8 loại thực phẩm giàu chất béo có lợi cho sức khỏe
Nhiều người cho rằng các thực phẩm giàu chất béo đều không tốt. Tuy nhiên, bơ, chocolate đen, hạnh nhân hay cá béo lại rất có lợi cho sức khỏe.
Quả bơ: Theo tạp chí Medical News Today, 1/2 quả bơ chứa 10 g chất béo không bão hòa đơn và 2 g chất béo không bão hòa đa. Nó giàu axit oleic, loại chất béo không bão hòa đơn, có tác dụng chống viêm và hỗ trợ ngăn ngừa ung thư. Ngoài ra, bơ cũng chứa gần 20 loại vitamin, khoáng chất và dinh dưỡng thực vật có lợi khác nhau bao gồm vitamin E, axit folic, chất xơ… Ảnh: Nbcnews.
Chocolate đen: Với gần 3,5 g chất béo không bão hòa đơn lành mạnh, chocolate đen là thực phẩm có lợi cho trái tim khỏe mạnh. Nghiên cứu của Đại học bang Louisiana (Mỹ) phát hiện khi bạn ăn chocolate đen, các vi sinh vật tốt cho đường ruột như bifidobacterium và vi khuẩn axit lactic cũng sẽ tiêu thụ nó. Chúng phát triển và lên men, tạo ra các hợp chất chống viêm, bảo vệ sức khỏe tim mạch. Ảnh: Healthline.
Dầu dừa: Theo tạp chí Health, loại chất béo bão hòa chính trong dầu dừa là axit lauric. Nó có đặc tính chống viêm và ngăn ngừa vi khuẩn. Lượng chất béo bão hòa khác trong dầu dừa cũng được sử dụng như nguồn năng lượng chính cho cơ thể. Ảnh: Timeofindia.
Hạt hướng dương: Đây là thực phẩm dinh dưỡng với nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe như chất béo, protein, chất xơ… Hạt hướng dương chứa hơn 90% là chất béo không bão hòa. Vì vậy, nó là lựa chọn hoàn hảo cho những người có nồng độ cholesterol hoặc triglycerides cao. Ảnh: Ndtv.
Cá béo: Thực phẩm này rất giàu chất béo không bão hòa và axit béo omega-3, đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của tim, não bộ. Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo mọi người nên ăn cá béo 2 lần/tuần. Các loại cá béo bao gồm cá trích, cá thu, cá hồi, cá mòi, cá ngừ tươi. Ảnh: Webmd.
Hạt lanh: Không chỉ chứa lượng lớn axit béo omega-3, hạt lanh còn cung cấp nguồn chất xơ có lợi cho sức khỏe. Hai thìa cà phê hạt lanh chứa gần 9 g chất béo không bão hòa và 5,6 g chất xơ. Những dưỡng chất này có thể làm tăng cảm giác no và giảm lượng cholesterol trong cơ thể. Ảnh: Medicalnewstoday.
Hạnh nhân: Một ounce (31 g) hạnh nhân chứa 9 g chất béo không bão hòa đơn và 3,5 g chất béo không bão hòa đa. Vì thế, hạnh nhân có tác dụng cân bằng lượng cholesterol trong cơ thể, hỗ trợ khả năng vận động của tim. Ngoài ra, loại hạt này còn giàu vitamin E, magiê, mangan, chất xơ… Ảnh: Pinterest.
Sữa chua: Thực phẩm này chứa vi khuẩn tốt probiotic, hỗ trợ chức năng đường ruột. Thường xuyên ăn sữa chua có thể ngăn ngừa tăng cân, giảm béo phì và cải thiện sức khỏe tim mạch. Nghiên cứu năm 2016 cho thấy phụ nữ ăn nhiều hơn 5 cốc sữa chua mỗi tuần có thể giảm 20% nguy cơ huyết áp cao. Bạn nên chọn sữa chua tự nhiên hoặc sữa chua Hy Lạp, tránh các loại có đường. Ảnh: Huffpost.
