7 món ăn may mắn trong năm mới của người Trung Quốc
Những món ăn này thường được chuẩn bị vào đêm giao thừa Tết Nguyên đán, được cho là sẽ mang lại may mắn cho năm mới.
Biểu tượng may mắn đó dựa trên cách phát âm theo tiếng Trung Quốc hoặc hình dáng của chúng.
Các món ăn phổ biến nhất trong ngày Tết của người Trung Quốc bao gồm: bánh bao, cá, chả giò, bánh gạo, bánh trôi tàu, mì trường thọ, quả may mắn.
1. Cá – Tăng thịnh vượng
Trong tiếng Trung, “cá” phát âm giống như “dư thừa”. Đây là là món ăn truyền thống trong ngày Tết của người Trung Quốc.
Người Trung Quốc luôn thích có một khoản tiền dư vào cuối năm, bởi vì họ nghĩ rằng nếu cuối năm họ tiết kiệm được một khoản nào đó thì họ có thể kiếm được nhiều hơn trong năm tới.
Ăn 2 con cá, 1 con vào đêm giao thừa và 1 con vào ngày đầu năm mới giống như một ước muốn năm này qua năm khác dư giả, hoặc nếu chỉ ăn một con cá thì việc ăn phần trên của con cá vào đêm giao thừa và phần còn lại vào ngày đầu năm mới cũng có ý nghĩa tương tự.
Bên cạnh đó, cá nên là món ăn cuối cùng còn sót lại một ít, vì điều này mang ý nghĩa tốt lành cho sự dư dả. Tại một số vùng, người ta để lại đầu và đuôi cá để ăn ngày đầu năm, điều này thể hiện hy vọng rằng một năm sẽ bắt đầu và kết thúc với sự giàu có.
Có một số quy tắc liên quan đến vị trí của cá:
- Đầu nên được đặt về phía khách quý hoặc người lớn tuổi, thể hiện sự tôn trọng.
- Thực khách chỉ được thưởng thức món cá sau khi người đối mặt với đầu cá ăn trước.
- Không nên di chuyển con cá. Hai người đối diện đầu và đuôi cá nên uống cùng nhau, vì đây được coi là vật mang ý nghĩa may mắn.
Cá có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau như luộc, hấp và om.
2. Bánh bao Trung Quốc – Sự giàu có
Với lịch sử hơn 1.800 năm, bánh bao là một món ăn may mắn cổ điển cho Tết Nguyên đán, và là món ăn truyền thống được ăn vào đêm giao thừa của Trung Quốc.
Bánh bao của Trung Quốc có thể được làm giống hình thỏi bạc. Tương truyền, càng ăn nhiều bánh bao trong Tết nguyên đán, bạn càng kiếm được nhiều tiền trong năm mới.
Bánh bao thường bao gồm thịt băm và các loại rau thái nhỏ được bọc trong một lớp bột mỏng và dẻo. Nhân phổ biến là thịt lợn băm, tôm cắt hạt lựu, cá, thịt gà xay, thịt bò và rau. Chúng có thể được nấu chín bằng cách luộc, hấp, chiên hoặc nướng.
Nhân bánh bao khác nhau có ý nghĩa khác nhau. Vào đêm giao thừa, người ta có truyền thống ăn bánh bao với bắp cải và củ cải, ngụ ý rằng làn da của một người sẽ trở nên trắng trẻo và tâm trạng của một người sẽ trở nên nhẹ nhàng.
Khi làm bánh bao lưu ý một số điểm sau:
- Khi làm bánh bao nên có nhiều nếp gấp. Nếu bạn làm chúng quá bằng phẳng, nó được cho là ý nghĩa của sự nghèo đói.
- Bánh bao nên được xếp thành hàng thay vì xếp hình tròn, vì hình tròn bánh bao có nghĩa là cuộc đời của một người sẽ đi theo những vòng tròn, không bao giờ đi đến đâu.
