8 Loại sản phẩm làn da cần nói không
Khi nhu cầu làm đẹp của nữ giới càng tăng cao thì trên thị trường cũng xuất hiện hàng loạt mỹ phẩm làm đẹp. Trước vô vàn loại sản phẩm như thế bạn có biết đâu là sự lựa chọn hợp lý cho riêng mình và đâu là thứ bạn cần nói không. Dưới đây là 8 loại sản phẩm mà làn da của bạn cần từ chối ngay từ ban đầu
Thực tế, có một vài thành phần khá phổ biến được sử dụng trong các sản phẩm về sức khỏe và mỹ phẩm chỉ vì mục đích lợi nhuận. Bạn hãy giữ an toàn cho chính bản thân mình bằng cách cân nhắc thận trọng, thậm chí tránh càng xa càng tốt 8 loại sản phẩm dưới đây.
Đồ dùng gia đình và các chất tẩy rửa chắc chắn là những sản phẩm bạn không nên để dính lên da. Chất tẩy rửa đều có chứa các thành phần có thể gây kích ứng da, bỏng da, và thậm chí có thể gây hại cho hệ hô hấp của bạn.
Nhưng trên thực tế, chúng ta thường xuyên để chúng tiếp xúc với bàn tay hoặc cánh tay.
Nhà tư vấn dinh dưỡng cho ngôi sao Kimberly Snyder khuyến cáo rằng chỉ nên sử dụng chất tẩy rửa tự nhiên hoặc có thành phần hữu cơ để tránh những phản ứng có thể có của cơ thể.
Sodium Lauryl Sulfate (SLS) và Sodium Laureth Sulfate (SLES) là hai sun-fat thường được tìm thấy trong các sản phẩm chăm sóc tóc và vệ sinh cơ thể, dù hai chất này được khuyến cáo là không nên để tiếp xúc với da. Cùng với một số hóa chất khác, SLS và SLES có thể gây lão hóa sớm và dẫn đến bệnh ung thư.
Video đang HOT
Isopropyl có thể được tìm thấy trong xà phòng kháng khuẩn và các loại dầu gội đầu. Chất hóa học này được sử dụng khá phổ biến nhưng đó là thành phần chính tạo nên chất chống đông. Cồn isopropyl làm giảm khả năng kháng khuẩn tự nhiên của làn da bạn. Thậm chí còn nguy hiểm hơn khi nó có thể hoạt động như một chất xúc tác cho các hóa chất khác dễ dàng xâm nhập vào làn da bạn.
Nước hoa, chất khử mùi và keo xịt tóc chính là “kẻ đồng phạm” của hóa chất này. Các nhà sản xuất đã kết hợp loại hóa chất dùng cho công nghiệp này với mỹ phẩm vì lợi ích của họ. Theo nhiều nghiên cứu, Phthalates có thể gây ra hiện tượng dậy thì sớm, giảm lượng tinh trùng và kích ứng da cho các vật thí nghiệm.
Dầu khoáng là một thành phần khá phổ biến trong các sản phẩm trang điểm nhưng bạn lại không nên để chúng tiếp xúc với da. Thường thấy trong kem dưỡng ẩm, chất tẩy rửa và các sản phẩm chăm sóc em bé, hóa chất được chiết suất từ dầu thô này có thể gây ra các vấn đề ở bề mặt da khi bạn nhìn bằng mắt. Tuy nhiên nó lại ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bạn và có thể dẫn đến táo bón. Thành phần này không quá nguy hiểm như các hóa chất khác nhưng bạn vẫn nên thận trọng khi sử dụng chúng.
Nếu bạn đang băn khoăn về những thứ không nên bôi lên da, hãy cho Formaldehyde vào danh sách. Thành phần này có trong sơn móng tay, sữa tắm và dầu gội đầu. Formaldehyde là một trong ba thành phần lớn tạo nên sơn móng tay. Chiến dịch tuyên truyền cho “Mỹ phẩm An toàn” tuyên bố rằng Formaldehyde có thể hấp thụ qua da và gây kích ứng da, thậm chí dẫn đến ung thư.
Công ty Mỹ phẩm hữu cơ Sophyto đã dùng những lời nghiệt ngã cho những thành phần không nên bôi lên da. Acetone không chỉ là chất rửa sơn móng tay bình thường mà các mỹ phẩm điều trị mụn trứng cá, tẩy da chết, chất dưỡng ẩm đều chứa thành phần có hại này. Theo Sophyto, acetone có thể gây tổn hại cho não và được kết luận có khả năng gây ung thư cũng như làm nhiễm độc cơ thể. Nó cũng được biết đến như tác nhân làm khô da.
Hóa chất này có thể tìm thấy trong tất cả mọi thứ từ dầu gội đầu, thuốc nhuộm tóc, gel cạo râu đến kem dưỡng da. Nhóm công tác môi trường đã xác định được hơn 1000 loại sản phẩm làm đẹp thông thường có chứa chất này liên kết với các immunotoxicity để gây nên các vấn đề về phát triển cơ thể và nhiễm độc thần kinh.