Những thực phẩm bổ sung sắt cho người thiếu máu
Thiếu sắt trong máu gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe ít người ngờ đến. Những thực phẩm bổ sung sắt được đề cập trong bài viết này sẽ giúp các bạn bổ sung được nguồn dinh dưỡng bị thiếu hụt, cải thiện sức khỏe tốt hơn.
Sắt là chất vô cùng phổ biến trong đời sống của con người nói chung và vô cùng quan trọng đối với cơ thể người nói riêng. Nó là một nguyên tố vi lượng, rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể và quá trình trao đổi chất ở người. Một số chức năng quan trọng của sắt bao gồm:
- Sắt góp phần tham gia vào sự hình thành Hemoglobin - các tế bào hồng cầu trong máu để giúp cho quá trình vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể.
- Sắt giúp tạo nên Myoglobin nhằm dự trữ oxy cho các cơ.
- Sắt cũng tham gia vào sự hình thành và cấu tạo của nhiều loại enzyme trong cơ thể.
- Sắt giúp hình thành hệ thống hệ miễn dịch của cơ thể, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.
- Sắt góp phần phát triển, tăng cường trí não ở trẻ em.
Sắt có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe (tổng hợp Hemoglobin)
Video đang HOT
12 Loại thực phẩm bổ sung sắt cho cơ thể
1. Socola đen
Chúng ta vẫn biết đến sô cô la là loại đồ ăn ngọt rất hấp dẫn và dễ tăng cân nhưng không phải ai cũng biết đây cũng là loại thực phẩm rất tốt cho máu. Các nghiên cứu cho thấy cứ 100gr sôcôla thì có 17mg sắt rất tốt cho việc tăng lượng hồng cầu cho máu. Do đó đây là thực phẩm bổ sung sắt không nên bỏ qua. Mỗi ngày bạn chỉ nên sử dụng từ 1-2 thanh socola đen cỡ nhỏ.
Socola đen là thực phẩm tốt cho người thiếu máu
2. Gan
Gan lợn chứa lượng vitamin dồi dào , trong 100g gan lợn có chứa 21,3g protein, 25mg sắt, 8.700mcg vitamin A ngoài ra còn có vitamin B, D, axid folic, nicotilic và lượng đạm vô cùng lớn. Do đó, gan lợn là món ăn rất bổ dưỡng.. Đây là một nguồn thực phẩm bổ sung sắt vô cùng dồi dào cho cơ thể mà ít người ngờ đến. Bạn nên tiêu thụ các loại gan chứa hàm lượng dưỡng chất tốt nhất như là gan gà, ngỗng, lợn hoặc bò. Tuy nhiên ăn nhiều nội tạng động vật không hề tốt, cho nên chỉ nên ăn từ 1-2 bữa/tuần.
Gan là thực phẩm chứa nhiều sắt hơn bạn nghĩ
3. Thịt đỏ
Thịt đỏ gồm Các loại thịt bò, thịt cừu, thịt heo và thịt bê ngoài ra còn có thịt ngựa, thịt trâu. Trong thịt đỏ rất giàu loại sắt heme và rất nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra thịt đỏ còn rất giàu protein, các vitamin C, vitamin B12, acid folic, giúp cơ thể hấp thụ được sắt tốt hơn mà không lo bị đào thải. Bạn có thể bổ sung thịt đỏ hàng ngày mà không lo cơ thể không hấp thụ được.
Bổ sung thịt đỏ thường xuyên sẽ cung cấp dồi dào sắt cho cơ thể
4. Các loại cá, thủy sản
Cá, thủy sản: bao gồm cua biển, tôm, cá thu, trai, hàu, cá mòi, cá cơm là nguồn thực phẩm bổ sung sắt vô cùng có lợi đối với cơ thể. Cá cũng là loại thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày do nó cung cấp hàm lượng chất béo Omega-3 cực kỳ tốt đối với sức khỏe. Do đó bạn nên ăn cá tối thiểu 2 lần/tuần để cung cấp đầy đủ sắt và dưỡng chất cho cơ thể.
