8 tác dụng phụ của sex với phụ nữ
Trái với cảm giác thăng hoa khi “lên đỉnh”, “chuyện ấy” có thể mang lại nhiều tác dụng phụ như đau đầu, dị ứng… thậm chí là mất trí nhớ đột ngột.
Mất trí nhớ
Đó là câu chuyện xảy ra với một phụ nữ 54 tuổi ở Washington (Mỹ) sau cuộc ân ái nồng nhiệt với người chồng của mình.
Theo chẩn đoán của bác sĩ, đây là chứng mất trí nhớ đột ngột (TGA), một căn bệnh hiếm, chỉ ảnh hưởng tới khoảng 3 – 5 người/100.000 người mỗi năm.
Ngoài tình dục, các hoạt động thể chất quá tích cực, khủng hoảng tinh thần hay đột ngột bị rơi vào môi trường nước nóng hoặc lạnh đều có thể dẫn tới TGA.
Rất may là những bệnh nhân này thường lấy lại được trí nhớ nhanh chóng và bệnh thường không tái phát.
Đau đầu
Theo thống kê của Tổ chức chuyên nghiên cứu về các chứng nhức đầu của Mỹ (NHF), có khoảng 20% nữ giới và 5% nam giới mắc phải chứng đau đầu tiền cực khoái.
Đau đâu có thê kéo dài vài phút khi quan hê
Những cơn đau đầu dạng này có thể kéo dài tới vài phút hoặc nửa tiếng, tuy nhiên, vẫn có thể phòng tránh chúng bằng cách uống thuốc giảm đau 30 phút trước khi quan hệ.
Trầm cảm
Theo một nghiên cứu đăng trên chuyên san International Journal of Sexual Health, 1/3 phụ nữ rơi vào tình trạng chán nản ngay sau khi vừa trải qua một cuộc mây mưa hết sức thỏa mãn. Các nhà khoa học gọi đây là cảm giác bất an sau khi “yêu”, ảnh hưởng tới khoảng 10% phụ nữ.
Hội chứng trầm cảm sau quan hệ gồm các triệu chứng như cảm giác buồn, lo lắng, hối hận và rất dễ nổi cáu. Theo các nhà khoa học, tình trạng này có thể là do sự thay đổi hormone sau khi đạt cực khoái.
Ngoài ra, một tác nhân khác là cảm giác bất bình đẳng trong mối quan hệ hoặc các vấn đề tình cảm khác.
Video đang HOT
Dị ứng
Tại Mỹ, có khoảng 40.000 phụ nữ bị dị ứng với tinh trùng. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Paula Bednarek tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe phụ nữ, Đại học khoa học và y tế Oregon (Mỹ), tình trạng này khá hiếm.
Ở một số phụ nữ, trong quá trình quan hệ, tinh trùng làm thay đổi độ cân bằng pH trong âm đạo, gây ngứa, tiết dịch âm đạo, mề đay và sưng tấy.
Ngay cả khi không bị dị ứng trực tiếp với tinh trùng, phụ nữ vẫn có thể bị dị ứng nếu đối phương ăn loại đồ ăn mà cô này bị dị ứng trước khi “vào cuộc”.
Cách hiệu quả nhất để hạn chế tình trạng này là sử dụng bao cao su khi quan hệ.
Nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ gây ra cảm giác đau khi đi tiểu, đi tiểu nhiều hơn và có cảm giác bị tiểu rắt.
Phụ nữ là đối tượng dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu hơn đàn ông. Quá trình quan hệ tình dục mở đường cho vi khuẩn xâm nhập vào ống tiết niệu của họ.
Đi tiểu ngay sau khi quan hệ có thể giúp loại bỏ những vi khuẩn không mong muốn ra khỏi niệu đạo.
Cơ thể tự nhiên của con người đã có chứa sẵn một lượng nấm men nhất định. Nhiễm trùng nấm men xảy ra khi lượng nấm men trong cơ thể vượt quá mức độ kiểm soát được.
Theo Tiến sĩ Bednarek: “Tình trạng nhiễm trùng nấm men thường bắt nguồn từ sự thay đổi trong nồng độ pH do tinh trùng hoặc một loại dầu bôi trơn mới. Sự thay đổi hormone khiến phụ nữ dễ bị nhiễm trùng nấm men”.
Nhiễm trùng nấm men không phải là dạng bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STD) nhưng có những triệu chứng tương tự với các bệnh này như: ngứa, rát da, đau, tiết dịch âm đạo nhiều.
Viêm âm đạo do vi khuẩn
Âm đạo phụ nữ chứa nhiều vi khuẩn, trong đó có vi khuẩn tốt và xấu. Hai lượng vi khuẩn này khi mất cân bằng tiêu cực sẽ dẫn tới tình trạng viêm âm đạo do vi khuẩn.
