7 đồ uống giúp cải thiện giấc ngủ và chữa chứng mất ngủ

Theo dõi VGT trên

Khó ngủ, mất ngủ… không chỉ làm cơ thể mệt mỏi và uể oải vào ban ngày mà còn tăng nguy cơ mắc các tình trạng sức khỏe nguy hiểm.

Một số đồ uống dưới đây dùng trước khi đi ngủ có thể khắc phục tình trạng này, giúp ngủ ngon hơn…

1. Sữa ấm với nghệ

giúp ngủ ngon hơn

Uống sữa ấm trước khi đi ngủ không chỉ khắc phục tình trạng giấc ngủ thất thường, đồng thời có thể dần dần giúp điều trị chứng mất ngủ. Điều này là do sự hiện diện của một hợp chất gọi là tryptophan, một loại axit amin có thể thúc đẩy sự thư giãn trong sữa. Khi kết hợp với một chút nghệ có thể cải thiện chu kỳ giấc ngủ và đặc tính chống viêm của nghệ giúp tăng cường sức khỏe và tinh thần tổng thể.

Hướng dẫn: Đun nóng một cốc sữa và thêm một chút bột nghệ, có thể làm ngọt bằng mật ong nếu muốn, rồi uống.

2. Sữa ấm với Ashwagandha

Ashwagandha là một loại thảo dược lâu đời được biết đến với khả năng giảm căng thẳng, lo lắng và các triệu chứng trầm cảm. Uống hỗn hợp sữa và ashwagandha có thể giúp bạn dễ ngủ một cách tự nhiên. Điều này là do sự kết hợp các đặc tính thích ứng của ashwagandha kết hợp với tryptophan trong sữa, giúp điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ.

Hướng dẫn: Ngâm rễ hoặc bột ashwagandha trong sữa ấm khoảng 10 phút. Lọc và uống trước khi đi ngủ.

7 đồ uống giúp cải thiện giấc ngủ và chữa chứng mất ngủ - Hình 1

Sữa ấm với nghệ cải thiện giấc ngủ và chữa chứng mất ngủ

3. Saffron và sữa hạnh nhân

Saffron là một loại thảo dược phổ biến, được biết đến với tác dụng cải thiện tâm trạng và thư giãn. Làm hỗn hợp sữa hạnh nhân và sợi nghệ tây là sự kết hợp hoàn hảo giữa magie và tryptophan, giúp khắc phục chứng mất ngủ.

Video đang HOT

Hướng dẫn: Ngâm một vài sợi nghệ tây trong sữa ấm. Trộn hạnh nhân với nước để làm sữa hạnh nhân, sau đó trộn với sữa ngâm nghệ tây. Làm ngọt bằng một chút mật ong nếu muốn.

4. Trà hoa cúc

Hoa cúc đã được sử dụng trong y học nhiều thế kỷ vì đặc tính chữa bệnh, làm dịu của nó. Cho dù bạn cần giúp dễ ngủ vào ban đêm, tăng cường hệ thống miễn dịch hay giảm căng thẳng, một tách trà hoa cúc có thể giúp ích.

Trà hoa cúc có tác dụng an thần nhẹ, cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp bạn thức dậy với tinh thần sảng khoái vào hôm sau. Hoa cúc cũng đã được chứng minh là giúp cải thiện các vấn đề về chất lượng giấc ngủ liên quan đến trầm cảm và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác.

Để chuẩn bị trà thảo dược hoa cúc, bạn có thể cho vài hoa cúc (nguyên bông) vào trong nước sôi, hãm trong 5 phút rồi thưởng thức. Có thể thưởng thức riêng trà hoa cúc hoặc thêm một thìa mật ong để tăng thêm chút vị ngọt.

7 đồ uống giúp cải thiện giấc ngủ và chữa chứng mất ngủ - Hình 2

Trà hoa cúc có tác dụng an thần, cải thiện chất lượng giấc ngủ.

5. Nước ép anh đào chua

Quả anh đào chua rất giàu melatonin, loại hormone gây buồn ngủ mà cơ thể tạo ra một cách tự nhiên. Uống một cốc nước ép anh đào chua trước khi đi ngủ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.

