7 lý do để bạn không thể “lơ là” thẻ tín dụng
Không chỉ là xu thế của thời đại, thẻ tín dụng còn là xu hướng của hoàn cảnh hiện tại khi xã hội đang bước vào giai đoạn hạn chế tiếp xúc lần hai.
Nhu cầu sử dụng thẻ và tiếp cận những phương thức thanh toán hiện đại, an toàn sẽ là những thói quen mới cần được kích hoạt ngay khi tình hình dịch Covid-19 tiếp tục có diễn biến phức tạp. Nhưng làm thế nào để tối ưu hóa các lợi ích từ thẻ tín dụng và làm sao để chọn được một chiếc thẻ phù hợp là câu hỏi vừa dễ vừa khó.
Với 7 lý do dưới đây, bạn sẽ tìm được ngay “trợ thủ tài chính” phù hợp cho mình!
1 – Đồng điệu cùng xu hướng “không tiền mặt”
Sở hữu một chiếc thẻ tín dụng là bạn đã tự kích hoạt chế độ hòa nhập vào một xu hướng ngày càng mạnh mẽ mang tên “không tiền mặt”. Theo World Bank, ở các quốc gia phát triển có đến 90% người dân sử dụng thẻ tín dụng cho các chi tiêu hàng ngày. Từ lâu, thẻ tín dụng đã là giải pháp “nhẹ tênh” để thoát khỏi sự “cồng kềnh” của chiếc ví chứa đầy tiền mặt, vừa vướng víu lại tiềm ẩn nhiều hiểm nguy. Thế giới đã như thế, khi nào mới đến lượt bạn?
2 – “Không tiếp xúc” đã là phòng dịch hiệu quả
Trong các thuật ngữ liên quan đến thẻ tín dụng, ta bắt gặp từ “ contactless”, được tạm dịch là “không tiếp xúc”. Đây là lý do chuẩn nhất trong mùa dịch để bạn phải mở ngay một chiếc thẻ tín dụng, vì khi thực sự “không tiếp xúc” hay “không chạm” thì đồng nghĩa với việc bạn đang tự bảo vệ mình và cả những người xung quanh tránh các nguy cơ dịch bệnh. Tính năng này đã được bổ sung ở tất cả các thẻ và thẻ tín dụng của ngân hàng Bản Việt, vừa tiện lợi, an toàn, vừa bảo mật tuyệt đối khi chỉ cần chạm hoặc vẫy nhẹ thẻ lên máy POS là thanh toán thành công.
3 – Ngồi tại nhà mua cả thế giới
Một trong những quyền năng không thể thiếu của thẻ tín dụng là giúp bạn tại bất cứ nơi đâu vẫn có thể mua sắm mọi sản phẩm, hàng hóa mình muốn. Với tính năng thanh toán online được trang bị cho tất cả các dòng thẻ tín dụng của Ngân hàng Bản Việt, các tín đồ shopping hoàn toàn có thể an tâm ở nhà mua mọi thứ và thanh toán trong vòng 1 nốt nhạc. Không chỉ tiện lợi và tiết kiệm thời gian, thanh toán online còn hạn chế tiếp xúc không cần thiết, an toàn và bảo mật hơn rất nhiều so với việc thanh toán bằng tiền mặt.
4 – Quản lý chi tiêu siêu hiệu quả
Nếu bạn muốn là “Mr. Control” cho ngân sách nhà mình, thì việc lựa chọn thẻ tín dụng cũng là ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh việc dễ dàng tra soát lịch sử tiêu dùng, thẻ tín dụng còn mang đến cho bạn tiện ích miễn lãi suất đến 55 ngày, và trả góp 0% lãi suất cho những món hàng giá trị cao. Việc được phép trả chậm giúp bạn chủ động hơn trong quản lý chi tiêu cũng như thoát khỏi ám ảnh thiếu trước hụt sau mỗi tháng.
Video đang HOT
5 – Tạo thu nhập ngay cả khi chi tiêu
Việc mua sắm sẽ vui và thoải mái hơn khi bạn được hoàn một phần tiền trên số tiền đã chi ra, thậm chí càng chi nhiều số tiền hoàn lại càng lớn. Đó cũng là một tính năng để thẻ tín dụng trở thành “bạn thân” của đa số người dân trên toàn thế giới. Người ta gọi đó là chức năng “ cash back” (hoàn tiền), và một trong những sản phẩm thẻ tín dụng có chức năng nổi bật này chính là thẻ tín dụng Visa Lifestyle Bản Việt, giúp bạn hoàn tiền lên đến 5% nhiều lĩnh vực chi tiêu như ăn uống, y tế, giáo dục, du lịch. Tích tiểu thành đại, số phần trăm hoàn tiền cũng đủ giúp bạn tiếp tục hăng say mua sắm mà không lo về giá.
