7 nguyên nhân khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi
Có nhiều lý do khiến bạn cảm thấy uể oải cả ngày ngay cả khi bạn đã ngủ đủ giấc. Đó có thể là một hội chứng mệt mỏi mãn tính hoặc một điều gì đó ít nghiêm trọng hơn, dễ dàng ngăn ngừa bằng cách áp dụng các thói quen lành mạnh.
Cơ thể mệt mỏi do ăn uống không đúng cách
Carbs tinh chế có thể là một nguồn năng lượng nhanh chóng. Khi bạn ăn thứ gì đó như ngũ cốc, bánh quy, mì ống hoặc bánh pizza, carbs tinh chế trong chúng khiến lượng đường trong máu của bạn tăng đột biến và bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn. Tuy nhiên, khi lượng đường trong máu của bạn giảm xuống, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy mệt mỏi trở lại. Và nếu bạn tiếp tục ăn vặt các loại thực phẩm chứa tinh bột tinh chế, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi suốt cả ngày.
Hãy cố gắng ăn ít đường và carbs đã qua chế biến, thay thế chúng bằng thực phẩm giàu chất xơ như yến mạch, đậu lăng và rau.
Không đủ năng động
Bạn có thể nghĩ rằng nếu bạn trở về nhà mệt mỏi sau khi làm việc, nằm trên chiếc ghế dài có thể giúp bạn tiết kiệm năng lượng và khiến bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn một chút.
Ảnh minh họa.
Điều quan trọng là bạn phải tập thể dục ít nhất vài lần một tuần sẽ giúp bạn bớt mệt mỏi hơn. Một nghiên cứu năm 2008 cho thấy những người trẻ tuổi chỉ tập thể dục cường độ thấp 20 phút 3 lần một tuần sẽ có mức năng lượng cao hơn và mức độ mệt mỏi thấp hơn.
Không đủ giấc ngủ chất lượng
Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi ngay cả sau khi ngủ đủ 7 – 9 tiếng mỗi đêm. Điều này là do chất lượng giấc ngủ của bạn cũng quan trọng như thời gian bạn ngủ. Cố gắng đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày.
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
Đừng uống cà phê vào cuối ngày, đừng dành thời gian trước khi ngủ để xem điện thoại hoặc xem TV. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ và không cảm thấy mệt mỏi trong ngày.
Nhạy cảm với thực phẩm
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi không có lý do trong ngày, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn không dung nạp thức ăn. Một số loại phổ biến nhất là gluten, sữa và trứng.
Không uống đủ nước
Nếu bạn không thay thế lượng nước mất đi do các phản ứng sinh hóa của cơ thể, bạn sẽ bị mất nước. Điều này có thể dẫn đến mức năng lượng thấp hơn và khiến bạn khó tập trung.
Căng thẳng
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức độ căng thẳng cao có thể gây ra mệt mỏi. Hơn nữa, một nghiên cứu cho thấy rằng tránh đối phó với căng thẳng có thể dẫn đến mức độ mệt mỏi cao hơn. Yoga và thiền sẽ giúp bạn giải tỏa.
Ảnh minh họa.
Cơ thể thiếu vitamin
Tình trạng mệt mỏi kéo dài một phần là do trong chế độ ăn uống của bạn không có đủ sắt, vitamin D hoặc vitamin B12.
Một số thực phẩm chứa nhiều chất sắt là rau bina, bông cải xanh, thịt đỏ và gà tây. Vitamin B12 có thể được tìm thấy trong sữa, trứng, cá hồi và thịt bò, hoặc bạn có thể dùng nó như một chất bổ sung. Để có thêm vitamin D, hãy ăn nhiều nấm, cá béo và hải sản. Ngoài ra, hãy cố gắng dành nhiều thời gian hơn dưới ánh nắng mặt trời.
6 thói quen nhiều người hay mắc phải không hề có lợi cho sức khỏe đường ruột, sửa ngay trước khi quá muộn
Ruột là cơ quan tiêu hóa lớn nhất trong cơ thể, nếu đường ruột gặp vấn đề thì bạn sẽ khó thu về được lượng dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
Với nhịp sống hiện đại ngày càng bận rộn, mọi người sẽ không thể duy trì các thói quen lành mạnh để bảo vệ sức khỏe. Trong khi chúng ta thường quan tâm đến các vấn đề sức khỏe của tim mạch, gan, thận và các bộ phận khác thì sức khỏe của đường ruột cũng là điều cần được lưu ý.
