8 món ăn bổ dưỡng từ sò huyết chữa bệnh
Các món ăn bổ dưỡng từ sò huyết sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh. Thực tế sò huyết là loại hải sản rất tốt cho sức khỏe, các thành phần dinh dưỡng có tác dụng tăng cường sự dẻo dai, cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Cách chọn và chế biến sò huyết:
Để có những món ăn ngon từ sò huyết, bạn nên lựa chọn những con sò còn sống, không quá to cũng như quá nhỏ. Nếu sò nhỏ quá, khi chế biến bị teo lại, không ngon, ngược lại nếu con lớn quá sẽ dai. Sò huyết khi mua về phải ngâm với nước vo gạo hoặc nước muối ớt pha loãng để sò nhả hết bùn đất, dùng bàn chải cọ sạch lớp vỏ bên ngoài, rửa lại bằng nước sạch và chế biến món ăn.
Khi chế biến sò huyết thì nên đun sôi nước, tắt bếp rồi đổ sò vào, đậy kín vung trong 5 phút là có thể dùng được.
Các món ăn:
Bài 1: Cháo sò huyết, trứng muối: Gạo tẻ ngon 200g, sò huyết tươi 500g, trứng vịt muối 1 quả, gừng, gia vị, hành, hạt tiêu đủ dùng. Sò huyết rửa sạch bùn đất, đun sôi nước rồi thả vào, ngâm 5 phút vớt ra, cạy lấy thịt. Sau đó ướp sò huyết với dầu, hành gia vị. Gạo tẻ thơm nấu nhừ thành cháo. Khi cháo chín cho trứng muối vào khuấy đều, đổ sò huyết vào và nấu sôi là dùng được.
Video đang HOT
Bài 2: Sò huyết xào nui: Nui 100g, sò huyết 100g, cà chua, nấm rơm, hành tây, gia vị đủ dùng. Nui luộc chín tới, ngâm nước lạnh, vớt ra trộn với 1 ít dầu ăn cho nui đỡ dính. Thịt sò huyết sốt cùng với cà chua, tỏi. Hành tây, cà chua, nấm rơm thái nhỏ. Phi thơm tỏi rồi đổ tất cả các thứ trên đun nhỏ lửa, cho thêm nước đến khi hỗn hợp hơi sệt thì cho sò huyết và đảo cùng. Nên ăn món này lúc nóng.
Bài 3: Sò huyết rang me: 1kg sò huyết, 50g me chín, đường, muối, tỏi, gia vị vừa đủ. Sò huyết rửa sạch, để ráo. Cho me vào bát, cho ít nước sôi vào dằm cho me tan hết, vớt bỏ hột, cho ít đường vào và đánh tan. Đặt chảo lên bếp, phi thơm dầu với hành, cho sò vào, đảo đều. Cho hỗn hợp nước me vào, thêm ít nước mắm và ớt đảo đều đến khi nước me sánh lại, nêm lại gia vị vừa ăn, tắt bếp và dùng khi còn nóng. Thịt sò đã hấp, phi hành tỏi, xào to lửa, rồi đổ nước sốt có me vào đun khoảng 5 phút là được.
Bài 4: Sò huyết xào sa tế
Cho sò huyết vào nồi hấp hoặc nướng sơ cho sò mở miệng. Tách đôi sò huyết, bỏ một bên vỏ không chứa thịt. Đặt chảo dầu lên bếp, phi thơm tỏi rồi cho sả bằm, sa tế cùng một ít dầu điều vào, nêm gia vị lại vừa ăn. Cho hỗn hợp đó lên từng con sò, xếp lên vỉ và đem nướng.
Bài 5: Sò huyết nướng tái: Sò huyết nướng tái được nhiều người ưa thích vì vị ngọt thịt của nó.
Sò sau khi rửa sạch, để ráo nước. Đặt vỉ nướng lên bếp than hồng, xếp sò lên trên và bắt đầu nướng. Do sò khi chín không há miệng nên bạn cần ăn thử, nếu sò chín rồi thì gắp ra đĩa, dùng nóng với muối tiêu chanh cùng ít rau răm.
