7 dấu hiệu nguy cơ ung thư nội mạc tử cung
Ung thư nội mạc tử cung đang gia tăng – ngay cả ở phụ nữ trẻ. Hãy chắc chắn rằng bạn biết các yếu tố nguy cơ và triệu chứng để theo dõi.
1. Cân nặng
Ung thư nội mạc tử cung chủ yếu tấn công phụ nữ sau mãn kinh. Tuổi trung bình khi có chẩn đoán là 60, nhưng đã có sự gia tăng rõ rệt về chẩn đoán ung thư nội mạc tử cung ở phụ nữ trẻ. Điều này có thể do đại dịch béo phì. Các tế bào mỡ sản sinh ra hoóc-môn nữ estrogen, và tất cả lượng estrogen tăng thêm này có thể tích tụ trong cơ thể và làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung.
Mối liên quan giữa ung thư nội mạc tử cung và mỡ thừa là rõ ràng, nhưng phụ nữ bị ung thư nội mạc tử cung dễ chết vì bệnh tim hơn là ung thư (nếu được phát hiện sớm) vì mỡ thừa gây ung thư nội mạc tử cung cũng gây ra bệnh tim.
2. Đái tháo đường
Đái tháo đường thường song hành với béo phì, nhưng chính nó cũng làm tăng nguy cơ phát triển ung thư nội mạc tử cung. Trên thực tế, ung thư nội mạc tử cung có thể phổ biến ở phụ nữ bị đái tháo đường hơn gấp bốn lần, theo ACS. Sự gia tăng này có thể là do mức insulin cao hơn bình thường gây kích thích các tế bào ung thư phát triển.
Kiểm soát chặt chẽ bệnh đái tháo đường có thể giúp giảm nguy cơ này. Duy trì cân nặng khỏe mạnh và tập thể dục thường xuyên sẽ giúp giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung và có thể có tác dụng tích cực đối với cả đái tháo đường.
Chế độ ăn kiêng cực kỳ ít tinh bột cũng có thể hữu ích. Phụ nữ bị ung thư buồng trứng hoặc nội mạc tử cung ăn chế độ ăn kiêng kiểu ultra low-carb keto trong 12 tuần mất nhiều mỡ trong cơ thể và có nồng độ insulin thấp hơn những phụ nữ theo chế độ ăn ít chất béo do ACS khuyến cáo. So với chế độ ăn do ASC đề xuất, với carbonhydrat từ vừa đến cao, nhiều chất xơ, và ít chất béo, thì chế độ ăn ketogenic trong 12 tuần, với ít carbohydrate, nhiều chất béo, làm giảm khối mỡ đáng kể hơn.
Hội chứng Lynch là một bệnh di truyền làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng, nội mạc tử cung và các loại ung thư khác. Nếu bạn có tiền sử gia đình bị ung thư tử cung hoặc đại tràng, đặc biệt là ở những người trẻ trong gia đình, hãy nói chuyện với bác sĩ về xét nghiệm di truyền cho hội chứng Lynch.
Khám sàng lọc ung thư tăng triển và/hoặc phẫu thuật giảm nguy cơ có thể giúp xoay chuyển tình thế của những căn bệnh nếu bạn có hội chứng Lynch.
4. Các vấn đề về khả năng sinh sản
Sự tích tụ của estrogen trong cơ thể được biết là làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung, và có vẻ như vô sinh – chứ không phải điều trị vô sinh – cũng có thể làm tăng nguy cơ này. Có thể sự tiếp xúc với estrogen suốt đời và không bị gián đoạn trong thời gian mang thai làm tăng nguy cơ này.
Nói cách khác: bạn càng có nhiều chu kỳ kinh nguyệt thì nguy cơ phát triển ung thư càng lớn. Đó cũng là lý do tại sao việc sử dụng thuốc tránh thai làm giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung.
