7 món ăn gây nguy hiểm cho sức khỏe trẻ nhỏ
Sôcôla, bánh ga tô, sữa đậu nành là một trong những món ăn khoái khẩu của nhiều người, nhưng những thực phẩm này có thực sự tốt cho sức khỏe của trẻ, hãy cùng các chuyên gia dinh dưỡng đi tìm câu trả lời
1. Tránh dùng sữa đậu để nuôi trẻ:
Sữa đậu chủ yếu làm bằng các loại đậu. Hiện nay trên thị trường có bán nhiều loại sữa đậu, giá cả thỏa đáng, sử dụng thuận tiện. Trong sữa đậu có nhiều protein, yếu tố vi lượng, vitamin nhưng không nên thay thế sữa đậu cho sữa bò vì protein trong sữa đậu chỉ là protein thực vật, trong sữa đậu nành lại chứa chất nhôm, trẻ uống lâu ngày sẽ tăng chất nhôm trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự phát triển của đại não.
Vì vậy sau thời kỳ bú mẹ hoàn toàn, trong chế độ ăn bổ sung cho trẻ dùng sữa bò là tốt nhất và chỉ nên dùng sữa đậu kèm theo.
2. Không nên cho trẻ ăn trứng muối:
Nhiều bà mẹ cho rằng trứng muối được chế biến từ trứng gà, vừa có dinh dưỡng vừa có mùi vị đặc biệt, vì thế thường xuyên cho trẻ ăn trong bữa ăn hàng ngày của trẻ. Nhưng trứng muối lại không tốt nếu bé ăn quá nhiều, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.
Nguyên nhân là trong quá trình chế biến trứng muối phải sử dụng một lượng chì nhất định, trong khi chì có ảnh hưởng không tốt đến hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và quá trình tạo máu. Đặc biệt, bé còn rất mẫn cảm với chì, tỷ lệ hấp thu chì cao hơn rất nhiều so với người lớn. Não bộ và hệ thần kinh của bé còn chưa phát triển một cách đầy đủ, nên càng dễ bị tổn thương, do đó gây ảnh hưởng lớn đến trí lực của bé.
3.Hạn chế cho trẻ ăn gan động vật:
Gan động vật có hàm lượng dinh dưỡng phong phú, có thể bổ sung sắt và vitamin A, vì thế nhiều bà mẹ hay cho trẻ ăn gan động vật trong bữa ăn của bé. Nhưng nghiên cứu chỉ ra rằng, tuy gan có hàm lượng dinh dưỡng phong phú, nhưng cũng chính là “bộ máy giải độc” lớn nhất trong cơ thể, vì thế hàm lượng độc tố cũng như lượng khí thể hóa học trong gan cũng rất cao.
Do đó bạn chỉ nên cho bé ăn một lượng gan vừa đủ, nếu ăn quá nhiều sẽ không có lợi cho sức khỏe bé. Ngoài ra, lượng vitamin A có trong gan động vật nếu tích tụ quá nhiều trong cơ thể cũng có thể dẫn đễn một số bệnh khác.
4. Không nên ăn nhiều sôcôla:
Video đang HOT
Các nhà dinh dưỡng cho rằng, không nên cho trẻ nhỏ ăn nhiều sôcôla. Sôcôla được gọi là thứ thực phẩm “năng lượng nhanh”, sẽ ảnh hưởng đến khẩu vị khiến trẻ nhỏ không muốn ăn cơm, hạn chế việc hấp thu các chất dinh dưỡng khác. Ngoài ra, chất acid oxalic trong sôcôla kết hợp với calci sẽ trở thành oxalate calci không hòa tan, khiến cơ thể không tiếp thu được calci. Nếu ăn sôcôla lâu dài sẽ làm tóc khô, tiêu chảy, xuất hiện chứng thiếu calci và chậm lớn.
Gần đây, các nhà nghiên cứu nước ngoài còn phát hiện trong sôcôla có chứa bromua, chất này phối hợp tác dụng với cafein trong sôcôla, tạo nên những kích thích không tốt cho não của trẻ, khiến trẻ bị hưng phấn quá gây mất ngủ. Vì vây không nên cho trẻ ăn nhiều sôcôla, lại càng không nên chi sôcôla vài sữa, vì chất calci của sữa sẽ bị acid oxalic trong sôcôla phá hoại.