Nhiêu chị em bị viêm âm đạo do “chuyên ây”
Dấu hiệu đặc trưng của bệnh này là dịch âm đạo tiết rất nhiều và có mùi khó chịu. Viêm âm đạo do vi khuẩn bắt nguồn từ đáp ứng của cơ thể với nồng độ pH thay đổi do tinh trùng hoặc vi khuẩn thâm nhập vào âm đạo.
Cảm lạnh
Quan hệ tình dục khi 1 trong 2 người đang bị cảm lạnh, người còn lại rất dễ lây bệnh. Các triệu chứng như ho, sốt, sổ mũi, đau cơ và đau họng có thể kéo dài tới một tuần.
Theo Thu Thương (Kiến thức)
Bệnh truyền nhiễm có thể ảnh hưởng đến thai kỳ
Bị bệnh khiến nhiều người không thoải mái, đặc biệt là bị bệnh trong thai kỳ càng khiến các bà bầu lo lắng vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, hiện nay có một số bệnh truyền nhiễm có thể phòng trừ bằng cách tiêm vác-xin từ trước khi mang thai như Rubella, viêm gan B... nên các bà mẹ khi chuẩn bị mang thai cần nghiên cứu tiêm chủng để tránh bị mắc những bệnh này lúc có thai.
Nếu bé bị lây nhiễm nhiễm trùng từ mẹ khi mang thai hoặc trong quá trình sinh nở thì hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng, hơn nữa, bà mẹ mắc bệnh truyền nhiễm đôi khi bị các biến chứng khác như sinh non, sinh con nhẹ cân...
Việc chăm sóc sức khỏe trước khi sinh là rất quan trọng.
Mặc dù không thể phòng tránh tất cả các nguồn lây nhiễm bệnh khi mang thai nhưng bà bầu có thể thực hiện một số bước nhất định để giảm thiểu nguy cơ. Vệ sinh sạch sẽ, tránh tiếp xúc với những nơi có bệnh, hạn chế gặp gỡ nhiều người khi có dịch bệnh... là một trong những cách các bác sỹ khuyên bà bầu nên áp dụng.
Việc chăm sóc sức khỏe trước khi sinh là rất quan trọng. Ví dụ, các xét nghiệm máu đơn giản có thể cho bạn biết cơ thể mình đang miễn dịch với loại bệnh truyền nhiễm nào đó, chẳng hạn như thủy đậu, Rubella. Bạn cũng sẽ được kiểm tra phát hiện các loại bệnh truyền nhiễm mà bình thường không thể biết như nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm gan B, HIV... Nếu phát hiện bà bầu có nguy cơ mắc bệnh, các bác sỹ sẽ có biện pháp chăm sóc kịp thời để ngăn ngừa biến chứng.
Các bà bầu có thể thực hiện một số việc đơn giản như rửa tay sạch sẽ, không uống chung hoặc dùng đồ chung với người khác, không nuôi mèo, sử dụng găng tay khi tiếp xúc với đát và tránh xa bất cứ người nào có khả năng làm bạn bị lây bệnh.
Thực hành tình dục an toàn sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng qua đường tình dục. Đi khám nha khoa thường xuyên sẽ đảm bảo bạn không mắc các bệnh răng lợi quá nặng và ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng qua thực phẩm. Không ăn một số loại thực phẩm tươi sống, không hợp vệ sinh, rửa trái cây và rau quả thật sạch, nấu thịt, cá... chín để những vi khuẩn truyền nhiễm không thể tồn tại.
Đi khám nha khoa thường xuyên sẽ đảm bảo bạn không mắc các bệnh răng lợi quá nặng và ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng qua thực phẩm.
Dưới đây là danh sách các bệnh truyền nhiễm có thể ảnh hưởng đến thai nhi:
- Nhiễm khuẩn âm đạo
- Chlamydia
- Cúm
- Bệnh lậu
- Viêm gan B
- Herpes
- HIV
- Rubella
- Các bệnh lây qua đường tình dục
- Giang mai
- Nhiễm trùng đường tiểu
Nếu bạn nghi ngờ mình tiếp xúc với một người mắc bệnh truyền nhiễm, cần nhanh chóng đến gặp bác sỹ để kiểm tra và nếu cần thiết, điều trị sớm trước khi bệnh kịp ảnh hưởng đến em bé.
Theo SKD
Bệnh "lạ" giống HIV/AIDS xuất hiện ở Việt Nam Ở Việt Nam đã xuất hiện bệnh nhân mắc chứng "suy giảm miễn dịch" như bệnh AIDS nhưng không phải do virus HIV. Căn bệnh dễ mắc phải đối với người mắc bệnh lạ có kháng thể chống interferon-gamma trong cơ thể. (Ảnh CNN) Cộng đồng các chuyên gia y tế Việt Nam xôn xao trước kết luận chính thức của các nhà...