Video đang HOT
5. Sử dụng liệu pháp thay thế hoóc-môn (HRT)
Uống estrogen đơn thuần (không có progesteron) để làm giảm bớt một số triệu chứng mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung ở những phụ nữ vẫn còn tử cung. Đây là lý do tại sao progestin được thêm vào phác đồ ở những phụ nữ này.
Nghiên cứu trên tạp chí Cancer Epidemiology gợi ý rằng tỷ lệ ung thư nội mạc tử cung tăng đáng kể từ năm 2002 đến năm 2009 sau khi việc sử dụng liệu pháp thay thế hormon kết hợp (HRT) giảm mạnh do những phát hiện từ nghiên cứu Sáng kiến Sức khỏe Phụ nữ. Nhánh HRT của nghiên cứu quy mô lớn này đã phải dừng lại sớm khi các nhà nghiên cứu nhận thấy sự gia tăng ung thư vú (cũng như bệnh tim, đột quỵ và huyết khối) được thấy ở những phụ nữ uống estrogen kết hợp với progesteron. Thành phần progestin trong HRT làm giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung ở phụ nữ thừa cân và béo phì.
Có những triệu chứng của ung thư nội mạc tử cung, nhưng nhiều phụ nữ có thể bỏ qua hoặc nhầm lẫn chúng. Bất kỳ tình trạng ra máu nào sau mãn kinh đều cần được kiểm tra. Có nhiều nguyên nhân không phải ung thư, nhưng loại trừ ung thư nội mạc tử cung nên là ưu tiên hàng đầu. Ra máu nhiều hoặc bất thường cũng đáng để kiểm tra ở phụ nữ trẻ. Nếu có thay đổi về chảy máu hoặc thay đổi về lượng hoặc thời gian ra chảy máu, hãy nói chuyện với bác sĩ. Sinh thiết nội mạc tử cung rất đơn giản, và nó có thể loại trừ ung thư và giúp bạn yên tâm.
Cần nhớ rằng khí hư âm đạo – ngay cả khi không có máu – cũng có thể là một trong những triệu chứng ung thư nội mạc tử cung để theo dõi. Ở khoảng 10% số trường hợp, khí hư liên quan đến ung thư nội mạc tử cung không có máu máu, theo ACS. Hãy cho bác sĩ biết về bất kỳ tình trạng khí hư bất thường nào.
7. Chướng bụng và đau vùng chậu
Phụ nữ tiền mãn kinh cũng có thể gặp các triệu chứng khác của ung thư nội mạc tử cung. Các triệu chứng khác có thể kín đáo: chướng bụng hoặc cảm thấy no nhanh hơn bình thường; thay đổi thói quen đại tiểu tiện; đau bụng hoặc đau vùng chậu. Hãy cho bác sĩ biết về bất kỳ triệu chứng bất thường nào, đặc biệt là nếu chúng kéo dài trong hai tuần hoặc lâu hơn.
Ung thư nội mạc tử cung là gì?
Ung thư nội mạc tử cung nằm trong mục chung của ung thư tử cung. Bệnh phát triển ở lớp niêm mạc phút mặt trong tử cung (nội mạc tử cung). Một dạng khác, hiếm gặp hơn, gọi là sarcoma tử cung, bắt đầu ở cơ hoặc các mô khác trong tử cung. Theo Hội Ung thư Mỹ, (ACS), sẽ có khoảng 63.230 trường hợp ung thư tử cung mới được chẩn đoán ở nước này trong năm 2018, và khoảng 11.350 phụ nữ sẽ chết vì căn bệnh này. Ung thư tử cung là bệnh ung thư phổ biến thứ tư ở phụ nữ Mỹ, nhưng nó thường có thể điều trị bằng phẫu thuật khi được phát hiện sớm. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy một người có nguy cơ bị ung thư nội mạc tử cung.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Dấu hiệu phát hiện sớm ung thư âm hộ chị em cần hết sức chú ý
Ung thư âm đạo là một loại ung thư hiếm gặp, triệu chứng ban đầu của bệnh cũng không có gì đặc biệt nên rất khó để chẩn đoán. Thường bệnh nhân chỉ được phát hiện khi bệnh tiến triển mạnh.
