7 nguyên tắc vàng giúp trẻ được an toàn khi đi khám bệnh
Vì lo ngại nguy cơ lây nhiễm bệnh cho con khi đi khám ở bệnh viện, nhiều bậc phụ huynh chọn cách không đưa con tới viện mà tự chữa ở nhà theo đơn thuốc hay kinh nghiệm.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương, việc đưa trẻ đến khám bệnh kịp thời tại các cơ sở y tế vẫn có thể đảm bảo tính an toàn và hiệu quả nếu các gia đình nghiêm túc tuân thủ 7 nguyên tắc vàng dưới đây.
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là đôi tay
Giữ tay sạch sẽ là một trong những bước quan trọng nhất để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh tật. Có rất nhiều bệnh dịch lây truyền do không rửa tay bằng xà phòng, nước sạch. Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo: nên rửa sạch tay một cách cẩn thận để tránh bị nhiễm bệnh và lây truyền mầm bệnh cho người khác.
Rửa tay là biện pháp tốt nhất để bảo vệ trẻ khỏi sự tấn công của các vi khuẩn gây bệnh – (Ảnh minh họa)
Phụ huynh có thể vệ sinh tay cho mình và con với nước và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn nhanh. Tại nhiều bệnh viện, luôn bố trí sẵn nước sát khuẩn tay nhanh tại nhiều vị trí trong khu khám bệnh (trong phòng khám, thang máy trung tâm…). Bố mẹ chỉ cần lấy một lượng nước sát khuẩn vừa đủ (khoảng 1-3ml) sau đó xoa đều lên tay bằng động tác như khi rửa tay và đợi khô là chúng ta và con đã có một bàn tay sạch.
Cần phải rửa tay sau khi chúng ta sờ chạm vào người bệnh nhân khác, sau khi tiếp xúc với ghế ngồi, sàn nhà, tay nắm cửa và bất kể khi nào bạn nghĩ rằng có lẽ mình cần vệ sinh tay.
Đeo khẩu trang
Video đang HOT
Để hạn chế việc tiếp xúc với các nguồn lây gây bệnh đường hô hấp như sởi, cúm… thì khẩu trang là vật dụng mà ba mẹ nên chuẩn bị cho mình và trẻ.
Luôn cho trẻ đi giày hoặc dép khi tới bệnh viện
Thực tế có rất nhiều trẻ đi chân đất chạy tung tăng trong khu vực của khoa khám bệnh. Mặc dù sàn nhà luôn được các cô vệ sinh lau dọn. Tuy nhiên, thật không may nếu các trẻ lỡ chạy vào khu vực một trẻ khác vừa nôn hoặc đi ngoài một cách bất ngờ. Do đó, hãy luôn đảm bảo rằng trẻ được đi giày dép và luôn trong tầm kiểm soát của ba mẹ.
Đi vệ sinh đúng nơi quy định
Hãy đưa trẻ vào nhà vệ sinh để xử lý phân và nước tiểu, không để trẻ đi ngoài ngay trên sàn nhà, vừa mất vệ sinh vừa là nguồn lây cho các trẻ khác. Trong nhà vệ sinh tại bệnh viện luôn có sẵn nước xà phòng rửa tay, hãy rửa tay bằng xà phòng cho mình và cho trẻ sau khi cho trẻ đi vệ sinh.
Tuân thủ nội quy của khu khám bệnh
Khi đến đăng kí khám cũng như chờ khám, bố mẹ cần xếp hàng theo thứ tự (trừ trường hợp cấp cứu), giữ gìn vệ sinh chung (phân loại và bỏ rác vào thùng đúng quy định; không nên cho con nằm, ngồi ra sàn nhà…). Trước cửa phòng khám có màn hình hiển thị tên và số thứ tự của bệnh nhi đang khám, vì vậy nếu nhận thấy còn phải chờ lâu mới tới lượt khám của con, bố mẹ có thể di chuyển đến khu vực vắng bệnh nhi hơn để chờ, không nhất thiết phải chờ trước cửa phòng khám.
Việc tuân thủ nội quy của khu khám bệnh sẽ giúp giảm thiểu tình trạng chen lấn, xô đẩy và góp phần hạn chế những tiếp xúc không cần thiết của con mình với các trẻ đi khám khác, giúp trẻ hạn chế tiếp xúc với nguồn lây.
Không hút thuốc trong khuôn viên bệnh viện
Hút thuốc có thể khiến tình trạng bệnh của trẻ thêm nặng hơn (Ảnh minh họa)
Khuôn viên bệnh viện là nơi cấm hút thuốc. Tuy nhiên, nhiều ông bố vẫn lén hút thuốc tại đây. Tình trạng bệnh của trẻ có thể nặng hơn nếu tiếp xúc với khói thuốc lá. Do vậy, để tạo môi trường an toàn cho con, chính các bố mẹ khi đưa con tới khám bệnh hãy là những người văn mình không hút thuốc lá.