Theo Dep
Tìm thấy chất độc trong áo ngực Trung Quốc
Viện Hóa học (Viện Khoa học - Công nghệ) công bố tìm thấy chất độc có nguy cơ gây ung thư qua phân tích các mẫu áo ngực Trung Quốc hiện đang có bán trên thị trường.
Viện Hóa học vừa công bố kết quả phân tích định lượng PAH trong các mẫu áo ngực Trung Quốc. TS Vũ Đức Lợi, Phó Viện trưởng Viện Hóa học, cho biết, Viện đã phân tích các mẫu áo ngực có nhãn hiệu Mengneroi, Qiuaziwanli và Magneric (Trung Quốc) với loại màu đỏ, đen, hồng, trắng và tím.
Theo chuyên gia, các mẫu áo ngực này bên trong đều có túi nhựa chứa dung dịch màu trong suốt và ba viên chất rắn màu trắng. Phân tích thành phần của 3 viên chất rắn này cho thất đó là loại nhựa tổng hợp polystyren (trên thị trường thường gọi là nhựa PS được tạo thành từ phản ứng trùng hợp styerene). Còn thành phần dung dịch có màu trong suốt được xác định là dầu khoáng, một loại dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ.
Một trong những mẫu áo ngực TQ mà Viện Hóa học đã xét nghiệm
Tuy nhiên, đáng ngại là các nhà khoa học đã phát hiện ra 2 chất trong nhóm Polycyclic aromantic hydrocarbon (PAH) là Anthracene (C14H10) và Pyrence (C16H10). Trong đó, hàm lượng Pyrence trong dung dịch dầu khoáng từ 0,140 đến 0,192 mg/kg. Hàm lượng Anthrancene trong dung dịch dầu khoáng từ 0,068 đến 0,082 mg/kg. PAH có nguy cơ gây ung thư...
"Đáng tiếc là Việt Nam chưa có tiêu chuẩn hàm lượng PAH trong dầu khoáng nên không thể biết được mức độ độc hại đến đâu. Cơ quan chức năng cần vào cuộc nhanh chóng để đưa ra tiêu chuẩn an toàn, nếu không chuyện những chiếc áo ngực chứa thành phần chất độc sẽ dần rơi vào lãng quên" - ông Lợi lo ngại.
Trong các mẫu áo ngực đều có túi nhựa chứa dầu khoáng có chứa thành phần chất độc gây nguy cơ ung thư.
Trước đó, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội công bố kết quả kiểm nghiệm áo ngực Trung Quốc do Viện Khoa học hình sự tiến hành xét nghiệm. Cụ thể, Chi cục đã lấy 4 mẫu áo lót của Trung Quốc tại các gian hàng ở chợ Đồng Xuân và phố Hàng Đào qua phân tích cho kết luận, các hạt tròn màu trắng trong các túi dung dịch không màu, trong suốt trên 4 áo lót nữ này là nhựa PS (Polystyrene Composit), không ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Dung dịch không màu, không mùi trong các túi polyme dẻo trong các mẫu phân tích là dầu khoáng (Mineral seal Oil), có tỷ trọng 0,84, không tìm thấy các chất độc và các chất có hại với sức khỏe con người.
Giám định 4 chiếc áo lót khác mang nhãn mác Trung Quốc và chữ Mengnaeroi cho thấy, có 4 vị trí có chất keo dính được dán phủ miếng polyetylen. Kết quả đây là miếng silicon, dùng dán ngoài, không độc với người. Tuy nhiên nếu lạm dụng thường xuyên trong thời gian dài sẽ gây bí, không thoát nước, có thể làm viêm lỗ chân lông, ngứa và viêm da.
Theo TS Lợi, trên thực tế không chỉ chất lạ trong túi áo ngực có thể gây nguy hiểm đến người dùng nếu túi chứa bị vỡ mà điều quan trọng là có những thứ độc hại hơn như vải, đệm mút xốp. Tất cả những mẫu áo ngực được kiểm nghiệm đều có màu sắc sặc sỡ, mỗi loại được may bằng loại vải, mút khác nhau. Dung dịch trong túi áo ngực chỉ nguy hiểm nếu bị vỡ ra, còn các loại vải, mút xốp tiếp xúc trực tiếp với da nên nếu có độc sẽ còn nguy hại hơn rất nhiều.
Trong khi đó, trên thị trường khắp các chợ lớn nhỏ, cửa hàng thời trang, trên vỉa hè... đều đang bày bán rất nhiều loại áo ngực có xuất xứ từ Trung Quốc. Mặt hàng này có ưu điểm giá rẻ, mẫu mã phong phú, đa dạng, màu sắc bắt mắt nên được lòng người tiêu dùng.
Theo Dantri
Áo ngực TQ: Chất độc chưa chắc gây hại Theo nhận định của các chuyên gia, để biết được chất lạ có ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng không cần kiểm tra chất lượng bao bì chứa các dung dịch cũng như chất có trong hợp chất PAH. Cần có kiểm nghiệm về bao bì PGS.TS Đỗ Quang Huy, Khoa Môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội,...