3. Chả giò – Sức khoẻ
Video đang HOT
Chả giò là một món ăn ngày Tết của Trung Quốc, đặc biệt phổ biến ở phía Đông Trung Quốc: Giang Tây, Giang Tô, Thượng Hải, Phúc Kiến, Quảng Châu, Thâm Quyến, Hồng Kông,…
Chả giò là một món dimsum của người Quảng Đông gồm những cuộn hình trụ có nhân với rau, thịt hoặc thứ gì đó có vị ngọt. Nhân được gói trong giấy cuốn nem, sau đó chiên giòn để chả giò có màu vàng cánh gián.
4. Bánh Gạo Nếp – Thu nhập hoặc chức vụ cao hơn
Bánh gạo nếp là một thực phẩm may mắn được ăn vào đêm giao thừa của người Trung Quốc. Theo tiếng Trung Quốc, bánh gạo nếp có nghĩa là “ngày càng cao lên theo năm tháng”.
Trong suy nghĩ của họ, điều này có nghĩa là bạn sẽ ngày càng thịnh vượng và thăng tiến trong công việc, nói chung là cải thiện cuộc sống.
Nguyên liệu chính của món ăn này là gạo nếp, đường, hạt dẻ, chà là và lá sen.
5. Bánh trôi tàu – Gia đình sum vầy
Bánh trôi tàu là món ăn chính cho Lễ hội đèn lồng của Trung Quốc, tuy nhiên, ở miền nam Trung Quốc, mọi người ăn chúng trong suốt Tết nguyên đán.
Cách phát âm và hình dạng tròn của món bánh này liên quan đến sự đoàn tụ bên nhau. Đó là lý do tại sao chúng được người Trung Quốc ưa chuộng trong các dịp mừng năm mới.
6. Mì Trường Thọ – Hạnh phúc và Trường thọ
Đúng như tên gọi của nó, mì trường thọ tượng trưng cho ước nguyện trường thọ. Chiều dài và sự bài trí của chúng cũng biểu tượng cho cuộc sống trong năm mới của người ăn.
Đây là một thực phẩm may mắn được ăn vào ngày Tết Nguyên đán ở miền Bắc Trung Quốc. Chúng dài hơn những sợi mì bình thường và không cắt nhỏ, có thể chiên và dọn trên đĩa, hoặc luộc và cho vào bát cùng với nước dùng.
7. Quả May Mắn – Sự đầy đủ và sung túc
Một số loại trái cây được ăn trong Tết Nguyên đán, chẳng hạn như quýt, cam và bưởi. Chúng được lựa chọn vì hình dạng tròn và có màu vàng tươi, tượng trưng cho sự no đủ và giàu có.
Ngoài ra, ăn quýt, cam được cho là mang lại may mắn và tài lộc do cách phát âm, và thậm chí cả chữ viết của chúng. Trong tiếng Trung Quốc, cam và quýt phát âm giống với “thành công”, và có chứa chữ “may mắn” trong cách viết.
Ăn bưởi được cho là sẽ mang lại sự thịnh vượng. Bạn càng ăn nhiều thì càng mang lại nhiều sự giàu có.
Chả giò món ăn mang đậm nét văn hóa truyền thống Việt Nam
Có lẽ ai cũng biết rằng, tết Nguyên Đán có ý nghĩa quan trọng, mang theo sự linh thiêng và theo chân đời sống người Việt Nam trên suốt những trang sử dài.
Cũng chính vì vậy, mâm cơm gia đình ngày Tết được nấu sung túc và đủ đầy nhất trong tất cả những bữa cơm hàng ngày. Nào là thịt gà canh măng, giò chả, thịt kho tàu,... Và món ăn không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên hay mâm cơm gia đình đó chính là chả giò. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn làm món chả giò ngon và giòn nhất nhé.