6 – Sau dịch cùng đi du lịch
Bạn có thể đi du lịch một mình nhưng lại không thể thiếu một chiếc thẻ tín dụng cạnh bên. Nếu là một tín đồ nay đây mai đó, thẻ tín dụng JCB Travel Bản Việt là lựa chọn rất tối ưu. Chiếc thẻ này giúp bạn miễn phí chuyển đổi ngoại tệ khi ở nước ngoài. Như thế sau khi dịch bệnh qua đi, chúng ta lại có thể khởi động lại đam mê du lịch của mình mà không lo hết tiền giữa đường. Ngoài ra, thẻ tín dụng JCB Travel còn mang đến hạn mức bảo hiểm du lịch đến 21 tỷ đồng cho chủ thẻ và cả gia đình.
7 – Nhiều ưu đãi giảm giá đến 50%
Từ mua sắm online đến ra cửa hàng chọn lựa, sử dụng thẻ tín dụng để giao dịch bạn có thể được tận hưởng ưu đãi giảm giá lên đến 50%. Đơn cử trong thời gian này, chủ thẻ tín dụng JCB Ngân hàng Bản Việt khi mua sắm tại Điện Máy Xanh, Thế Giới Di Động sẽ được ưu đãi đến 600.000đ, tại Tiki, Shopee được ưu đãi giảm đ
6 cách ngăn ngừa và giải quyết nợ thẻ tín dụng dành cho chị em có niềm đam mê mua sắm
Việc sử dụng thẻ tín dụng đã quá phổ biến với các chị em hiện nay nhưng nhiều người vẫn còn khá mơ hồ. Khi chưa biết cách sử dụng đúng mục đích, bạn có thể gây ra những ảnh hưởng xấu tới tình hình tài chính cá nhân.
1. Không dùng thẻ tín dụng này để trả nợ thẻ tín dụng khác
Trên thực tế, nhiều người đang sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng này để thanh toán nợ thẻ tín dụng của ngân hàng khác.
Tuy nhiên, cách làm này lại mang tới nhiều rủi ro tài chính khi trước tiên, bạn sẽ không được nhận những ưu đãi của thẻ như hoàn tiền, tích điểm, quy đổi dặm bay...bởi đây không phải là giao dịch mua sắm được tính trên thẻ.
Bên cạnh đó, khi dùng thẻ tín dụng để trả nợ, thực tế là bạn đang chuyển khoản và giao dịch này sẽ bao gồm chi phí. Tuỳ ngân hàng mà chi phí này thấp hay cao, thông thường bạn sẽ mất 1,5% số tiền chuyển khoản.
Tất cả những điều này đều mang tới bất lợi cho bạn.
Hình minh họa.
2. Tuân thủ mức tiết kiệm và lập khoản dự phòng
Điều quan trọng để không rơi vào nợ nần là tự bản thân phải biết tiết kiệm một số tiền mỗi tháng và đương nhiên số tiền này sẽ nằm trong tài khoản tiết kiệm để tránh việc rút tiền. Để tránh việc sử dụng vượt mức thẻ tín dụng, nên có thêm một khoản dự phòng trong những tình huống khẩn cấp.
Ví dụ: Thu nhập của bạn là 15 triệu/tháng, sau khi thanh toán các nhu cầu thiết yếu, bạn quyết định bỏ 5 triệu trong tài khoản tiết kiệm và số còn lại thanh toán cho thẻ tín dụng. Nhưng đến cuối tháng, một việc bất ngờ xảy đến khiến bạn cần tiền để chi ví dụ như khám bệnh, đám tiệc, cần mua gấp hay sửa chữa đồ đạc...
Khi đó, không có tiền trong tài khoản, bạn buộc phải sử dụng thẻ để chi tiêu và dễ dàng rơi vào bẫy nợ nần. Vậy là bạn phải chịu phí trả nợ trễ, phí phạt, lãi suất phạt và hồ sơ tín dụng của bạn cũng sẽ bị điểm xấu.
