8 món ngon trị rối loạn tiểu tiện sau sinh
Sau đẻ, cơ thể của chị em thay đổi nhiều, sức khỏe bị giảm sút, nhiều người tiểu tiện không bình thường như tiểu nhỏ giọt, bí tiểu hoặc tiểu tiện không tự chủ được.
Ảnh minh họa: Internet
Nguyên nhân là do rối loạn chức năng của bàng quang, do phế khí bị suy hư khiến đường tiểu không thông; hoặc do thận dương suy yếu, mệnh môn hỏa suy… Ngoài ra, chị em còn có những biểu hiện bụng dưới trướng đầy, nằm ngồi không yên, chân tay buồn bực, thở khó, sốt nhẹ… Xin giới thiệu một số món ăn nước uống chị em khắc phục được chứng bệnh này.
Bài 1: Cháo ngô: ngô non 250g, thịt lợn nạc 100g, mắm muối vừa đủ. Thịt lợn nạc rửa sạch, băm nhỏ, ướp mắm muối xào chín. Ngô non dùng dao cắt khỏi lõi, đem giã giập, cho vào nồi thêm nước đun sôi kỹ. Khi ngô chín, cho thịt vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày 2 lần lúc đói, cần ăn liền 5 ngày.
Bài 2: Cháo hành: hành tươi 5 củ, gạo 100g, mắm muối vừa đủ. Gạo xay thành bột, quấy thành cháo loãng. Hành rửa sạch lấy củ, lá cắt nhỏ cho vào cháo thêm mắm muối quấy đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày 2 lần, cần ăn liền 3 – 5 ngày.
Bài 3: Cháo cá chày: cá chày 1 con (250 – 300g), gạo 100g, hạt tiêu, mắm muối vừa đủ. Cá chày làm sạch, đem nướng trên than hồng, khi cá chín vàng, gỡ lấy thịt nạc ướp mắm muối tiêu, xương cá giã nhỏ lọc lấy nước. Gạo xay thành bột, cho vào nước cá đun nhỏ lửa, cháo chín,, cho thịt cá vào đảo đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày 1 lần lúc đói, cần ăn liền 5 ngày.
Bài 4: Lòng gà xào: lòng gà 2 bộ, rượu gạo 1 thìa canh, hạt tiêu mắm muối vừa đủ. Lòng gà làm sạch thái miếng vừa, ướp hạt tiêu, rượu, mắm muối khoảng 20 phút, đem xào chín. Ăn ngày 1 lần lúc còn nóng, cần ăn liền 5 ngày.
Tôm xào hẹ. Ảnh minh họa: Internet
Bài 5: Tôm xào hẹ: tôm tươi 250g, hẹ 100g, dầu thực vật, mắm muối hạt tiêu vừa đủ. Tôm tươi nhặt sạch, bỏ vỏ, ướp mắm muối, hạt tiêu, xào chín bằng dầu thực vật. Hẹ rửa sạch cắt thành đoạn vừa miếng cho vào tôm, xào tiếp, hẹ chín là được. Chia 2 lần ăn trong ngày, ăn với cơm, cần ăn liền 5 ngày.
Bài 6: Hạt sen hấp thịt lợn nạc: hạt sen 50g, củ súng 20g, thịt lợn nạc 200g, mắm muối vừa đủ. Hạt sen, củ súng xay thành bột. Thịt lợn nạc rửa sạch băm nhỏ ướp mắm muối, trộn đều với bột hạt sen, củ súng, đem hấp cách thủy cho chín. Ăn ngày 2 lần lúc đói, cần ăn liền 5 ngày.
Video đang HOT
Bài 7: Canh giá đỗ xanh: giá đỗ xanh 200g, thịt lợn nạc 100g, dầu thực vật, mắm muối vừa đủ. Thịt lợn nạc rửa sạch băm nhỏ ướp mắm muối, xào chín bằng dầu thực vật. Giá đỗ xanh rửa sạch, khi thịt xào chín, cho giá đỗ xanh vào đảo đều cho chín tái là được. Ăn ngày 2 lần trong bữa cơm, cần ăn liền 5 – 7 ngày.
Bài 8: Nước đậu xanh: đậu xanh 30g, chè khô 5g, rễ cây đinh lăng 10g. Rễ đinh lăng rửa sạch thái nhỏ, phơi khô sao vàng cùng đậu xanh, chè khô cho vào nồi, thêm 400ml nước đun sôi kỹ chắt lấy 200ml nước đặc, chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống liền 5 ngày.
