7 dấu hiệu của bệnh quai bị
Quai bị là một loại vi-rút đường hô hấp lây qua tiếp xúc với nước bọt hoặc dịch tiết đường hô hấp.Điều này có nghĩa là bạn có thể mắc quai bị nếu tiếp xúc với nước bọt hoặc chất nhầy của người bệnh – thường là thông qua ho và hắt hơi.
Quai bị là một bệnh nhiễm trùng do vi-rút dễ lây ảnh hưởng đến tuyến nước bọt. Trước đây, bệnh từng khá phổ biến cho đến khi vắc-xin MMR (bảo vệ chống lại bệnh sởi, quai bị và rubella) được đưa vào chương trình tiêm chủng cho trẻ em. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể bị quai bị, nhất là nếu bạn sống hoặc làm việc trong môi trường thường xuyên phải tiếp xúc gần gũi với người khác (như trường học).
Quai bị là một loại vi-rút đường hô hấp lây qua tiếp xúc với nước bọt hoặc dịch tiết đường hô hấp. Điều này có nghĩa là bạn có thể mắc quai bị nếu tiếp xúc với nước bọt hoặc chất nhầy của người bệnh – thường là thông qua ho và hắt hơi.
Những vụ dịch bệnh lớn bùng phát tại các trường đại học gợi ý rằng miễn dịch đạt được nhờ vắc xin bị yếu đi theo tuổi. Hiện nay bệnh quai bị đang phổ biến hơn ở những người trẻ (cũng là hệ quả của áp lực tiếp xúc trong môi trường ký túc xá đông đúc).
Các triệu chứng của quai bị
Quai bị là một nhiễm trùng rất đặc biệt, bởi vì nó làm cho má và hàm của bạn sưng lên và trông “phúng phính”.
Quai bị có đặc điểm là sưng tuyến nước bọt mang tai, khiến bệnh nhân quai bị có diện mạo rất đặc biệt do mặt bị sưng lên.
Các dấu hiệu phổ biến khác của quai bị bao gồm:
Sốt
Đau đầu
Đau cơ
Mệt mỏi
Video đang HOT
Chán ăn
Các triệu chứng quai bị ở người lớn về cơ bản giống như ở thiếu niên và trẻ em. Người bệnh cũng rất có thể không gặp bất kỳ triệu chứng nào, hoặc chỉ có triệu chứng rất nhẹ, khi bị nhiễm.
Những dấu hiệu hiếm gặp hơn
Có tới 10% trường hợp mắc quai bị ở nam giới bị sưng tinh hoàn (viêm tinh hoàn). Phụ nữ bị quai bị có thể bị sưng buồng trứng (viêm buồng trứng), mặc dù cũng không phổ biến. Các biến chứng hiếm gặp khác của quai bị có thể bao gồm viêm tụy, viêm màng não và viêm não.
Cả viêm màng não và viêm não đều rất đáng lo ngại. Nếu người bệnh bị cứng gáy, khó tập trung hoặc suy nghĩ, đau đầu dữ dội hoặc co giật, thì đó có thể là biến chứng nguy hiểm.
Phải làm gì nếu nghi ngờ mình mắc quai bị
Các triệu chứng quai bị có xu hướng xuất hiện một vài tuần sau khi tiếp xúc với vi rút – từ 12 đến 25 ngày, theo CDC. Bạn cũng có thể có vi-rút mà không có bất kì triệu chứng nào.
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng quai bị nào ở bản thân hoặc gia đình, hãy liên hệ ngay với bác sĩ. Trước khi đến bệnh viện hoặc phòng khám, bạn cần báo trước là bạn nghi ngờ mình bị quai bị để nơi đó có thể chuẩn bị nhằm ngăn ngừa lây bệnh sang những người khác khi bạn đến khám.
Không có loại thuốc đặc trị nào cho vi-rút quai bị. Thay vào đó, điều trị tập trung vào giảm bớt các triệu chứng quai bị cho đến khi nhiễm trùng tự hết – thường là trong vòng vài tuần.
Trong khi chờ đợi điều đó xảy ra, bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn:
Uống thuốc giảm đau để giảm đau và hạ sốt.Uống nhiều chất lỏng, đặc biệt là nước, để giữ đủ nước.Chườm ấm hoặc chườm mát cho tuyến nước bọt bớt sưng.Tránh thực phẩm có tính axit, trái cây và đồ có cồn.Nghỉ ngơi nhiều.Tránh những thực phẩm cần nhai nhiều.