Chả giò_ lưu giữ bản sắc dân tộc Việt Nam
Nếu đã là người Việt Nam, không thể không biết đến chả giò. Đây là món ăn không thể thiếu trên bàn tiệc của người Việt trong dịp Tết đến xuân về. Và chả giò hiện nay được nấu nhiều trong bữa cơm gia đình. Chả giò là tên gọi quen thuộc đối với người dân miền Nam. Món ăn này sẽ có tên là nem rán tại miền Bắc và ở miền Trung sẽ gọi tên gọi là ram. Ở mỗi vùng miền, người ta sẽ chế biến chả giò theo nhiều kiểu với nhiều hương vị khác nhau. Đến mỗi vùng miền trên khắp cả nước, thực khách sẽ được thưởng thức mùi vị chả giò khác nhau, mang đậm bản sắc văn hóa mỗi vùng miền.
Ảnh minh họa
Chả giò truyền thống bao gồm thịt nạc xay, củ đậu, cà rốt, nấm hương, miến, mộc nhĩ và trứng. Nhân được thái nhỏ, trộn đều và được gói lại xinh xắn bên ngoài lớp bánh tráng. Hương vị thơm ngon, sự cân bằng về hương vị đã tạo nên sự độc đáo cho món ăn này. Miếng chả giò được chiên vàng đều. Ngay khi cắn một miếng ta có thể cảm nhận được sự giòn tan, hơi mặn của bánh tráng. Vị ngọt, chín tới của rau củ bên trong. Tất cả đã tạo nên tổng thể hương vị riêng biệt, chỉ có tại ẩm thực Việt Nam.
Theo thời gian, chả giò được biến tấu với sự kết hợp của nhiều loại nhân mới và hình dạng cuốn cũng được phá cách. Không chỉ đơn thuần là chả giò thịt heo, bạn có thể thay thế với thịt bò hoặc làm nhân hải sản cũng rất ngon. Bạn có thể thêm nhân phô mai để tạo sự đột phá ngoại mục cho món ăn. Và chả giò chay cũng là một sự lựa chọn hoàn hảo cho cuộc sống hiện đại. Chả giò, một món ăn mang đầy đủ sự tinh tế, kết hợp nguyên liệu khéo léo. Đã tạo nên thương hiệu chả giò không thể lẫn với bất kỳ ẩm thực quốc gia nào. Sau đây, chúng ta sẽ cùng nhau chế biến món chả giò này tại nhà nhé.
Nguyên liệu cần có làm chả giò
- Thịt nạc dăm: 350gr
- Mỡ heo: 150gr
- Cà rốt: 150gr
- Củ sắn( củ đậu): 150gr
- Miến: 150gr
- Khoai môn: 150gr
- Đầu hành lá, hành tím, tỏi
- Nấm mèo khô: 10gr
- Trứng gà ta: 1 quả
- Hành phi( có thể phi tại nhà hoặc mua ngoài hàng)
- Bánh tráng dùng để cuốn chả giò( 2-3 tập)
- Tiêu xay, dầu mè, đường, dầu hào, mayonnaise, hạt nêm, bột ngọt, muối.
Cách làm chả giò
Bước 1: Sơ chế thịt
Các bạn dùng một chút đầu hành rửa sạch và thái nhỏ
Thêm một chút tỏi, hành tím bóc vở, rửa sạch, đập dập và băm nhuyễn
Thịt nạc và mỡ các bạn mua về rửa sạch, để ráo nước trước khi đem đi bằm thịt. Khi thịt đã ráo nước, các bạn thái nhỏ thịt cho dễ bằm, thêm chút đầu hành, hành tím, tỏi đã băm nhuyễn cùng với 1 thìa cafe hạt tiêu, băm cùng với thịt.
Thịt nên bằm tại nhà. Tuy hơi tốn công một chút nhưng lại tạo được vị ngon hơn so với việc các bạn xay thịt ở ngoài.
Sau đó, các bạn cũng bằm 150gr mỡ cho thêm vào chả giò để giúp nhân chả giò không bị khô. Nếu bạn nào không thích ăn mỡ có thể dùng luôn 500gr thịt nạc giăm nhé.
Bước 2: Chuẩn bị nhân chả giò
Sử dụng 10gr nấm mèo khô, ngâm với nước để tạo được độ nở. Sau khi nấm mèo đã được ngâm nở. Các bạn sẽ rửa sạch lại với nước, để ráo rồi đem đi thái nhuyễn.