Thịt cá ngừ, cá hồi chứa lượng sắt lớn tốt cho cơ thể
5. Đậu hũ
Đậu hũ hay đậu phụ là thực phẩm bổ sung sắt được tạo nên từ đậu nành, kể cả đối với những người thích ăn các món chay. Chỉ với vài bìa đậu phụ hoặc bạn có thể uống một cốc sữa đậu nành đã cung cấp cho cơ thể tới hơn 3,5mg sắt rồi. Theo như khuyến nghị từ chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày chỉ nên ăn từ 200-250g đậu phụ sẽ đảm bảo sức khỏe cho cơ thể.
Đậu phụ là loại thực phẩm giàu sắt không nên bỏ qua
6. Củ cải đường
Củ cải đường được biết đến là loại thực phẩm bổ sung sắt có hiệu quả cao trong việc chống lại quá trình thiếu máu. Loại rau này có chứa hàm lượng sắt khá cao trong các loại thực vật (100g củ cải đường chứa khoảng 4% lượng sắt cơ thể cần hàng ngày). Góp phần tham gia vào quá trình tái tạo và kích hoạt các tế bào hồng cầu. Khi này, các tế bào hồng cầu sẽ vận chuyển dưỡng chất và oxy nhiều hơn cho cơ thể.
Củ cải đường bổ sung dưỡng chất và sắt cho cơ thể
7. Hàu
Hàu là thực phẩm bổ sung sắt dồi dào cho cơ thể. Chỉ cần dùng khoảng 10-12 con hàu là bạn đã cung cấp cho cơ thể tới 10-12 mg chất sắt. Đặc biệt đó là lượng calo mà bạn hấp thụ khi ăn hàu thấp hơn nhiều so với các loại thịt cho nên bạn sẽ không cần phải lo ngại vấn đề tăng cân nhanh. Ngoài ra hàu là thực phẩm rất tốt cho sinh lý của cả nam và nữ. Tuy nhiên mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 4-5 con hàu để cơ thể hấp thụ dưỡng chất dễ dàng và tốt nhất.
Hàu không chỉ tốt cho nam và nữ, nó còn là thực phẩm giàu sắt
8. Hạt bí ngô
Trong 100g hạt bí ngô đã chứa đến 8,02mg sắt, chiếm đến 62% nhu cầu sắt mà cơ thể cần mỗi ngày. Do đó đây là loại thực phẩm bổ sung sắt hoàn hảo dành cho người bị thiếu máu. Bên cạnh đó, hạt bí ngô còn chứa các vitamin và khoáng chất thiếu yếu giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
Hạt bí ẩn chứa lượng sắt vô cùng lớn mà cơ thể cần
9. Khoai tây
Khoai tây là loại thực phẩm quen thuộc xuất hiện phổ biến trong các bữa ăn ngày nay. Nhiều người nghĩ rằng khoai tây chỉ giàu tinh bột chứ không chứa sắt. Nhưng thực tế cứ 100g khoai tây lại có khoảng 0,8mg sắt, do đó đây cũng là loại thực phẩm bổ sung sắt bạn nên sử dụng hàng ngày.
Khoai tây là thực phẩm quen thuộc nên ăn hàng ngày
10. Lòng đỏ trứng
Trứng là nguồn cung cấp dinh dưỡng không thể thiếu đối với sức khỏe con người. Trong khi lòng trắng rất giàu protein và canxi cung cấp cho cơ thể, thì lòng đỏ trứng lại là nguồn thực phẩm bổ sung sắt, vitamin và các khoáng chất cần thiết. Theo như thống kê, trong 100g lòng đỏ trứng thì chứa trung bình khoảng 2,7mg sắt. Một tuần chỉ nên bổ sung từ 3-4 quả trứng cho cơ thể.
Lòng đỏ trứng là thực phẩm giàu sắt nên bổ sung khi thiếu máu
11. Bông cải xanh
Không chỉ là loại thực phẩm bổ sung sắt với 100g bông cải chứa khoảng 0,78mg sắt. Bông cải xanh còn chứa nhiều vitamin K, folate và các dưỡng chất quan trọng trong sự phát triển của cơ thể. Ngoài ra hàm lượng chất xơ cao trong bông cải xanh sẽ giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.