5. Tránh tẩm bổ bừa bãi:
Đi đôi với mức sống được nâng cao, nhiều gia đình không tiếc tiền tẩm bổ cho con mà không biết rằng: Tẩm bổ phải căn cứ vào tuổi tác và thể chất con người chứ không nên tẩm bổ bừa bãi, nếu không chỉ có hại mà không có lợi.
Đứng về góc độ y học, một trẻ khỏe mạnh cơ năng, các mặt đều bình thường thì không cần thiết phải tẩm bổ. Các loại thực phẩm có dinh dưỡng bao gồm chất protein, chất béo, vitamin…chỉ cần đảm bảo cân bằng dinh dưỡng trong ăn uống bình thường là được, không cần phải tẩm bổ cho trẻ. Trong sinh hoạt hàng ngày, chúng ta thường thấy có hiện tượng những cụ già hoặc người thân trong gia đình, hàng ngày khi được ăn các chất bổ, thường hay tiện tay bón cho các cháu vài miếng, cũng có khi còn để hẳn cho các cháu một suất.
Tấm lòng yêu con cháu là điều dễ hiểu, nhưng thói quen như vậy thực sự không tốt cho trẻ. Có gia đình lại thường xuyên cho trẻ uống các loại thuốc bổ như sữa ong chúa, mật ong, tạo cho trẻ thói quen dùng từ bé, một số gia đình còn lạm dụng cả nhân sâm, gây nên hội chứng nhân sâm, suất hiện các biểu hiện như: trẻ khóc nhiều, người bứt rứt, khó chịu, nặng hơn có thể xuất hiện co giật, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.
6. Tránh ăn bánh gatô thường xuyên:
Bánh ga tô là loại thức ăn ngon được làm bằng các nguyên liệu chính là bột mì, dầu mỡ và đường. Ngoài ra còn có những nguyên liệu bổ trợ như trứng gà, sữa bò, nhân quả, đậu rang, nhân táo…chế biến bánh gatô cũng đòi hỏi nhiều công đoạn như nướng, hấp…để thành món ngon.
Vì màu sắc đẹp, lạ, có mùi thơm, ngọt, xốp nên bánh gatô được nhiều người ưa thích. Nhưng nếu thường xuyên ăn loại bánh này sẽ không phù hợp với yêu cầu dinh dưỡng, nhất là đối với trẻ đang thời kỳ lớn. Ăn bánh ga tô sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ, không những làm cho bữa chính kém đi mà còn tạo nên thói quen ăn lệch, khiến cho các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ lớn lên không được bổ sung kịp thời, dễ trở thành thiếu dinh dưỡng.
7. Tránh những thức ăn nhiều mì chính:
Có những trẻ biếng ăn, không thích ăn nên bố mẹ hay cho thêm mì chính vào thức ăn để thức ăn ngon hơn, nhưng làm như vậy kết quả sẽ ngược lại. Bởi vì ăn nhiều mì chính sẽ làm cho trẻ thiếu chất kẽm. Thành phần hóa học của mì chính là glutamate kẽm và bài tiết qua nước tiểu, gây nên hiện tượng thiếu kẽm cấp tính. Kẽm là nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể, trẻ nhỏ thiếu kẽm sẽ chậm lớn, trí tuệ kém, chậm trưởng thành tình dục, thậm chí là rối loạn vị giác, không thèm ăn.
Theo SK&ĐS
Nỗi lo từ nhân bánh trung thu... nhập lậu
Tết Trung thu đang cận kề, các mặt hàng bánh kẹo lại vào mùa bán chạy nhất, đặc biệt là các loại bánh nướng, bánh dẻo. Chính vì vậy, rất nhiều đối tượng đã lợi dụng thời cơ này để thu gom hàng trăm tấn nguyên liệu làm bánh trung thu nhập lậu qua biên giới, rồi đưa vào Việt Nam tiêu thụ kiếm lời.
Nhập nhèm "thật - giả"
Theo Đại tá Lương Minh Thảo, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (C49), Tổng cục Cảnh sát cho biết: "Vào khoảng 21h30" ngày 23/8 vừa qua, qua công tác trinh sát, Đội Quản lý trật tự (QLTT) số 11 (Chi cục QLTT TP Hà Nội) phối hợp với Cục Cảnh sát môi trường và Công an quận Tây Hồ phát hiện và bắt giữ ôtô mang BKS 30U-0078 tại trụ sở Công ty Cổ phần bánh kẹo liên doanh Malays@Việt Nam (ở số 523 đường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội)...