Theo SKDS
Đi tiểu nhiều: Dấu hiệu 9 bệnh nan y
Những dấu hiệu của bàng quang, nhất là đi tiểu thường xuyên là cảnh báo một số căn bệnh nan y.
Theo nghiên cứu mang tên Mind Over Bladder (Hãy quan tâm hơn đến bàng quang của bạn) do Trương Cao đẳng Y khoa Albert Einstein, Mỹ thực hiện gần đây cho biết, bàng quang là bộ phận quan trọng. Bởi vậy, những dấu hiệu của bàng quang, nhất là tiểu tiện thường xuyên là cảnh báo một số căn bệnh nan y.
1. Ngưng thở khi ngủ
Những người mắc bệnh ngưng hay ngạt thở khi ngủ (có khi kéo dài tới trên 30 giây) nhưng khi khám lại không phát hiện ra, song nếu có dấu hiệu tiểu nhiều trong đêm thì đó chính là dấu hiệu mắc bệnh.
Tháng 3/2011, các nhà khoa học Israel đã kết thúc nghiên cứu ở nhóm đàn ông tuổi từ 55-75 bị bệnh phình đại tuyến tiền liệt lành tính (BPE), phát hiện thấy, có tới trên một nửa nhóm người này đi tiểu nhiều trong đêm và mắc chứng ngạt thở khi ngủ. Người mắc bệnh ngạt thở khi ngủ còn mắc phải một số căn bệnh khác như ngáy, buồn ngủ ban ngày.
Với phát hiện trên, những người mắc bệnh tiểu nhiều trong đêm cần đi tư vấn bác sĩ, khám và điều trị bệnh ngừng thở khi ngủ.
2. Bệnh tiểu đường không kiểm soát
Khi lượng đường trong máu không được kiểm soát sẽ gây tổn thương đến hệ thần kinh, gây mất cảm giác, không điều khiển cơ bắp dẫn đến đi tiểu nhiều, són tiểu. Nhằm giúp bàng quang làm việc tốt, những người có dấu hiệu không kiểm soát tiểu tiện nên đi khám, thay đổi lối sống, ăn uống cân bằng khoa học và dùng thuốc để đưa lượng đường huyết về ngưỡng tối ưu, hạn chế các biến chứng nan y do tiểu đường gây ra cho sức khỏe.
Ảnh minh họa.
3. Suy giáp
Suy giáp không điều trị sẽ làm giảm chức năng tuyến giáp, ảnh hưởng trực tiếp đến chuyển hóa và gây ra nhiều biến chứng, trong đó có các loại bệnh về bàng quang. Một trong những dấu hiệu bi bênh bàng quang là đi tiểu nhiều. Hiện tượng suy giáp chỉ là hội chứng thứ 2 của bệnh về bàng quang, hội chứng thư nhất là mệt bã người, tăng cân, da khô và rụng tóc.
Nếu xuất hiện tình trạng suy giáp nên can thiệp ngay để hạn chế bệnh tiểu tiện nhiều.
4. Bệnh tiền liệt tuyến
Tuyến tiền liệt có hình nón nằm ngược bao quanh niệu đạo, đảm nhận vai trò tiểu tiện và sinh sản ở đàn ông, nhưng do tuổi tác tuyến này ngày càng phình to, ép niệu đạo (đường nước tiểu thoát ra) và tạo ra căn bệnh có tên là tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (BPH), thường gặp ở độ tuổi 50, hay còn gọi là ung thư tuyến tiền liệt, ở nhóm trẻ tuổi hơn thì gọi là viêm tuyến tiền liệt.
Dấu hiệu dễ nhận thấy khi mắc bệnh là phải đi tiểu gấp, tiểu xong thường bị rơi rớt, khó đi tiểu, mót tiểu kể cả ban ngày lẫn ban đêm. Nên đi khám sớm và áp dụng phép kiểm tra PSA (phát hiện kháng thể tiền liệt tuyến đặc trưng).
5. Nhiễm trùng đường tiểu mạn tính
Nhiễm trùng đường tiểu mạn tính (Urinary tract infections) hay UTI là căn bệnh viêm nhiễm thường gặp thứ hai trên cơ thể con người, kể cả đàn ông lẫn đàn bà, nhưng thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn.
Dấu hiệu dễ nhận biết như buồn đi tiểu, đi tiểu buốt khó chịu, nước tiểu có màu đỏ, đục và đôi khi rất khai. Xuất hiện cả tình trạng sốt, đau cục bộ và buốt, áp lực cao. Nên đi khám bác sĩ nếu bị bệnh bác sĩ sẽ kê đơn dùng kháng sinh sẽ khỏi trong 1-2 ngày. Nếu vẫn tiếp tục mắc bệnh sẽ phải tăng liều. Những người mắc bệnh UTI lặp đi lặp lại cần khám kỹ để tìm ra nguyên nhân, có thể mắc bệnh tiểu đường hoặc dấu hiệu mang thai.
