8 bệnh sau chỉ cần dùng lá lốt chữa là khỏi
heo kết quả nghiên cứu hiện đại, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt.
Lá lốt là loại rau quen thuộc và được dùng phổ biến trong các bữa ăn. Lá lốt thường được sử dụng ăn sống như các loại rau thơm hoặc làm rau gia vị khi nấu canh. Ngoài là rau ăn lá, lá lốt còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh. Khi dùng có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô.
Lương y Nguyễn Công Đức cho biết, theo kết quả nghiên cứu hiện đại, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt. Trong y học cổ truyền lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, có công dụng ôn trung (làm ấm bụng), tán hàn (trừ lạnh), hạ khí (đưa khí đi xuống) và chỉ thống (giảm đau), thường được dùng để chữa các chứng đau nhức xương khớp khi trời lạnh, chứng ra nhiều mồ hôi ở tay chân, mụn nhọt lâu liền miệng…
Các bài thuốc chữa bệnh từ lá lốt
Kiết lỵ: Lấy một nắm lá lốt sắc với 300 ml nước, chia uống trong ngày.
Tổ đỉa ở bàn tay: Lấy một nắm lá lốt, rửa sạch, giã nát, chắt lấy nước cốt, uống hết một lần, còn bã cho vào nồi, đổ ba bát nước đun sôi kỹ. Vớt bã để riêng, dùng nước thuốc lúc còn ấm rửa vùng tổ đỉa, lau khô rồi lấy bã đắp lên, băng lại. Ngày làm 1 – 2 lần, liên tục 5 – 7 ngày sẽ khỏi.
Mồ hôi tay chân: Lấy 30 gr lá lốt tươi, đổ một lít nước vào đun sôi, cho thêm ít muối. Để nước ấm ngâm tay chân vào. Làm thường xuyên ngày một lần trước khi đi ngủ, sẽ có kết quả tốt.
Video đang HOT
Mụn nhọt: Lá lốt, lá chanh, lá ráy, tía tô, mỗi vị 15g. Trước tiên lấy lớp vỏ trong của cây chanh (bỏ vỏ ngoài) phơi khô, giã nhỏ, rây bột mịn rắc vào vết thương, sau đó các dược liệu trên rửa sạch, giã nhỏ đắp vào nơi có mụn nhọt rồi băng lại. Ngày đắp 1 lần. Đắp trong 3 ngày
Ảnh minh họa
Đau nhức xương khớp: Lấy 20 gr lá lốt, 12 gr thiên niên kiện, 16 gr gai tầm xoang, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, chia uống trong ngày. Uống liền trong một tuần.Hoặc lấy 15 gr lá lốt, 15 gr rễ cây vòi voi, 15 gr rễ cây cỏ xước, 15 gr rễ cây bưởi, thái mỏng, sao vàng. Sắc với 600 ml nước còn 200 ml, uống ba lần trong ngày. Uống liền trong một tuần. Hoặc lấy 5 – 10 lá lốt phơi khô hay 15 – 30 gr lá lốt tươi, sắc kỹ với nước, chia 2 – 3 lần uống trong ngày. Uống liền một tuần.
Viêm nhiễm âm đạo, ngứa, ra nhiều khí hư: Lấy 50 gr lá lốt, 40 gr nghệ, 20 gr phèn chua, đổ nước ngập thuốc khoảng hai đốt ngón tay, đun sôi thì bớt lửa sôi liu riu khoảng 10 – 15 phút rồi chắt lấy một bát nước, để lắng trong, dùng rửa âm đạo. Số thuốc còn lại đun sôi để xông hơi vào âm đạo, rất hiệu nghiệm.
Đau bụng do lạnh: Lá lốt tươi 20g, rửa sạch, đun với 300ml nước còn 100ml. Uống trong ngày khi thuốc còn ấm, nên uống trước bữa ăn tối. Dùng liên tục trong 2 ngày.
Đầu gối sưng đau: Lá lốt, ngải cứu mỗi vị 20g (tất cả dùng tươi), rửa sạch, giã nát, thêm giấm chưng nóng, đắp, chườm nơi đầu gối sưng đau.
Theo VNE
Thực hư chuyện ăn lá lốt mất sữa
BS Nguyễn Thanh Hà (Nguyên BS BV Phụ sản TW) chưa có nghiên cứu nào nói lá lốt gây mất sữa mẹ.
Một bà mẹ có con nhỏ tâm sự về nỗi lo lắng vì ăn lá lốt bị mất sữa: "Em trước đây nhiều sữa lắm. Sinh con xong sữa đã về căng tức cả ngực. Cữ nào em cho con bú xong dùng máy hút cũng phải ra thêm được 160ml nữa. Đêm mà quên lấy khăn xô tắm của con lót ngực là sáng hôm sau sữa chảy ướt đệm ướt gối".