6. Trà nữ lang

Rễ cây nữ lang đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ như một loại thuốc an thần và được sử dụng để giúp giảm cảm giác lo lắng, thúc đẩy sự bình tĩnh, giảm căng thẳng.

Loại thảo dược nữ lang hiện nay thường được sử dụng để giúp điều trị rối loạn giấc ngủ, đặc biệt đối với những người bị mất ngủ. Thông thường, nó được kết hợp với dầu chanh, hoa bia và các loại thảo mộc khác có thể gây buồn ngủ. Tuy nhiên không nên lạm dụng, vì cây nữ lang có thể gây nghiện.

7. Sinh tố chuối

Một lựa chọn hỗ trợ giấc ngủ bằng trái cây khác là sinh tố chuối, có thể làm khá dễ dàng trước khi đi ngủ và rất tuyệt vời để thúc đẩy giấc ngủ lành mạnh. Tất cả những gì bạn cần là xay một quả chuối nhỏ với một ít bơ hạnh nhân và sữa để có một ly sinh tố thơm ngon.

Đồ uống tốt này không chỉ giúp bạn chống lại cơn thèm ăn vặt lúc nửa đêm mà còn giúp thư giãn cơ bắp, giúp ngủ ngon hơn.

Dùng thuốc trị mất ngủ ở người cao tuổi cần lưu ý gì?

Một số người bệnh phản ánh dù đã dùng thuốc gây ngủ nhưng vẫn không ngủ được.

Vậy tại sao dùng thuốc trị mất ngủ không mang lại hiệu quả như mong muốn? Cần lưu ý gì khi dùng thuốc trị mất ngủ?

1. Tại sao dùng thuốc trị mất ngủ vẫn không ngủ được?

Dùng thuốc trị mất ngủ ở người cao tuổi cần lưu ý gì? - Hình 1

TS.BS. Trịnh Thị Bích Huyền, Trưởng phòng Khám và Điều trị ngoại trú, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai

Trên thực tế cho thấy, cùng một loại thuốc trị mất ngủ, có người uống vào ngủ được, nhưng cũng có người dù uống thuốc vẫn không ngủ được. Có người uống thuốc này không ngủ được, chuyển sang thuốc khác lại ngủ được.

Trao đổi về vấn đề này, TS.BS. Trịnh Thị Bích Huyền, Trưởng phòng Khám và Điều trị ngoại trú, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, có rất nhiều nguyên nhân giải thích cho tình trạng này. Thuốc khi đưa vào cơ thể qua đường uống sẽ trải qua các giai đoạn hấp thu, chuyển hóa thành chất phát huy tác dụng và sau đó thải trừ ra ngoài.

Bởi vậy, việc uống thuốc có tác dụng hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố của cơ thể gây ảnh hưởng đến các quá trình nói trên. Ví dụ, có thể kể đến như hệ tiêu hóa ảnh hưởng đến giai đoạn hấp thu thuốc, hoạt động của các men chuyển hóa thuốc, dùng chung các thuốc kết hợp gây cảm ứng men chuyển hóa, các bệnh lý như bệnh gan, thận...

Các loại thuốc trị mất ngủ nếu phù hợp với người bệnh thường phát huy hiệu quả ngay trong ngày, có thể sau khi uống thuốc từ 30 phút đến 2 tiếng. Không phải chờ lâu như các thuốc chống trầm cảm.

Dùng thuốc trị mất ngủ ở người cao tuổi cần lưu ý gì? - Hình 2

Các loại thuốc trị mất ngủ nếu phù hợp với người bệnh thường phát huy hiệu quả ngay trong ngày, có thể sau khi uống thuốc từ 30 phút đến 2 tiếng.

2. Người cao tuổi mắc bệnh mạn tính kèm theo có ảnh hưởng gì đến hiệu quả của thuốc không?

Theo TS.BS. Trịnh Thị Bích Huyền, người cao tuổi thường mắc thêm các bệnh lý nền, chẳng hạn như đái tháo đường, tăng huyết áp... và phải sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc. Việc người bệnh phải dùng nhiều loại thuốc khác nhau có thể gây tương tác thuốc, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa - có thể làm nhanh hoặc chậm quá trình phát huy tác dụng của thuốc trị mất ngủ.