Cho nấm mèo đã thái chung với phần thịt băm. Thêm 3 thìa canh hành phi, 2 thìa canh dầu mè, 1 thìa canh đường, thìa canh dầu hào, 1/3 thìa canh mayonnaise tạo độ béo cho món ăn. Thêm 1 thìa canh hạt nêm, 1 thìa canh bột ngọt, thìa cafe muối. Trộn đều hỗn hợp để ngấm đều gia vị.
Bước 3: Sơ chế phần rau củ còn lại
Dùng 150gr cà rốt gọt vỏ sau đó bào sợi. Sau đó đem đi vắt ráo nước
Dùng 150gr củ sắn, cắt sợi trụng qua nước sôi và cũng đem vắt ráo nước.
Dùng 350gr khoai môn gọt vỏ, bào sợi và mang đi chiên sơ qua phần khoai môn đã bào sợi. Chiên khô qua bề mặt khoai là được. Không cần chiên quá lâu sẽ bị khô khi làm nhân chả giò bị khô
Tất cả nguyên liệu đều phải vắt nước khi cho vào trộn. Nhân chế biến phải đảm bảo được khô ráo để không bị chảy nước khi cuốn.
Bước 4: Trộn nhân chả giò
Đổ cà rốt, củ sắn, khoai môn, miến, hành lá cắt nhỏ và 1 quả trứng gà ta vào phần nhân đã chuẩn bị ở phía trên. Trộn đều hỗn hợp nhân lên. Nếu các bạn không cho trứng vào nhân sẽ mất đi vị ngon của món ăn.
Bước 5: Cuốn chả giò
Cho một chút nhân chả giò lên bề mặt bánh tráng. Rồi cuốn lại đều tay. Khi cuốn chả giò các bạn lưu ý là không nên cuốn quá chặt tay. Vì khi chiên nhân rất dế bị xì nhân ra ngoài. Cho lượng vừa đủ lên miếng bánh tráng. Cuốn đều và nhẹ tay.
Cuốn hết phần nhân đã chuẩn bị sau đó ta sẽ đem chả giò để trong tủ lạnh 30p trước khi mang đi chiên. Mục đích của việc này là để lớp vỏ khi chiên được giòn lâu hơn.
Bước 6: Làm nước chấm
Sử dụng 1/2 thìa canh ớt bằm đã lấy hạt, 1,5 thìa canh nước cốt chanh, 2 thìa canh đường và 3 thìa canh nước mắm.
Cho đường vào bát cùng nước cốt chanh. Thêm nửa chén canh nước sôi vào hòa tan phần đường. Cho nước mắm và ớt vào cùng. Khuấy đều lên là các bạn đã hoàn thành nước chấm ăn kèm. Các bạn có thể nêm mặn ngọt tùy theo ý thích của bát nước chấm.
Bước 7: Chiên chả giò
Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào, nên cho nhiều một chút, ngập miếng chả giò. Đợi dầu nóng thì thả từng miếng vào. Chiên với lửa vừa để chả giò được chín đều. Không nên chiên với lửa lớn vì chả giò rất dễ bị cháy.
Chiên đến khi bề mặt chả chín vàng đều để vào giấy thấm dầu cho ráo bớt mỡ.
Vậy là món chả giò của các bạn đã hoàn thành rồi. Ăn lúc vừa chiên xong, chấm cùng nước mắm sẽ rất ngon.
Với công thức làm chả giò, hy vọng các bạn có thể thực hiện được thành công món ăn này tại nhà cho cả gia đình cùng thưởng thức nhé.
Những món ăn Trung Quốc khiến du khách mê mẩn Trung Quốc nổi tiếng là quốc gia có nhiều món ăn ngon trên thế giới. Cùng khám phá nền ẩm thực của quốc gia này bạn nhé. 1. Vịt quay Bắc Kinh Đây là món Trung Quốc nổi tiếng ở Việt Nam. Sự kết hợp giữa thịt mềm, lớp vỏ giòn của vịt quay Bắc Kinh khiến thực khách nào cũng mê mẩn....