Tránh để trẻ lạc mất bố mẹ
Thực tế đã có nhiều trường hợp bố mẹ đưa con đi khám và để lạc mất con. Hãy đảm bảo trẻ luôn trong tầm kiểm soát của mình. Nếu có sự cố xảy ra hãy gặp ngay nhân viên y tế và thông báo về sự việc để nhận được sự trợ giúp. Hãy thỏa thuận với trẻ trong bất kỳ tình huống nào “Con hãy gặp các nhân viên y tế hoặc bảo vệ của bệnh viện”.
Theo giadinhvietnam
Chấm dứt 9 năm sống chung với động kinh kháng thuốc cho thiếu niên 15 tuổi
Bằng phương pháp phẫu thuật động kinh kết hợp điện não đồ bề mặt vỏ não, bé trai 15 tuổi ở Phú Thọ thoát được căn bệnh động kinh đeo bám suốt 9 năm.
Đó là trường hợp của em Nguyễn Việt A. (15 tuổi, ở Phú Thọ). Theo lời kể của gia đình, khi sinh ra A. hoàn toàn khỏe mạnh. Năm 6 tuổi, A. lên cơn sốt cao kèm co giật. Tại bệnh viện địa phương, em được chẩn đoán mắc viêm não và chỉ định chuyển lên tuyến trung ương điều trị.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, sau khi thăm khám, các bác sĩ kết luận bệnh nhi mắc chứng động kinh. Kể từ đó đến nay đã 9 năm, A. đã điều trị động kinh ở nhiều bệnh viện, thay đổi nhiều loại thuốc nhưng tình trạng sức khỏe vẫn không tiến triển.
Những năm đầu, em còn đi học được, nhưng sau đó do sức khỏe yếu nên việc học của em ảnh hưởng nhiều, đỉnh điểm, có tháng lên cơn giật 20 lần.
Theo các bác sĩ chuyên khoa thần kinh, bệnh động kinh nếu không kiểm soát được cơn co giật sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển, chất lượng sống của người bệnh. Người bệnh có thể gặp các tai nạn sinh hoạt, chấn thương do cơn giật gây nên.
Với trường hợp của bệnh nhi A., các bác sĩ xác định được nguyên nhân sinh động kinh là do loạn sản vỏ não. Sau khi xác định được vùng sinh động kinh, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương đã quyết định tiến hành phẫu thuật.
Các bác sĩ dùng phương pháp phẫu thuật điều trị động kinh kết hợp đặt điện cực bề mặt vỏ não.
Các bác sĩ đã tiến hành cắt bỏ vùng sinh động kinh, kết hợp với điện não đồ bề mặt để xác định chắc chắn loại bỏ hết vùng sinh động kinh và tránh làm tổn thương các vùng chức năng. Sau 8 giờ, ca phẫu thuật thành công tốt đẹp.
May mắn, bệnh nhi không gặp những tai biến như chảy máu trong mổ, nhiễm trùng sau mổ. Bệnh nhi hồi tỉnh nhanh và được chuyển lên khoa theo dõi.
Bệnh nhi chỉ lên cơn giật vào ngày đầu tiên sau mổ, từ ngày thứ 2 không còn xuất hiện cơn. Một tuần sau phẫu thuật, vận động của bệnh nhi có dấu hiệu phục hồi tốt. Hiện bệnh nhi đang tiếp tục được theo dõi và điều trị.
Theo Ths.BS Lê Nam Thắng - Phó Khoa Thần kinh, Bệnh viện Nhi Trung ương, phẫu thuật điều trị động kinh là loại phẫu thuật chuyên khoa sâu, nhằm loại bỏ hoặc cô lập vùng não bị tổn thương (vùng sinh động kinh). Có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau trong điều trị động kinh như cắt vùng sinh động kinh, cắt thể trai, cắt bán cầu não... Cái khó của phẫu thuật động kinh là phải định khu được vùng sinh động kinh. Khi đã xác định được, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt đi vùng đó. Tuy nhiên, không phải trường hợp động kinh kháng thuốc nào cũng có thể tiến hành phẫu thuật.
Việc phẫu thuật phụ thuộc vào một số yếu tố như tổn thương được xác định trên não có phải là nguyên nhân gây ra các cơn động kinh hay không; có khả năng can thiệp phẫu thuật vào các khu vực tổn thương này hay không; tình trạng sức khỏe của bệnh nhân có phù hợp để phẫu thuật hay không; vị trí của tổn thương trên não có gần các khu vực nhạy cảm không (chẳng hạn phẫu thuật để chữa khỏi bệnh động kinh nhưng sau đó lại khiến bệnh nhân bị liệt).
Theo congly
Nếu chỉ có một mình, trẻ chịu đựng trong ôtô được bao lâu? Khi bị bỏ quên một mình trên ôtô, trẻ sẽ nhanh chóng rơi vào trạng thái hoảng loạn, hạ đường huyết, co giật và tử vong. Mới đây, thông tin về bé Lê Hoàng Long (6 tuổi) tử vong trên xe đưa đón học sinh của Trường quốc tế Gateway (Hà Nội) gây xôn xao dư luận. Một cán bộ phụ trách hành...