7 thói quen về nấu ăn chuyên gia khuyên bạn nên bỏ ngay
Có một số thói quen nhà bếp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và thực sự không tốt.
Quá nhiều dầu làm tăng lượng calo, nhưng quá ít dầu khiến cơ thể không thể hấp thụ được các vitamin tan trong dầu – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Sau đây, các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ một số thói quen nhà bếp mà bạn nên cố gắng tránh.
1. Luôn ăn thịt nướng
Thường xuyên ăn món thịt nướng có thể gây hại cho cơ thể. Đó là lý do tại sao Lisa Richards – chuyên gia dinh dưỡng có 20 năm kinh nghiệm, người lập ra trang web dinh dưỡng có 20 triệu độc giả - TheCandidaDiet.com, khuyên nên hạn chế ăn thịt nướng.
Thịt được xử lý ở nhiệt độ quá cao có thể tạo thành các hợp chất làm tăng căng thẳng ô xy hóa và viêm, và thậm chí có thể làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư, chuyên gia Richards cho biết.
Nói chung là nên hầm, kho hoặc làm món thịt xào, hạn chế món thịt nướng bằng than, theo The Healthy.
2. Nấu ăn với quá nhiều hoặc quá ít dầu
Quá nhiều dầu làm tăng lượng calo, nhưng quá ít dầu khiến cơ thể không thể hấp thụ được các vitamin tan trong dầu. Đó là lý do tại sao chuyên gia dinh dưỡng Kris Sollid, giám đốc truyền thông dinh dưỡng của Quỹ Hội đồng Thông tin Thực phẩm Quốc tế, có trụ sở tại Mỹ, nói rằng nên nấu ăn cân bằng chất béo lành mạnh, theo The Healthy.
Ông Kris Sollid cho biết dầu ô liu và dầu đậu nành là những nguồn chất béo tốt cho sức khỏe nhưng cũng chứa nhiều calo.
3. Nấu mọi thứ với cùng một loại dầu
Cũng cần phải chú ý đến các loại dầu sử dụng, đặc biệt là khi chiên ở nhiệt độ cao, chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ, Hillary Cecere, nói.
Rất nhiều người sử dụng dầu ô liu để nấu ăn, nhưng nó có điểm bốc khói thấp, chỉ 163 độ. Khi dầu bốc khói, sẽ bị hỏng và không còn thơm ngon nữa và mất cả các chất dinh dưỡng.
Nên chọn dầu đậu nành khi chiên ở nhiệt độ cao để tránh bị cháy, chuyên gia Cecere khuyến nghị.
Video đang HOT
4. Không đổi món
Bạn sẽ dễ bị thiếu chất khi ăn cùng một món nhiều lần. Hãy thử nấu các món mới hoặc phương pháp nấu ăn mới.
Chuyên gia Cecere nói, thử các món mới hoặc phương pháp nấu ăn mới không chỉ làm mới khẩu vị mà còn bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn vào chế độ ăn uống của bạn, theo The Healthy.
5. Chỉ ăn lòng trắng trứng
Nếu chỉ ăn lòng trắng trứng thay vì toàn bộ quả trứng, bạn đang bỏ lỡ một số chất dinh dưỡng, vì lòng đỏ là nơi chứa tất cả dinh dưỡng, theo chuyên gia Cecere. Vì vậy, nên ăn nguyên quả trứng.
6. Thêm muối trước khi nếm
Chuyên gia Sollid khuyên mọi người nên nếm thức ăn trước khi thêm muối. Muối tạo hương vị tuyệt vời cho món ăn nhưng không nên quá nhiều, ông nói. Hãy nếm thử trước khi thêm muối, theo The Healthy.
7. Không dám ăn trái cây vì tránh đường
Đừng tập thói quen tránh trái cây vì nó chứa nhiều đường, chuyên gia Malina Malkani, từ New York (Mỹ), nói.
