8 cách ăn uống theo người cổ đại để sống khỏe
Người xưa nấu trong nồi đất, ăn bằng tay, bữa sáng khi mặt trời vừa mọc và bữa tối lúc mặt trời vừa lặn.
Theo Recipes.timesofindia, những năm 1500 trước công nguyên, vùng đất Trung Á bạt ngàn đồng cỏ chăn nuôi gia súc. Các loại thực phẩm lấy từ vùng đồng cỏ này tác động tích cực tới sức khỏe con người. Ngoài việc tiêu thụ thực phẩm sạch lành mạnh, người cổ đại chú trọng đến từng thói quen nhỏ khi ăn, như không bao giờ hoạt động khi dạ dày trống rỗng, không nói chuyện trong khi ăn, không dùng chung đũa…
Ngồi trên sàn trong khi ăn
Thời đại không có bàn ăn, mọi người ngồi trên sàn trong khi ăn uống. Theo các chuyên gia, ngồi trên sàn chéo chân trong khi ăn như ở Ấn Độ là một tư thế yoga, gọi là Sukhasan. Tư thế này được cho là giúp xoa bóp các cơ bụng, tăng lưu thông máu ở phần dưới cơ thể và tăng tính linh hoạt.
Ngồi trên sàn ăn là một tư thế yoga, giúp xoa bóp các cơ bụng. Ảnh: Recipes.timesofindia
Ăn sáng vào sáng sớm
Bữa sáng La Mã gọi là “jentaculum”, được ăn ngay sau khi mặt trời mọc. Người La Mã xưa xem đây là thời điểm tốt để thưởng thức những món ăn bổ dưỡng. Nhà dinh dưỡng Rujuta Diwekar khuyên: “Ăn trong vòng 15 phút sau khi thức dậy, nếu bạn muốn giảm cân”. Hoãn hoặc bỏ bữa sáng không chỉ làm bạn đói trong giờ ăn trưa mà còn làm giảm sự trao đổi chất trong cơ thể.
Không dùng chung đồ dùng cá nhân khi ăn
Chia sẻ đồ uống từ ly, thức ăn trong cùng một đĩa hoặc cùng nhau cắn một lát bánh có vẻ khá bình thường đối với nhiều người. Tuy nhiên đây là một điều cấm kỵ ở Ấn Độ cổ đại, kể cả ngày nay. Việc tiếp xúc chung những vật dụng ăn uống, ở miền Bắc Ấn Độ được coi là cực kỳ không hợp vệ sinh.
Không nói chuyện trong khi ăn
Bạn cho rằng im lặng trong bữa ăn là điều mất lịch sự? Thực tế người thời cổ đại quan niệm trò chuyện trong bữa ăn sẽ khiến bị nghẹn hoặc nuốt thức ăn mà không nhai kỹ. Ngày nay các nhà khoa học và bác sĩ dinh dưỡng đã chứng minh được bạn nhai thức ăn kỹ sẽ giúp tiêu hóa tốt hơn.
Nấu ăn trong đồ dùng bằng đất
Nấu ăn trong các chậu đất sét giúp bổ sung canxi, phốt pho, sắt, magiê, lưu huỳnh và một số khoáng chất khác vào thực phẩm. Ảnh: Recipes.timesofindia
Tổ tiên của chúng ta phải nấu thức ăn trong đất nung vì thời đó chưa có nhựa, thép và nhôm. Đó không phải là lý do duy nhất. Nấu ăn trong các chậu đất sét, thực phẩm sẽ hấp thụ các khoáng chất như canxi, phốt pho, sắt, magiê, lưu huỳnh… từ đất sét.
Đất sét cũng có tính kiềm tự nhiên. Kiềm trộn đều với thực phẩm có tính axit sẽ giúp cân bằng độ PH, phòng ngừa các bệnh chết người như ung thư.
Luôn ăn thực phẩm tươi
Thời cổ đại không có phương tiện để bảo quản thức ăn và thực phẩm đông lạnh, con người thường ăn thực phẩm tươi nên mắc ít bệnh tật. Trong khi đó ngày nay, do cuộc sống bận rộn nên hầu hết mọi người chuẩn bị thức ăn từ trước để ăn trong ngày hoặc dùng thực phẩm chế biến sẵn.
Bữa tối sớm
Ở Rome cổ, bữa tối được coi là bữa ăn chính trong ngày, ăn vào buổi chiều muộn khi mặt trời bắt đầu lặn. Lý do, con người cần có nhiều thời gian để nghỉ ngơi trước khi ngủ. Ăn muộn ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ.
Ăn bằng tay
Người cổ đại cho rằng ăn bằng tay không phải thô lỗ mà là thói quen cực kỳ có lợi cho sức khỏe. Khi chúng ta cho thức ăn vào miệng qua năm ngón tay tạo thành tư thế yoga, kích hoạt các cơ quan cảm giác giữ năng lượng cân bằng. Nó cũng cải thiện hệ tiêu hóa, bởi khi bàn tay chạm vào thức ăn, não sẽ gửi tín hiệu đến cơ thể giải phóng các dịch tiêu hóa. Đây cũng là lý do khiến thức ăn có vị ngon hơn.