Phụ nữ mắc bệnh UTI mãn tính nên dùng băng vệ sinh, không nên dùng phương pháp thụt rửa, nên vệ sinh sạch sẽ sau khi đi tiểu tiện, sinh hoạt tình dục, tránh lạm dụng rượu bia, cà phê vì nó làm tăng bệnh cho bàng quang.
6. Tăng cân
Tăng cân đôi khi bị đổ lỗi cho nhiều lý do, nhưng người ta lại không biết rằng nó có liên quan đến sức khỏe bàng quang, bởi hai căn bệnh này lại có mối quan hệ mật thiết. Ví dụ, khi dư thừa trọng lượng, các cơ sàn chậu hông nơi đỡ hệ thống tiết niệu lại phải chịu áp lực quá lớn và lâu ngày bị suy yếu, đặc biệt là cơ tiết niệu, gây ảnh hưởng đến việc tiểu tiện, thậm chí nó bị vô hiệu ngay cả khi không đi tiểu, tạo ra hiện tượng rò rỉ nước tiểu (són tiểu) nhất là khi cười, hắt hơi...Hiện tượng này được chuyên môn gọi là són tiểu stress.
Ngoài ra những người dư thừa trọng lượng, béo phì cũng dễ mắc bệnh tiểu đường, tiểu nhiều trong ngày.
7. Viêm bàng quang kẽ
Viêm bàng quang kẽ hay còn gọi là hội chứng đau bàng quang, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống tình dục của phụ nữ, nguyên nhân đến nay khoa học vẫn chưa biết rõ. Nó đi kèm với hội chứng rôi loạn giấc ngủ, đau nửa đầu, trầm cảm và các chứng đau khác, gây mệt mỏi kinh niên. Dấu hiệu dễ nhận thấy là đi tiểu liên tục, đau vùng chậu hông, tiểu tiện trên 7 lần/ngày. Ngoài ra nó còn gây đau khi có kinh, đau khi hoạt động tình dục, khi sức khỏe cơ thể suy giảm....
Cho đến nay căn bệnh này vẫn chưa có thuốc điều trị và vậy bác sĩ khuyến cáo nên thay đổi lối sống, duy trì cuộc sống khoa học, hạn chế thực phẩm gây kích thích bàng quang như rượu, bia và nhóm thực phẩm cay nóng.
8. Sa bàng quang
Sa bàng quang là căn bệnh thường gặp ở nhóm phụ nữ sau khi sinh, thường xuất hiện do cơ sàn chậu hông và dây chằng đỡ bàng quang bị suy yếu vì stress. Nếu mắc bệnh ho mạn tính như ở nhóm hút thuốc, nâng vật nặng béo phì, mãn kinh thì bệnh tình lại thêm trầm trọng. Hiện tượng thường thấy là đi tiểu liên tục, đi tiểu xong vẫn chưa thấy dễ chịu, đau bộ phận sinh dục, đau âm đạo và đau lưng.
Nếu ở thể nhẹ nên áp dụng liệu pháp luyện tập, ở thể nặng phải dùng liệu pháp thay thế estrogen, thậm chí cả phẫu thuật.
9. Ung thư
Ung thư có thể xuất hiện trong bàng quang, xương chậu thận, niệu đạo. Ung thư tế bào chuyển tiếp của bể thận và niệu đạo là căn bệnh khá phổ biến. Hiện tượng thường thấy của ung thư bàng quang là có máu trong nước tiểu, đau khi đi tiểu, cần đi tiểu gấp nhưng lại không có nước. Phần lớn ở đàn ông, khối u ung thư gây tắc đường nước tiểu và đôi khi đi tiểu không kiểm soát được.
Khi xuất hiện các hiện tượng này cần đi khám bác sĩ và qua các phép thử test đặc biệt bác sĩ sẽ biết được khối u lành tính hay ác tính.
Theo Trí Thức Trẻ
Khắc phục chứng đau thắt lưng Đau thắt lưng là một chứng bệnh của nhiều nguyên nhân khác nhau. Đau thắt lưng gặp chủ yếu ở người trưởng thành và gây không ít phiền toái cho người bệnh cả trong cuộc sống, cả về sức khỏe. Phải xác định được căn nguyên Mọi người đều có thể mắc triệu chứng đau thắt lưng ngay cả khi tuổi còn rất...