Ngoài ra, cũng có thể xảy ra trường hợp gây tăng độc tính hoặc làm giảm hiệu quả của thuốc. Một số bệnh lý mạn tính ở người cao tuổi cũng có thể làm nặng thêm tình trạng mất ngủ. Có thể kể đến như bệnh suy thận. Một trong những biến chứng của bệnh suy thận là gây mất ngủ.

Tâm lý lo lắng ở người cao tuổi cũng là yếu tố cản trở giấc ngủ. Vì vậy, điều trị và kiểm soát tốt các bệnh lý nền cũng có thể cải thiện tình trạng mất ngủ, TS.BS. Trịnh Thị Bích Huyền khẳng định.

Dùng thuốc trị mất ngủ ở người cao tuổi cần lưu ý gì? - Hình 3

Việc người bệnh phải dùng nhiều loại thuốc khác nhau có thể gây tương tác thuốc, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa.

3. Một số lưu ý gì khi dùng thuốc trị mất ngủ đối với người cao tuổi

TS.BS. Trịnh Thị Bích Huyền khuyến cáo, người cao tuổi cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc. Cần trao đổi kỹ với bác sĩ điều trị về tất cả thuốc đang sử dụng, đồng thời tuân thủ hướng dẫn đến thời gian cũng như liều lượng dùng thuốc. Những nhóm thuốc gây ngủ nhưng làm giãn cơ như benzodiazepine không nên dùng cho người cao tuổi có bệnh lý về hô hấp. Khi sử dụng cần thận trọng bởi thuốc có thể gây ngã ở người cao tuổi, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Ngoài ra, người bệnh đang sử dụng thuốc trị mất ngủ cần lưu ý:

- Không nên uống rượu khi đang sử dụng thuốc gây ngủ vì rượu có thể làm tăng tác dụng của thuốc dẫn đến liều độc. Nếu trường hợp cần phải uống thì chỉ nên uống từ 1 - 2 chén rượu hoặc tối đa 2 cốc bia và trước khi ngủ 6 giờ.

- Không nên ăn quá no đối với người bị mất ngủ và đang sử dụng thuốc. Ăn quá no ở bất kỳ thời điểm nào cũng đều gây bất lợi đến giấc ngủ vì khi đó lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể thêm năng lượng sẽ gây ra tình trạng khó ngủ.

- Giữ tinh thần ở trạng thái thư thái, tránh căng thẳng.

- Đảm bảo không gian phòng ngủ thoải mái. Nếu sử dụng thuốc gây ngủ mà nằm trên một chiếc giường chật chội, lạ chỗ cũng có thể gây cản trở, khó ngủ. Vì vậy, cần chuẩn bị giường, nệm, gối phù hợp, không gian tối, yên tĩnh... để tạo sự thoái mái, dễ chịu, giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bị chó nhà cắn không đi tiêm phòng dại, người phụ nữ tử vong
07:57:37 19/11/2024
Loại củ là đặc sản mùa đông, 'thần dược' bổ thận, giúp lọc máu, giá rẻ đến không ngờ
09:29:52 19/11/2024
Loại củ được ví như 'nhân sâm mùa đông', cực bổ dưỡng lại rẻ bèo đầy chợ Việt
09:13:59 20/11/2024
Ngỡ ngàng với 4 thực phẩm 'bổ dưỡng gấp đôi' khi mọc mầm không phải ai cũng biết
09:07:54 20/11/2024
8 lưu ý quan trọng khi ăn cà tím
09:09:37 20/11/2024
Cà phê đen: Uống sao để không hại sức khỏe?
09:12:04 20/11/2024
Hà Nội: Số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng, số ca sốt xuất huyết vẫn ở mức cao
19:23:08 18/11/2024
Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này
20:01:48 18/11/2024