Bài 6: Sò huyết rang muối ớt: Đặt chảo dầu lên bếp, phi thơm tỏi và cho sò huyết vào đảo đều, cho muối ớt pha nước hơi sệt vào rang. Khi hỗn hợp muối ớt khô lại, bám chắc vào vỏ sò thì tắt bếp và thưởng thức.
Bài 7: Gỏi sò huyết: Sò huyết rửa sạch, hấp vừa chín tới. Tách bỏ vỏ lấy phần thịt, cho thịt sò vào trong nước hấp khuấy đều để sạch cát, vớt ra cho vào bát. Hành tím, sả bào mỏng ngâm trong nước đường, ớt sừng thái sợi. Vớt hành tím, sả cho vào bát, thêm ít nước mắm chua ngọt trộn đều với sò, cho ớt vào, nêm lại gia vị vừa ăn, cho ra đĩa, ăn kèm với húng lủi và bánh tráng hoặc bánh phồng.
Bài 8: Cháo sò huyết: Đặt nồi lên bếp, cho gạo vào rang sơ, cho nước vào và nấu đến khi gạo nở bung. Sò huyết tách vỏ, lấy thịt xào sơ với tỏi. Cho hỗn hợp đã xào vào trong nồi cháo, nêm gia vị vừa ăn và tắt bếp. Múc cháo ra bát, cho thêm một ít hành ngò, tiêu bột và thưởng thức.
Theo VNE
Suy giãn tĩnh mạch - Bệnh mà không biết!.
Suy giãn tĩnh mach là khái niệm khá mới mẻ, tuy nhiên tỷ lệ người suy giãn tĩnh mạch ngày càng tăng cao, đa số bệnh nhân không biết mình mắc bệnh không điều trị kịp thời nên bệnh thường tiến triển nặng, khó chữa, gây khó chịu, ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống...
Biểu hiện của triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân thường thấy là: Có những đường vằn mạch máu nhỏ hay những đường gân xanh nổi trên da. đau nhức chân, nóng chân sưng đỏ và rất đau, các tĩnh mạch nổi rõ, nặng chân, phù chân, mỏi chân, chuột rút ban đêm .
Vậy suy giãn tĩnh mạch là gì? Là một thuật ngữ chỉ sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh. Gây ra các triệu chứng đau nhức chân, mỏi chân, phù nhẹ, máu thoát ra ngoài gây phù chân. Nặng hơn có thể thấy các búi tĩnh mạch trương phồng nổi rõ trên da, các mảng bầm máu trên da. Dẫn đến khó chịu, đau đớn, mất thẩm mỹ, cản trở sinh hoạt...Biến chứng nặng nề nhất là sự hình thành các cục máu đông trong lòng tĩnh mạch dẫn đến tắc mạch máu tại chỗ, nhất là tắc mạch phổi gây tử vong.
Nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao là người phải đứng hoặc ngồi làm việc quá lâu, nhân viên văn phòng, người lao động trí óc, người lao động nặng... Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn nam giới do ảnh hưởng của nội tiết tác động nên tĩnh mạch. Những người có thói quen hút thuốc, ít vận động, ăn uống thiếu dưỡng chất, người béo phì, cao huyết áp, béo bụng, người bị vôi hoá tĩnh mạch...
Qua khảo sát và nghiên cứu các triệu chứng về bệnh suy giãn tĩnh mạch, các nhà khoa học đã cho ra đời sản phẩm Tĩnh Mạch Khang - sản phẩm được chiết xuất 100% từ thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên giúp hành huyết, tan ứ, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng độ bền tĩnh mạch, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị chứng suy giãn tĩnh mạch, tê nhức chân..
Theo VNE
Dấu hiệu "bên ngoài" cảnh báo vùng kín nhiễm nấm Các bạn có thể tự mình nhận biết được căn bệnh vùng kín này đấy! Nấm vùng kín và những điều chưa biết Nấm vùng kín là một chứng bệnh rất dễ mắc phải, nhất là ở nữ giới. Theo thống kê của các bác sĩ chuyên khoa, có tới 70% các bạn nữ từng mắc phải chứng bệnh này ít nhất một...