thai kỳ là rất nguy hiểm. Vì, vi-rút rubella từ máu của mẹ thông qua nhau thai làm chậm quá trình phát triển, và gây ra các biến chứng, dị tật nguy hiểm cho thai nhi như: sinh non, đục thủy tinh thể (mù), điếc mắc bệnh tim bẩm sinh dị dạng...