Tin đang nóng

Hoa hậu Kỳ Duyên về nước: Visual khác hẳn đêm chung kết, bị "đánh úp" 1 điều ngay tại sân bay
10:23:12 20/11/2024
Hoa hậu Việt suýt bị tước vương miện: Giờ là giám đốc ở trường đại học lớn, cuộc sống viên mãn bên chồng biên tập viên
10:30:30 20/11/2024
Top 5 Miss Universe Vietnam bị lộ hình ảnh nhạy cảm, người trong cuộc nói gì?
10:26:54 20/11/2024
Ưng Hoàng Phúc: "Tôi bảo Trấn Thành rằng tôi chịu hết nổi rồi"
12:58:05 20/11/2024
Truy tìm "cò" xin việc vào ngành Công an
15:08:53 20/11/2024
Sao Hàn 20/11: Lisa quá gợi cảm; sao nam dùng cái chết của cha để xin giảm án tù
10:43:21 20/11/2024
Kỳ Duyên lên tiếng giữa sân bay về những lời chê bai trong hành trình Miss Universe 2024
13:05:43 20/11/2024
Vợ chồng ân nhân của Mỹ Tâm lên tiếng chuyện mua nhà hơn triệu đô tại Mỹ
13:30:48 20/11/2024

Tin mới nhất

Bệnh viện Đa khoa tỉnh ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới vào khám, chữa bệnh

09:05:28 20/11/2024
Từ đó từng bước nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB), mang lại hiệu quả trong chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân.

Tiêm vaccine sởi đạt độ bao phủ, sao ca mắc mới vẫn tăng?

09:02:53 20/11/2024
Có 20-30% bệnh nhi sởi là dưới 9 tháng tuổi, nhóm này chưa đủ tuổi tiêm ngừa hoặc bị lây từ người lớn, lây chéo trong bệnh viện. Đây là nhóm tuổi có miễn dịch yếu nhất, nguy cơ biến chứng do sởi cao hơn.

Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

08:02:55 19/11/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vắc xin, hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Sức khỏe răng miệng kém có thể dẫn đến các bệnh lý mạn tính

07:59:57 19/11/2024
Bên cạnh đó, thói quen văn hóa, chế độ ăn uống, không kiểm tra nha khoa thường xuyên khiến tình trạng răng miệng nặng hơn khi phát hiện và điều trị.

5 thực phẩm ăn trước khi ngủ giúp giảm cân, say giấc

06:00:25 19/11/2024
Phô mai tươi là một lựa chọn tuyệt vời để tiêu thụ trước khi ngủ do hàm lượng protein cao và hàm lượng carbohydrate thấp. Nó giúp tăng cảm giác no, hỗ trợ phục hồi cơ bắp và thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo.

Cụ ông mất một nửa lượng máu vì sốt xuất huyết

05:38:56 19/11/2024
Phương pháp điều trị tập trung vào việc truyền các chế phẩm máu nhằm duy trì các yếu tố đông máu và ổn định chỉ số huyết sắc tố, đảm bảo cung cấp đủ oxy cho các cơ quan.

Nữ sinh 19 tuổi tử vong sau khi ăn 2 miếng bánh

14:08:05 18/11/2024
Khi vào viện, các bác sĩ đã cho nữ bệnh nhân thở máy ngay để tim hoạt động trở lại khi các xét nghiệm cho thấy não của cô sưng nghiêm trọng.

Chụp MRI, phát hiện điều không ngờ nhờ uống trà xanh

11:11:44 18/11/2024
Chế độ ăn Địa Trung Hải nhìn chung cũng cung cấp nguồn polyphenol dồi dào vì phong phú rau củ, trái cây, cá, các nguồn đạm thực vật, ngũ cốc nguyên cám, dầu thực vật lành mạnh...

Những loại tỏi không nên mua

11:09:16 18/11/2024
Tỏi nảy mầm không độc hại nhưng không còn nhiều allicin hoạt chất chính mang lại các lợi ích sức khỏe như kháng khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch. Do đó nếu thấy có mầm màu xanh lá cây nhô lên từ tép tỏi, bạn đừng nên mua.