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên xe có 50.000 quả trứng muối được đóng thành từng túi, 100 thùng mỗi thùng chứa 20kg nhân làm bánh trung thu đã chế biến như: đậu xanh, đậu đỏ, khoai môn, thập cẩm... Các loại nhân bánh trên được đóng vào túi nilon cứng với tổng khối lượng khoảng 2 tấn. Toàn bộ số hàng trên không có giấy chứng nhận kiểm dịch, không hạn sử dụng, nhãn mác chỉ có tiếng Trung Quốc.
Mấy năm gần đây, trước mùa trung thu, nhân bánh nướng bánh dẻo là mặt hàng nóng ở vùng biên giới Việt - Trung. Rất có thể vì vụ thu gom, vận chuyển nhân bánh này bị phát hiện và bắt giữ mà một số nhà sản xuất bánh trung thu lớn sẽ gặp khó khăn trong việc mua nguyên liệu làm nhân bánh trung thu. Số nguyên liệu chế biến sẵn này có thể được sử dụng mà không qua kiểm dịch, không kiểm soát được chất lượng. Trên bao bì của số nguyên liệu này có ghi thời gian bảo quản lên tới 3 tháng.
Vụ việc được các cơ quan theo dõi trong một thời gian dài, gần 2 tháng từ lúc lô hàng này được vận chuyển từ Lạng Sơn về Hà Nội. Chủ hàng là Nguyễn Huy Cường (ở xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Để lợi nhuận theo thời vụ, Cường đã lên vùng biên giới thu gom hàng rồi đưa về Hà Nội bán cho các doanh nghiệp tư nhân sản xuất bánh trung thu.
Quá trình đấu tranh khai thác, đối tượng Cường khai nhận: "Dự đoán trong dịp tết Trung thu, các mặt hàng về bánh kẹo sẽ khan hiếm nên tôi đã gom hàng từ Lạng Sơn về bán cho các cơ sở sản xuất bánh trung thu ở Hà Nội và các tỉnh lân cận. Nếu vận chuyển trót lọt, số hàng này sẽ được giao cho các cơ sở sản xuất bánh trung thu tại Hà Nội. Loại nhân bánh chế biến sẵn của Trung Quốc này có giá rất rẻ, từ 40.000-45.000đ/kg, cá biệt có nhân bánh thập cẩm giá từ 56.000-60.000đ/kg. Trong khi đó để làm 1kg nhân bánh theo phương pháp cổ truyền thì giá phải từ 120.000-140.000đ/kg".
Khó khăn trong quản lý
Theo các cơ quan chức năng thì để phát hiện và thu giữ đã khó, vấn đề khiến cơ quan quản lý băn khoăn là chất lượng thực sự của các nhân bánh chế biến sẵn. Khi lực lượng kiểm tra tiến hành kiểm đếm, thu giữ, trứng muối bắt đầu có hiện tượng chảy. Khi được hỏi về chất lượng, nguyên liệu của nhân bánh, chủ hàng khai nhận: "Những người như tôi không biết trong nhân bánh có những chất gì. Vì thấy giá hợp lý, nhu cầu của các lò sản xuất cao nên thu mua về tiêu thụ".
Hơn 2 tấn nhân làm bánh trung thu có nguồn gốc Trung Quốc được chuyển vào Hà Nội
Hiện toàn bộ số hàng bị tịch thu niêm phong chờ xử lý theo quy định của pháp luật. Theo ông Phạm Quốc Thái - Đội trưởng Đội QLTT số 11 cho biết: "Mặc dù cơ quan chức năng đã nghe nói đến loại nhân bánh chế biến sẵn từ Trung Quốc nhập lậu về, nhưng vẫn không phát hiện được vì chủ hàng thường xé lẻ và để lẫn với hàng hóa có hóa đơn chứng từ nên khó phát hiện. Các loại nhân bánh nhập lậu này được chuyển ngay vào lò sản xuất, lực lượng chức năng cũng "bó tay" vì không có chứng cứ khẳng định đó là nhân bánh ngoại nhập, không qua kiểm dịch. Để giảm chi phí nguyên vật liệu, một số cơ sở sản xuất bánh trung thu tư nhân đã nhập loại này để sản xuất bánh trung thu với giá thành rẻ".