Không giống như đường tinh chế và đường chế biến, trái cây chứa chất xơ, giúp làm chậm quá trình hấp thụ fructose, loại đường chính có trong trái cây, vào máu, chuyên gia Malkani giải thích.
Chất xơ cũng góp phần vào vi khuẩn tốt trong ruột, từ đó góp phần giúp sức khỏe đường ruột tốt hơn và giúp cảm thấy no lâu hơn, từ đó ăn ít calo hơn và kiểm soát cân nặng tốt hơn, chuyên gia Malkani cho biết.
Ưu điểm dinh dưỡng của trái cây vượt trội hơn các nhược điểm, vì vậy đừng tránh nó, trừ phi bác sĩ khuyến cáo nên tránh, theo The Healthy.
3 kiểu nấu ăn có thể tạo ra chất độc gây ung thư: Tiếc rằng nhiều người vẫn vô tư làm
Nếu bạn là người nội trợ thì hãy lưu ý rằng những thói quen nấu ăn này có thể gây ung thư và nhiều bệnh tật khác. Hãy nhanh chóng thay đổi sau khi đọc để gia đình khỏe mạnh.
Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta không thể thiếu cơm cà mắm muối, nấu ăn từ sáng đến chiều mỗi ngày 3 bữa. Ít nhất thì dù bận rộn bạn cũng tự nấu ăn tối thiểu 1 bữa trong ngày.
Nấu ăn là điều không thể thiếu trong cuộc sống thường nhật, nhưng nhiều người có một số thói quen xấu vô tình trong quá trình nấu ăn có khả năng gây ra nhiều tai họa và làm tổn hại sức khỏe của mọi người trong gia đình.
Vì sức khỏe của chính bạn, và để không bị ung thư, mọi người phải chú ý đến những thói quen sai lầm trong khi nấu ăn có thể gây nguy hiểm.
Những thói quen xấu của nấu ăn có thể gây ra chất gây ung thư là gì? Theo các bác sĩ trên kênh Bác sĩ Gia đình (TQ), sau đây là điều chúng ta cần ghi nhớ.
1. Chảo nấu món trước không rửa, tiếp tục dùng để nấu món sau
Trong hầu hết các hộ gia đình, thường chỉ có một chảo rán chuyên dùng hoặc thích sử dụng hàng ngày nhiều hơn các chảo khác, và để tránh việc cọ rửa rắc rối, thì nhiều người cứ dùng chảo đó để tái sử dụng.
Sau khi chiên một món ăn trước đó, nhiều người không rửa chảo mà để vậy rồi sau đó chiên một món ăn khác. Mặc dù thói quen này khá phổ biến và nhìn qua có vẻ như không có vấn đề gì, nhưng thực tế nó đang che giấu nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Nếu bạn tiếp tục chiên một món ăn khác mà không rửa chảo, phần dầu mỡ và thức ăn thừa trong món trước sẽ tiếp tục được làm nóng lại ở nhiệt độ cao, đây chính là nguyên nhân tạo ra độc tố, có thể tạo ra chất gây ung thư, được gọi là benzopyrene.
Ngoài ra, dùng chảo dầu cũ để chiên rán một món ăn khác sau khi nấu cũng sẽ ảnh hưởng đến hương vị và màu sắc của món thứ hai.
Mọi người nên coi sức khỏe là điều kiện tiên quyết. Sau khi nấu xong, rửa nồi chảo sạch sẽ, rồi mới có thể tiếp tục làm một món ăn khác sẽ an toàn hơn và đừng bao giờ cho rằng việc rửa nồi phức tạp, mất thời gian.
2. Sử dụng dầu chiên rán thừa để tái sử dụng cho món khác
Mọi người đều biết rằng, chúng ta thường đổ ngập dầu ăn để chiên rán một món ăn nào đó, sau khi nấu xong sẽ thừa lại rất nhiều dầu.
Có những lúc nhìn vào lượng dầu đó chúng ta sẽ cảm thấy tiếc và có thể nhiều người đã giữ lại để tái sử dụng cho lần sau.