Bệnh thường gặp ở đối tượng nào?
Mới đây, câu chuyện của cô gái trẻ Phương Phương, 23 tuổi, đến từ Trung Quốc, bị ung thư âm đạo chỉ vì thói quen thay quần lót 1 lần trong... 1 tháng khiến chị em xôn xao.
Phương Phương chia sẻ mình bắt đầu cảm thấy không khỏe từ 1 tháng trước. Cách đây 10 ngày, bụng cô đau dữ dội không dứt nên phải nhờ bạn đưa tới bệnh viện. Các bác sĩ sau khi kiểm tra cho biết có nhiều dịch đờm trong âm đạo, là một trong những dấu hiệu của căn bệnh ung thư âm đạo.
Ung thư âm đạo là bệnh không phổ biến, chiếm khoảng 3-4% trong số những bệnh ung thư phụ khoa và đứng thứ tư trong số những ung thư đường sinh dục, sau ung thư nội mạc tử cung, cổ tử cung, buồng trứng.
Bệnh thường gặp ở những người mãn kinh, tuổi trung bình mắc bệnh từ 60 - 70 tuổi. Ung thư âm hộ rất hiếm gặp ở những phụ nữ trước tuổi 45 và đặc biệt hiếm thấy ở phụ nữ có thai.
Ngoài ra, bệnh còn thấy ở những người hay hút thuốc, nhiễm virus HPV, nhiễm HIV, phụ nữ có kinh muộn và mãn kinh sớm, phụ nữ bị các bệnh như viêm teo âm đao, u hạt, áp xe tuyến Bartholin, hạ cam, bạch biến, vùng âm đao bị ảnh hưởng từ sự thay đổi trạng thái da,...
Theo báo Vietnamnet, ung thư âm đạo là một khối u ác tính của âm đạo, chiếm khoảng 5% trong số các khối u ác tính sinh dục nữ. Trong số đó, ung thư biểu mô tế bào vảy chính là khối u ác tính chính và thứ rất hiếm gặp, lan từ môi lớn, tiếp theo là môi nhỏ, rồi đến tiền sảnh âm đạo và âm vật.
Dấu hiệu phát hiện sớm ung thư âm đạo
Trên báo Sức khỏe đời sống, theo bác sĩ Diệp Anh, biểu hiện của ung thư ban đầu u có thể có dạng nhú nhỏ, nhưng thường là dạng loét, cứng, đường kính nhỏ hơn 3-4cm. Thường khi đã loét thì tổn thương có mật độ cứng, chắc, bờ gồ cao, thâm nhiễm vào mô dưới da và thường có kèm viêm nhiễm.
Khi khối u ác tính có nhiễm trùng bội nhiễm cũng gây đau và tiết dịch. Qua thăm khám lâm sàng thấy tổn thương khối u loét, chảy máu. Khoảng 5% có hạch ở bẹn hoặc bị áp-xe hóa.
Bác sĩ Thu Phương nêu các triệu chứng ung thư âm đạo:
- Chảy máu âm đạo bất thường: chảy máu âm đạo bất thường sau khi quan hệ tình dục hoặc ở những phụ nữ đã mãn kinh là triệu chứng đầu tiên và thường gặp nhất của bệnh ung thư âm đạo. Tuy nhiên, chảy máu sau mãn kinh và sau khi quan hệ cũng có thể là triệu chứng của các bệnh phụ khoa khác.