Chính vì vậy, ngoài việc tuân thủ tiết kiệm để có một khoản tiền đầu tư cho bản thân, bạn cần chuẩn bị một khoản dự phòng mà có thể linh động sử dụng để chi cho những trường hợp khẩn cấp. Các chuyên gia khuyên rằng, số tiền này nên chiếm 10% thu nhập hàng tháng.
3. Cân nhắc khi dùng khoản vay rẻ để trả nợ thẻ tín dụng
Cách dễ dàng nhất để xử lý số dư thẻ tín dụng là giải quyết những khoản nợ của bạn. Có thể thực hiện điều này bằng cách sử dụng một khoản vay tín chấp, có lãi suất thấp hơn để trả nợ thẻ tín dụng.
Một thẻ tín dụng có lãi suất khoảng 26%/năm trong khi khoản vay tín chấp chỉ có lãi suất từ 6-9%/năm. Như vậy, bạn có thể thanh toán món nợ thẻ tín dụng và không bị căng thẳng với con số lãi suất quá cao.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất cần lưu ý là việc chi tiêu để không phải "đảo nợ" như thế. Tất cả những hoạt động mượn tiền, trả nợ, thanh toán đều được ghi lại và điều này sẽ khiến điểm tín dụng của bạn ảnh hưởng đáng kể.
4. Đừng "đổ nợ" mới tìm sự giúp đỡ
Khi các khoản nợ thẻ tín dụng dần tăng cao và ám ảnh bạn, sự lo lắngkhiến bạn không yên thì đó là lúc cần tìm kiếm sự giúp đỡ. Bạn có thể tìm đến những tổ chức tài chính hoặc mượn gia đình, bạn bè để tháo gỡ mối lo ngại này.
Dù việc đăng ký một khoản vay để trả nợ có thể ảnh hưởng nhất định đến lịch sử tín dụng nhưng việc trì hoãn trả nợ để lãi suất tăng lên sẽ khiến bạn mệt mỏi thêm. Đến lúc, bạn không còn khả năng chi trả và ngân hàng liệt bạn vào nhóm nợ xấu, điều đó sẽ còn tồi tệ hơn.
Điều đó đồng nghĩa khó có thể vay từ các ngân hàng và khó để đăng ký một sản phẩm tài chính nào khác. Chính vì vậy, càng sớm nói ra khó khăn mình thì thời hạn giải quyết nó càng nhanh.
5. Ngưng sử dụng thẻ tín dụng sau khi trả hết nợ
Hãy chống lại cám dỗ với mức hạn mức cao mà ngân hàng cấp cho bạn. Hạn mức này khiến bạn nghĩ mình sở hữu trong tay số tiền lớn và cứ thế mà chi tiêu. Điều này sẽ chỉ dẫn bạn quay lại vòng lặp của nợ nần.
Thế nên, nếu xác định mình không thể kiểm soát chi tiêu bằng thẻ tín dụng, bạn có thể cân nhắc việc đóng nó để tránh việc đổ nợ một lần nữa.
6. Trả hết nợ thẻ tín dụng với kỷ luật và một kế hoạch rõ ràng
Đôi khi, việc đơn giản cần làm là để thẻ ở nhà cho đến khi khoản nợ của bạn được trả hết. Ví dụ như bạn cần rút tiền mặt mới mua được món đồ sẽ vừa mất thời gian lại vừa không an toàn, điều này khiến bạn phải dành thời gian để cân nhắc việc mua nó.
Nếu bất cứ thứ gì cũng dễ dàng chi tiêu bằng thẻ tín dụng thì nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng sẽ cao hơn. Như vậy, cần lập kế hoạch rõ ràng bằng cách tính nợ thẻ tín dụng của mình, chia nhỏ thu nhập ra để kiểm soát và tập trung làm việc để giải quyết mọi khoản nợ.
Vừa đảm bảo hàng hóa phục vụ người dân, vừa tăng cường phòng dịch Khác với thời điểm mới xuất hiện dịch COVID-19, người dân đã bình tĩnh, yên tâm không tích trữ hàng hóa dù dịch bệnh đang diễn biến phức tạp. Công tác phòng, chống dịch cũng được đặt lên hàng đầu. Trực tiếp kiểm tra việc chuẩn bị hàng hóa phục vụ người dân mua sắm trong giai đoạn dịch COVID-19 tái diễn, bà...