Những hệ lụy khôn lường sức khỏe khi ngồi quá lâu

11:07:15 18/11/2024
MRI cho thấy đĩa đệm L5/S1 của anh T. bị thoát vị, gây hẹp ống sống, đồng thời cơ hình lê phải dày đến 19mm (so với 12mm ở bên trái). Tình trạng này đã dẫn đến hiện tượng phì đại cơ, chèn ép vào dây thần kinh tọa, gây đau nhức.

Uống nước táo đỏ khô mỗi ngày có tốt?

11:05:16 18/11/2024
- Dù táo đỏ tốt cho sức khỏe những loại quả này khá ngọt. Nếu ăn nhiều có thể dẫn đến tăng cân ngoài ý muốn. Mỗi ngày, một người khỏe mạnh chỉ nên ăn khoảng 5 trái táo đỏ tươi và 3 trái táo đỏ khô là phù hợp.

Những triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi

11:03:26 18/11/2024
Xuất hiện sau 3 ngày tuổi. Viêm phổi sơ sinh muộn thường là nhiễm trùng bệnh viện và xảy ra thường nhất ở những trẻ sơ sinh được thông khí, mặc dù nhiễm khuẩn từ đường máu cũng có thể xảy ra.

Có thể bạn quan tâm

Nga phản ứng về vụ Ukraine tấn công bằng tên lửa ATACMS

Thế giới

16:29:06 20/11/2024
Saffron là một loại thảo dược phổ biến, được biết đến với tác dụng cải thiện tâm trạng và thư giãn. Làm hỗn hợp sữa hạnh nhân và sợi nghệ tây là sự kết hợp hoàn hảo giữa magie và tryptophan, giúp khắc phục chứng mất ngủ.

Bắt tạm giam phó giám đốc công ty Nam Hào Kiệt ở An Giang

Pháp luật

16:23:33 20/11/2024
Thi công dự án xử lý sạt lở khẩn cấp thiếu gần 14.000m3 gây thiệt hại trên 9,6 tỷ đồng, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Nam Hào Kiệt Nguyễn Văn Giỏi bị bắt tạm giam.

Ngu Thư Hân tỏa sáng rực rỡ, Triệu Lộ Tư càng thêm ê chề

Hậu trường phim

15:35:36 20/11/2024
Ngu Thư Hân và Triệu Lộ Tư được xem là hai mỹ nhân dẫn đầu lứa tiểu hoa 95. Tuy nhiên lúc này, họ đang ở tình cảnh trái ngược nhau.

1 cặp đôi phim giả tình thật công bố kết hôn làm sập MXH, nhà gái hot đến mức khiến nhà trai thành kẻ tội đồ

Sao châu á

15:20:24 20/11/2024
Cặp đôi gây bất ngờ khi tuyên bố kết hôn khiến người hâm mộ không kịp trở tay , tạo nên sự kiện rúng động giới giải trí.

Chân dung mẹ vợ hào phóng nhất miền Tây: Tặng con 1.000 cây vàng làm của hồi môn, đám cưới không nhận tiền mừng, khách tới dự còn có vàng mang về

Netizen

15:14:08 20/11/2024
Mùa cưới đến là lúc khắp cõi mạng xôn xao với những lễ cưới độc đáo, khác lạ rộn ràng khắp nơi. Một trong những lễ cưới khiến tất cả mọi người phải choáng ngợp trước sự đầu tư khủng của gia đình nhà gái,

Xót xa hình ảnh NSƯT Kim Tiểu Long cầm hoa trắng tiễn biệt con gái nuôi lần cuối

Sao việt

15:12:56 20/11/2024
Sáng nay (20/11), linh cữu Kim Tiểu Ly đã được đưa đi hạ táng tại quê nhà. Trong suốt buổi lễ, người ta luôn trông thấy hình ảnh NSƯT Kim Tiểu Long đứng bên cạnh linh cữu của con gái nuôi không rời.

HLV Deschamp nói thẳng về tiền đạo Mbappe

Sao thể thao

14:59:07 20/11/2024
Vắng mặt trong bốn trận đấu gần đây nhất của đội tuyển Pháp, tiền đạo Mbappe bị nghi ngờ mất băng đội trưởng khiến HLV Deschamp đã lên tiếng, đồng thời lý giải việc anh đá trung phong mà không chạy cánh.