Đại tá Lương Minh Thảo nói, có thể có "lỗ hổng" trong kiểm soát vì nhiều chuyến hàng đi từ biên giới về tận Hà Nội mới bị phát hiện. Mặt khác, dân buôn chở hàng lậu thường đi vào ban đêm nên rất khó kiểm soát. Mặt hàng nhân bánh trung thu được đưa chủ yếu qua các cửa khẩu tại Lạng Sơn và Quảng Ninh. Dù chưa có số liệu thống kê song nhiều cán bộ quản lý lo ngại với dự đoán rằng, số nhân bánh trung thu nhập lậu vào Việt Nam phải lên tới hàng trăm tấn.
Ngay sau khi bắt được vụ vận chuyển một khối lượng lớn hàng nguyên liệu nhân bánh trung thu lậu này, ngày 24/8, Đội QLTT số 6 - Chi cục QLTT TP Hà Nội phối hợp với Công an quận Thanh Xuân tiến hành kiểm tra ôtô mang BKS 16L-6861 do Trần Văn Chính (trú tại quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng) điều khiển, đang đỗ trên đê cuối cầu Thanh Trì đi đường Quốc lộ 5. Lực lượng chức năng phát hiện trên xe có 1.010kg quả khô, ô mai, xí muội được đóng vào 21 bao, tải mỗi bao 50kg. Chủ hàng không xuất trình được hóa đơn chứng từ loại quả khô trên. Và để che mắt lực lượng chức năng, số hàng này được để lẫn với các vỏ hộp để đựng bánh có hóa đơn chứng từ đầy đủ.
Theo khai nhận của chủ xe, sau khi thu mua, hàng sẽ chuyển về tiêu thụ tại Hà Nội. Mùa kinh doanh sản xuất bánh trung thu đã bắt đầu, các cơ sở sản xuất bánh tư nhân hối hả tập kết nguyên vật liệu. Đây cũng là thời điểm tốt để những nguyên liệu không đảm bảo chất lượng, nhập lậu có cơ hội tiêu thụ. Những nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ này khi được chế biến thành các loại bánh nướng, bánh dẻo thì không biết sẽ chứa đựng những ẩn họa thế nào đối với người sử dụng?
Nhìn những chiếc bánh thơm ngon, mấy ai biết được trong đó là nhân bánh làm bằng nguyên liệu nhập lậu hay nhân bánh được làm bằng nguyên liệu trong nước. Với mục đích này, người sản xuất có thể dùng khá nhiều cách khác nhau, không chỉ là dùng nhân bánh nhập lậu giá rẻ, hoặc dùng nguyên liệu phế phẩm mà còn có thể trộn nhân với bột, chất tạo ngọt không được phép sử dụng trong thực phẩm. Nguy hại hơn, trong nhân bánh làm sẵn thường sử dụng hương liệu, chất điều vị, chất bảo quản độc hại, chất chống mốc. Đây đều là những loại hóa chất rất nguy hiểm cho sức khỏe con người, nếu không được kiểm soát chặt chẽ về định lượng sử dụng.
Những người làm công tác quản lý đành lên tiếng cảnh báo người tiêu dùng trong nước: "Cách tốt nhất là chúng ta cần biết cách bảo vệ chính mình, đừng nên ham rẻ mà mua bệnh vào thân. Có những chất độc hại không gây hậu quả ngay lập tức nhưng nó sẽ tích tụ trong người sinh ra những căn bệnh vô phương cứu chữa". Nhiều bà nội trợ cũng làm phép cân đối: "Thay vì chọn 2 chiếc bánh trung thu không rõ nguồn gốc có giá rẻ, thì chỉ nên chọn 1 chiếc bánh đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ". Một mặt là khuyến cáo về an toàn thực phẩm trong các loại nhân bánh nhập lậu. Mặt khác, công tác kiểm tra, rà soát vẫn được thực hiện tại tất cả các cơ sở sản xuất bánh trung thu.
Đại tá Lương Minh Thảo khẳng định: "C49 sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất bánh trung thu, nhất là các công ty lớn và tại các làng nghề, không để nhân bánh không rõ nguồn gốc, không rõ chất lượng trôi nổi tràn lan ngoài thị trường".
Theo BĐVN
Gầy quá có phải do bệnh? Tôi 22 tuổi mà người gầy quá, ăn uống tẩm bổ cũng không cải thiện là bao. Tôi hay chóng mặt, nhanh mệt mỏi, nói chung là yếu. Thưa bác sĩ, tôi nên khám chữa bệnh như thế nào? Nguyễn Kim Loan (Thanh Hóa) Gầy yếu có thể do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn bạn bị sơ nhiễm lao từ khi còn nhỏ...