- Tiết dịch âm đạo: mặc dù dịch âm đạo là hiện tượng phổ biến thường gặp ở nhiều chị em, nhưng dịch âm đạo bất thường, có mùi khó chịu hoặc có màu máu, lẫn với máu lại có thể là triệu chứng của ung thư âm đạo. Điều này là cực kỳ hiếm, nên tốt nhất nếu thấy triệu chứng này, chị em cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
- Bất thường khi đi tiểu: nếu nhận thấy là mình đi tiểu nhiều hơn bình thường, đau khi đi tiểu hoặc tiểu ra máu, chị em cần hết sức chú ý, bởi đây cũng có thể là biểu hiện của ung thư âm đạo. Mặc dù bằng mắt thường có thể rất khó phát hiện nước tiểu có lẫn máu, nhưng chị em có thể để ý nếu thấy nước tiểu màu hồng hồng hoặc có vệt máu ở đáy quần lót.
- Đau vùng chậu: khung chậu đau thường là khi bệnh ung thư âm đạo đã bắt đầu lây lan. Đau vùng chậu có thể là đau hay cảm thấy áp lực và tức ở vùng bụng dưới rốn. Bạn có thể cảm thấy đau liên tục hoặc thi thoảng mới đau. Nhiều phụ nữ bị đau vùng chậu mô một cách âm ỉ, có lúc đau quặn lên.
- Rối loạn tiêu hóa: nguyên nhân của nhiều bệnh trong đó có ung thư âm đạo. Khi ung thư âm đạo tiến triển, phụ nữ có thể bị táo bón mãn tính, phân đen mùi khó chịu và có cảm giác như thể ruột chưa được hoàn toàn thông sau khi đi "ngoài".
Điều trị
BS.CKI. Lương Chấn Lập cho biết, việc điều trị ung thư âm hộ tùy thuộc vào loại mô bướu, giai đoạn bệnh, sức khỏe và mong muốn của bệnh nhân. Đối với những tổn thương tiền ung thư có thể phẫu thuật cắt bỏ vùng da bất thường hay bôi Kem Imiquimod 5%.
Phẫu thuật:
Trong giai đoạn sớm, khối u còn nhỏ thì chỉ cần cắt bỏ u và một ít mô lành xung quanh. Khi bướu to hơn hoặc giai đoạn trễ, bướu có xâm lấn ra ngoài âm hộ và di căn đến hạch bẹn 2 bên thì cần thiết phải cắt âm hộ và nạo vét hạch bẹn.
Xạ trị:
Là phương pháp sử dụng các tia năng lượng cao như tia X, để tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị thường được dùng để thu nhỏ bướu trước khi mổ, hoặc dùng để tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại sau khi mổ.
Hóa trị:
Hóa trị là điều trị bằng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư. Đối với những trường hợp giai đoạn trễ, bệnh đã lan rộng đến các khu vực khác của cơ thể, hóa trị có thể là một lựa chọn. Đôi khi hóa trị được kết hợp với xạ trị để thu nhỏ bướu âm hộ lớn, giúp phẫu thuật dễ dàng hơn.
Ngoài ra, bác sĩ cũng khuyến cáo, chị em nên đi khám nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
- Bướu ở âm hộ.
- Da âm hộ có biểu hiện bất thường như thay đổi màu sắc, có mụn cóc hay loét không lành.
- Ngứa âm hộ kéo dài.
- Xuất huyết âm đạo bất thường không liên quan chu kỳ kinh.
- Cảm giác căng tức vùng âm hộ.
Để phòng ngừa ung thư âm hộ, cần QHTD an toàn. Nên sử dụng bao cao su khi "yêu" để ngừa bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần. Hoặc khi có những bất thường ở vùng kín, cần đi khám bệnh ngay.
Theo phununews.vn
9 dấu hiệu ung thư không nên bỏ qua Không phải chỉ khi có khối u mới cần kiểm tra. Có 9 dấu hiệu cảnh báo kém rõ ràng hơn mà bạn cần đề phòng, theo trang tin BT. Đừng xem nhẹ những cơn đau không rõ nguyên nhân - SHUTTERSTOCK 1. Sụt cân Giảm kích cỡ váy áo ban đầu có vẻ là tin tốt, nhưng nếu bạn không chủ ý...