Khi đường ruột gặp vấn đề, cơ thể bạn sẽ tiêu hóa thức ăn kém hơn và làm cản trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng. Dưới đây là 6 thói quen thường gặp gây ảnh hưởng tới sức khỏe đường ruột mà bạn cần sửa ngay.
1. Chế độ ăn uống không lành mạnh
Những người thường xuyên ăn các món nướng, hun khói, chiên, ngâm... rất dễ tồn đọng nhiều độc tố trong cơ thể. Và nếu không tìm cách giải phóng độc tố thì các chất độc hại này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến đường ruột theo đường ăn uống.
Nếu tế bào thành ruột bị tổn thương do các chất độc tích lại lâu ngày sẽ dẫn đến các bệnh đường ruột như viêm ruột, loét ruột, ung thư ruột... Vì vậy, bạn nên tìm cách cân đối lại khẩu phần ăn hàng ngày. Hãy chủ động ăn nhiều rau xanh và giảm bớt những loại thực phẩm dễ gây kích thích như đồ cay, đồ chiên xào dầu mỡ, từ đó sẽ tránh được những tác hại lên thành tế bào ruột.
2. Uống rượu
Việc uống rượu trong một thời gian dài dù với số lượng bao nhiêu cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài gây kích thích trực tiếp lên đường tiêu hóa, tác động của rượu đối với gan cũng sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột. Nhiều người mắc bệnh gan do uống rượu nhiều, hậu quả là dẫn đến xơ gan.
Do đó, nếu bạn có thể hạn chế tiêu thụ rượu vào người thì chắc chắn sức khỏe đường tiêu hóa lẫn cơ quan gan của bạn sẽ được cải thiện rõ rệt.
3. Thức khuya nhiều
Giới trẻ thời nay thường có thói quen thức khuya thường xuyên, nhưng không hề biết rằng điều này có thể gây hại cho sức khỏe đường ruột. Nguyên nhân là do thói quen thức khuya có thể gây rối loạn nhịp sinh học, dẫn đến tình trạng rối loạn hệ thống trao đổi chất, từ đó dễ sinh ra táo bón mãn tính, tiêu chảy và các vấn đề khác.
Bên cạnh đó, thức khuya nhiều còn khiến cơ thể tiêu hao năng lượng. Việc thường xuyên ăn đêm do thức khuya cũng có thể làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đường ruột.
4. Lười vận động
Tùy theo đặc thù công việc hoặc do thói quen cá nhân của nhiều người nhưng nếu bạn mắc phải thói quen lười vận động thì nó có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột. Ngồi lâu chẳng những khiến máu quanh hậu môn lưu thông kém mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Mặc khác, thói quen ngồi lâu cũng sẽ làm nhu động ruột làm việc chậm lại, dễ gây táo bón. Nếu tình trạng táo bón diễn ra lâu ngày không giải quyết được cũng sẽ gây hại lớn cho đường ruột.
5. Không điều khiển được cảm xúc
Những tác động xấu gây ảnh hưởng đến tâm trạng lâu dài cũng dễ gây căng thẳng, lo lắng, bồn chồn và dần dần ảnh hưởng đến nhịp sinh học của hệ tiêu hóa, từ đó gây táo bón mãn tính, hội chứng ruột kích thích và các bệnh khác có liên quan mật thiết đến ảnh hưởng của tâm trạng xấu.
6. Lạm dụng thuốc kháng sinh
Việc sử dụng thuốc kháng sinh thường xuyên mà không theo chỉ định từ bác sĩ cũng dễ sinh ra tình trạng kháng thuốc và ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn có lợi trong cơ thể. Khi hệ vi khuẩn đường ruột bị rối loạn, cơ thể sẽ khó hấp thu và tiêu hóa tốt thức ăn, dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy hơi và các triệu chứng khác.
Duy trì 3 điều tưởng chừng đơn giản lại giúp con ngăn ngừa ốm vặt, cha mẹ yên tâm làm việc Chỉ cần làm tốt 3 điều sau, cha mẹ sẽ giảm bớt nỗi lo con bị ốm vặt, nhất là lúc giao mùa. Trẻ em đã có nguy cơ mắc bệnh ngay từ khi mới sinh. Trẻ còn nhỏ nên sức đề kháng rất yếu nên sẽ bị ốm vặt thường xuyên, đây dường như là tình trạng rất phổ biến và hầu...