Người cổ đại ăn bằng tay nên rửa sạch tay trước và sau bữa ăn. Ảnh: Hsaba
Theo nhà dinh dưỡng Luke Coutinho, ăn bằng ngón tay giúp tâm trí kết nối với thức ăn tốt hơn. Người Ấn Độ có truyền thống ăn bằng tay. Họ cho rằng đây là cách thưởng thức món ăn thú vị và giúp hấp thụ nhiều dinh dưỡng.
Thúy Quỳnh
Theo Vnexpress
Muôn kiểu tập thể dục của người Hà Nội ven Hồ Tây
5h sáng, con đường ven hồ Tây nhộn nhịp người già trẻ tập thể dục.
Ven Hồ Tây phía đường Vệ Hồ, sáng sớm hàng trăm người chia thành các nhóm nhỏ tập thể dục. Khu bãi cỏ rộng chừng vài trăm mét vuông được các bà, các chị tận dụng để tập dưỡng sinh. Tiếng nhạc phát ra từ một chiếc loa cắm USB đặt cạnh. Bác Nguyễn Thị Hoan (60 tuổi) cho biết sáng nào bác cũng ra đây tập một tiếng đồng hồ. "Tập dưỡng sinh là những động tác thể dục liên hoàn kèm hít thở để rèn luyện hệ hô hấp và tăng chức năng hệ tuần hoàn", bác Hoan nói. Nhờ tập dưỡng sinh mỗi sáng, cơ thể bác Hoan bớt đau mỏi, tinh thần thoải mái. Nhiều vị khách hiếu kỳ cũng có thể ngẫu hứng tham gia các nhóm tập.
Người đàn ông này sáng nào cũng chạy bộ đường dài dọc đường ven hồ. Không gian trong lành và thoáng đãng. "Chạy bộ có rất nhiều hình thức như chạy địa hình, chạy đường dài... Muốn mang lại lợi ích sức khỏe thì phải chạy thường xuyên. Đó là lý do mà sáng nào mình cũng ra hồ Tây chạy bộ", anh chia sẻ.
Ba người đàn ông trung niên sáng nào cũng rủ nhau đạp xe quanh hồ, vừa tập thể dục vừa ngắm cảnh. Đạp xe giúp các cơ chân, khớp gối được linh hoạt, ngồi một chỗ sẽ ì ạch. Trong khi đạp xe, tim đập nhanh hơn bình thường cũng là cách để tim khỏe hơn.
Các nghiên cứu đã chứng minh đạp xe mỗi ngày hơn 30 phút sẽ giảm 40% nguy cơ bệnh tiểu đường, đốt cháy calo và làm tinh thần thoải mái.
Nhóm chơi đá cầu cũng rèn luyện mỗi sáng sau khi đạp xe xong. Đá cầu giúp rèn luyện cơ bắp, các khớp chân được linh hoạt. Đây cũng là trò chơi giúp tăng chiều cao nên được nhiều bạn trẻ tuổi 13-15 tham gia.
Người đàn ông sau khi hoàn tất các vòng chạy bộ quanh hồ thì tập chống đẩy.
Hai cụ ông, cụ bà này đã ngoài 70 tuổi, hàng ngày cùng ra bờ hồ tập trên những chiếc máy tập thể dục công cộng. Những dụng cụ xoay eo, đạp xe... giúp xương cơ khỏe khoắn và linh hoạt.
Ông Phạm Phong 82 tuổi (Đội Cấn, Ba Đình) mỗi sáng đều đạp xe từ nhà ra hồ Tây luyện xà đu 2 tiếng đồng hồ, sau đó trò chuyện với các cụ ông cụ bà xung quanh mình. Môn tập này giúp cụ giảm đau xương khớp và thoát vị đĩa đệm, tinh thần thoải mái, ăn ngon ngủ ngon hơn.
Nghỉ ngơi sau khi tập, các cụ già ngồi thư thái ở ghế đá đọc sách, chuyện trò chia sẻ những câu chuyện tuổi già.
Buổi sáng nhộn nhịp tập thể dục ven Hồ Tây.
Thúy Quỳnh
Ảnh và Video: Đình Tùng
Theo Vnexpress
Trầm cảm sau sinh, BS ám ảnh câu chuyện 2 mẹ con quấn dây điện tự tử Những trường hợp trầm cảm sau sinh thường có suy nghĩ không muốn bố mẹ, con cái khổ nên thường tự tử cùng hoặc sát hại người thân trước khi tự sát. Nghi án chị Trần Phương T. (25 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) bồng con gái 7 tháng tuổi nhảy sông Hồng tự tử khiến nhiều người không khỏi bàng hoàng, đau...