Bông cải xanh giàu folate, vitamin K và sắt mà cơ thể cần
12. Cà chua
Tương tự như bông cải xanh, cà chua rất giàu vitamin K, vitamin C, vitamin E các khoáng chất giúp cơ thể khỏe mạnh, không bị mắc bệnh. Cứ 100g cà chua chứa đến 1,1mg sắt cho cơ thể, là nguồn thực phẩm bổ sung sắt cần thiết khác mà bạn nên bổ sung mỗi ngày. Đặc biệt, cà chua có tác dụng cao trong cải thiện sức khỏe làn da, mái tóc, ngăn ngừa sự lão hóa của cơ thể hiệu quả.
Cà chua giàu chất chống oxy hóa và bổ sung sắt cho cơ thể
Người thiếu máu, thiếu sắt không nên ăn gì?
Bên cạnh những thực phẩm giúp bổ sung chất sắt cho cơ thể, có những thực phẩm nếu ăn phải sẽ làm cản trở việc hấp thụ sắt, từ đó tình trạng thiếu máu sẽ diễn ra mà khó khắc phục được. Những nhóm thực phẩm sau đây người bị thiếu sắt không nên ăn:
1. Nhóm thực phẩm chứa gốc oxalate
Gốc oxalate trong thực phẩm sẽ khiến cản trở quá trình hấp thụ sắt trong cơ thể, làm tăng axit uric trong máu gây ra tình trạng gout. Những loại thực phẩm sau chứa gốc oxalate nên tránh ăn phải khi bị thiếu sắt:
- Rau dền
- Đậu phộng
- Khế
- Rau mùi tây
- Hồ tiêu...
2. Nhóm thực phẩm chứa nhiều canxi
Canxi là chất cũng có khả năng cản trở cơ thể hấp thụ sắt, làm lượng sắt trong cơ thể giảm dần theo thời gian. Vậy nên những thực phẩm giàu canxi sau đây bạn cần tránh khi bị thiếu máu:
- Ngũ cốc
- Các loại rau họ cải có màu xanh đậm
- Một số loại cá như cá mòi, cá nục
- Hải sản giàu canxi như mực, tôm, cua,..
- Một số sản phẩm từ sữa như phô mai, bơ,...
3. Nhóm thực phẩm chứa chất tanin
Tanin khi hấp thụ vào cơ thể sẽ kết hợp với sắt trong máu tạo nên loại muối khó hòa tan tích tụ lại trong các cơ quan, từ đó gây ra các vấn đề về tim mạch hoặc huyết áp. Những thực phẩm chứa chất tanin các bạn cần tránh ăn bao gồm:
- Cà phê
- Các loại trà xanh
- Nho
- Ngô
- Một số loại quả có vị chát như hồng xiêm, chuối xanh, ổi,...
4. Nhóm thực phẩm chứa gốc gluten
Gluten khi đi vào cơ thể sẽ tích tụ ở dạ dày, nếu số lượng quá nhiều có thể gây ra tình trạng viêm loét dạ dày, hoại tử thành ruột. Ngoài ra gluten cũng góp phần gây cản trở hấp thụ sắt trong cơ thể của những người bị bệnh thiếu máu, thiếu sắt. Những thực phẩm chứa gốc gluten sau mà bạn nên tránh:
- Yến mạch
- Lúa mì
- Lúa mạch, lúa mạch đen
- Mì sợi, mì ống...
Trước khi 'yêu', nên ăn gì cho tốt? Bạn có biết, trước khi 'lâm trận' cần bổ sung những thực phẩm gì để 'chuyện ấy' được thăng hoa. Nên ăn hàu, cá béo, rau bó xôi, dưa hấu, bơ, lựu... trước khi làm 'chuyện ấy' - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Sau đây là những thực phẩm tốt trước khi làm 'chuyện ấy', theo WebMD. 1. Hàu Đương nhiên rồi, chắc chắn...