Tuy nhiên, sau khi ăn lá lốt, đột nhiên nguồn sữa ít hẳn: "Hôm qua đầu năm, bố chồng em có làm món tủ chả lá lốt cuốn thịt bò của ông để đãi cả nhà. Em cũng thèm ăn chả lá lốt lắm nhưng vì kiêng cữ sợ mất sữa nên từ hồi có con đến giờ hơn 2 tháng chưa ăn miếng nào. Hôm qua cả nhà tụ họp đông vui quá, chồng cứ bắt em nếm thử món của bố không sợ làm bố phật lòng. Em đã nói khéo là kiêng mà cả nhà cứ hùa nhau giục giã "Ăn 1,2 miếng lá lốt thì làm sao mà mất sữa. Vớ vẩn". Cuối cùng em đành ăn mấy miếng chả lá lốt. Không hiểu có phải vì lá lốt không mà đúng đêm qua sữa em đột ngột ít hẳn. Ngực không cương sữa, hút cũng không qua giọt nào. Em hoang mang quá! Cả đêm ngồi khóc rưng rức vì sợ và vì giận nhà chồng cứ ép em ăn".
Trao đổi với chúng tôi bác sĩ Nguyễn Thanh Hà (Nguyên Bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Trung ương) cho biết: "Từ trước tới nay, chưa có nghiên cứu nào chứng minh hay nói rằng lá lốt là nguyên nhân gây mất sữa ở mẹ có con nhỏ. Tôi cũng chưa nghe đến việc này. Bản thân lá lốt là vị thuốc nam có tác dụng chữa một số bệnh chứ không có việc làm mất sữa".
Cũng theo bác sĩ Hà, trong trường hợp của bà mẹ này cần tạo được tâm lý thoải mái, nếu cần thiết có thể thăm khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân thực sự gây nên mất sữa là gì?
Chưa có nghiên cứu nào nói rằng ăn lá lốt có thể mất sữa (ảnh minh hoạ)
Để đảm bảo duy trì nguồn sữa cho con bú, bà mẹ cần chú ý duy trì ăn tốt, uống tốt và nghỉ ngơi tốt."Trong đó, ăn tốt là cần ăn nhiều, trước đây có thể ăn 3 bữa thì bây giờ ăn 5 bữa, mỗi bữa có thể ăn vài ba bát cơm, ăn cháo như móng giò, đu đủ hầm chân giò...Ngoài việc ăn nhiều cần lưu ý ăn đủ chất, phối hợp nhiều loại thức ăn để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể. Bên cạnh ăn, chú ý uống đủ nước và uống thêm sữa", bác sĩ Hà khuyến cáo.
Đặc biệt, ăn uống là một phần, các mẹ nuôi con nhỏ mà đang cho con bú cần chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ nhiều, tư tưởng thoải mái, không lo âu. "Tránh stress vì đây là nguyên nhân dẫn đến mất sữa", bác sĩ Hà lưu ý thêm
Theo bác sĩ Hà, ngoài các đồ ăn trên, bà mẹ đang cho con bú cần lưu ý món ăn nào gây dị ứng hoặc đau bụng cho mẹ từ trước đó sẽ không được ăn. Hạn chế ăn các đồ ngọt quá hay chua quá làm ảnh hưởng đến phân của bé. Trước khi ăn bất cứ thứ gì cũng cần nghe ngóng, tìm hiểu, ăn lượng ít để xem có ảnh hưởng đến bé hay không rồi mới ăn lượng nhiều hơn.
Khi cho con bú cần tuyệt đối tránh uống rượu, bia, hút thuốc lá, tránh ăn những món có mùi khó chịu như hành, tỏi, ớt... Không được ăn gỏi, đồ hải sản sống gây ảnh hưởng hệ tiêu hóa của mẹ và con.
Các mẹ cũng cần chú ý vệ sinh bầu vú trong thời gian cho con bú. Trước khi cho con bú, mẹ cần rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, dùng khăn sạch vệ sinh hai bầu vú bằng nước sạch đã đun sôi, tuyệt đối không dùng cồn hay bất cứ hóa chất nào. Lưu ý, cho bé bú đều 2 bên, sau khi bé bú xong cần vắt hết sữa còn lại và dùng khăn sạch lau bầu vú tránh để vi khuẩn có môi trường phát triển.
Theo Eva
Công dụng chữa bệnh kỳ diệu của lá lốt Lương y Nguyễn Công Đức cho biết, theo kết quả nghiên cứu hiện đại, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt. Lá lốt là loại rau quen thuộc và được dùng phổ biến trong các bữa ăn. Lá lốtthường được sử dụng ăn sống như các loại rau thơm hoặc làm rau gia vị khi nấu...