Đặc biệt là những cửa hàng kinh doanh món ăn chiên rán thì điều này là không ngoại lệ. Họ nghĩ rằng thật lãng phí khi đổ dầu, tốt hơn là tái chế nó.
Trên thực tế, điều này chính xác có hại cho sức khỏe của cơ thể. Nếu dầu sau khi chiên được sử dụng lại, dầu được sử dụng nhiều lần sẽ tạo ra các chất có hại. Aldehydes và các hợp chất dị vòng và benzopyrene sau khi ăn vào sẽ gây ảnh hưởng tới cơ thể con người.
Việc liên tục để cơ thể phải xử lý, hấp thụ những chất độc hại của dầu mỡ tái chế chắc chắn làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Đây là lý do tại sao bạn không nên ăn nhiều đồ chiên rán bên ngoài. Một số doanh nghiệp sử dụng dầu nhiều lần vì họ muốn tiết kiệm chi phí. Điều này tạo ra các chất có hại khủng khiếp.
3. Nấu dầu mỡ sôi quá già lửa mới cho thực phẩm vào
Trong khi nấu ăn bằng dầu mỡ, chúng ta thường có công đoạn làm nóng nồi/chảo, đun sôi dầu mỡ rồi mới cho thực phẩm vào chiên rán xào. Điều này là quy trình phổ biến của bất kỳ người nội trợ nào.
Nhưng có một thực tế ít người biết, là khi làm nóng dầu mỡ, chỉ nên để nóng ở mức độ vừa phải, nhiệt độ trung bình hoặc thấp.
Nhưng khi nhiều người có thói quen nấu các món ăn sau khi đun sôi dầu. Họ nghĩ rằng chỉ bằng cách này, hương vị thực sự của món ăn mới có thể đạt được chất lượng, đặc biệt là là còn chờ dầu thật nóng già mới cho thực phẩm vào chiên, xào.
Tuy nhiên, nếu dầu được đun sôi sau khi cho vào chảo thường đạt nhiệt độ cao hơn 200 độ và nhiệt độ dầu quá cao, rất dễ sản xuất chất benzopyrene, chất gây ung thư này được liệt kê là chất gây ung thư có trong danh sách khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, được liệt kê nó thực sự là một loại chất gây ung thư.
Ngoài ra, việc nấu dầu ăn ở nhiệt độ cao cũng sẽ gây ra rủi ro lớn cho sức khỏe con người, đặc biệt là sức khỏe tim mạch và rất dễ mắc bệnh tim mạch.
Vì vậy, tốt nhất không nên đợi dầu bốc khói trước khi nấu.
Chỉ cần bật lửa trung bình và chờ nhiệt độ dầu cao hơn một chút so với dầu chưa nấu là có thể cho thực phẩm vào, như vậy sẽ không gây hại cho sức khỏe của mọi người.
Mỗi ngày chúng ta phải xào rau, nhưng chúng ta có một số thói quen vô ý dẫn đến việc sản xuất chất gây ung thư.
Đôi khi bạn cũng nên chú ý hạn chế ăn dầu đun nóng, mặc dù món ăn có thể không được đậm đà hương vị.
Nhưng ăn như vậy bạn lại có được giá trị lớn cho sức khỏe. Ăn sai cách hoặc quá nhiều dầu mỡ sẽ phải trả giá bằng sức khỏe thể chất, và sự hối tiếc là quá muộn khi mất sức khỏe.
Lưu ý gì khi uống nước ép nha đam? Nước ép nha đam đóng chai hay pha chế tại nhà đều chứa các thành phần có lợi cho sức khỏe tiêu hóa; tốt cho hệ miễn dịch, da, đường huyết,... Nha đam là cây thân mọng, phổ biến ở vùng nhiệt đới và được sử dụng trong y học cách đây hơn 6.000 năm. Nha đam có tác dụng làm lành, có...