Phòng bệnh
Cách hiệu quả nhất để phòng ngừa quai bị là tiêm vắc-xin. Nếu bạn chưa được tiêm hai liều vắc-xin MMR tiêu chuẩn khi còn nhỏ, bạn nên tiêm ít nhất một liều vắc-xin. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên tiêm hai liều nếu bạn sống hoặc làm việc trong môi trường như trường đại học nơi việc tiếp xúc gần gũi là không thể tránh khỏi. Nếu dịch xảy ra, liều thứ ba thường được sử dụng.
Cẩm Tú
Theo Health
Thường cảm thấy khát khi ở cữ có bình thường không?
Mẹ sau sinh thường xuyên khát nước khi ở cữ. Điều này có bình thường không và làm sao bổ sung nước đúng cách?
Vì sao mẹ thường cảm thấy khát nước trong thời gian ở cữ?
Theo các chuyên gia sức khỏe sinh sản, tình trạng khát nước khi ở cữ và trong thời gian cho con bú ở phụ nữ là hiện tượng phổ biến và bình thường. Chỉ cần trong sinh hoạt và ăn uống hằng ngày, mẹ cố gắng đảm bảo chế độ cân bằng, khoa học thì vấn đề khát nước sẽ giảm đi, không cần quá lo lắng.
Thường xuyên khát nước khi ở cữ có bình thường không - Ảnh minh họa: Internet
Trong quá trình sinh nở, cơ thể người mẹ sẽ bị "thất thoát" một lượng lớn dịch thể, bao gồm như mồ hôi, máu huyết và cả dịch tiết nước bọt v.v... Sau khi sinh, mẹ cũng dễ bị đổ nhiều mồ hôi nên càng khiến lượng nước trong cơ thể mất đi nhiều hơn. Tất cả trạng thái này sẽ thông qua thần kinh trung khu truyền đến não bộ, sinh ra cảm giác khát nước.
Không những vậy, quá trình cho con bú sẽ giải phóng một lượng lớn horomone, đây cũng là nhân tố khiến mẹ cảm thấy khô miệng thường xuyên. Tuy nhiên, nếu tình trạng này quá nghiêm trọng đến mức khó chịu, đồng thời cân nặng của mẹ giảm xuống thì cần thận trọng vì có thể là tín hiệu của bệnh tiểu đường, bệnh cường giáp.
Cho con bú cũng khiến mẹ dễ mất nước và thường xuyên khát - Ảnh minh họa: Internet
Rất nhiều sản phụ sau khi sinh do đường huyết tăng cao, lượng nước tiểu cũng nhiều hơn nên dù uống thật nhiều nước vẫn cảm thấy khát. Sinh hoạt hằng ngày xuất hiện tình trạng ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều nhưng thể trọng vẫn giảm. Đây chính là biểu hiện của chứng tiểu đường sau sinh.
Đối với người bị bệnh cường giáp cũng thường xuyên khát nước, nhanh mệt, cơ bắp không có sức, tim bồn chồn, dễ nổi nóng v.v... Khi mẹ có những biểu hiện này trong thời gian ở cữ thì nên nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra, kịp thời xử lý.
Làm sao để bổ sung nước khoa học cho mẹ sau sinh?
Thông thường, nước uống ở nơi công cộng hoặc bệnh viện dù là nước đun sôi hay nước nóng từ bình cũng không đảm bảo đã được nấu sôi đúng nhiệt độ cần thiết.
Do đó, đa số nước uống ở những nơi này đều có tính hàn, sản phụ nên tránh sử dụng quá nhiều. Tốt nhất người thân nên cố gắng tự đun sôi và để nguội. Mỗi khi cảm thấy khô miệng, mẹ có thể uống một ít nước ấm này.
Nên tự đun sôi nước và để ấm cho mẹ sau sinh dùng - Ảnh minh họa: Internet
Không ít mẹ được khuyến cáo rằng khi vừa mới sinh con không nên uống nhiều nước, điều này thật sự khó chịu.
Vì vậy, mẹ có thể dùng những thực phẩm khác (canh, súp, sữa...) để bổ sung thêm lượng nước cho cơ thể. Quan trọng vẫn là chế độ ăn uống khoa học, vừa đủ lượng và chất để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng và cung cấp đủ nước cho cơ thể người mẹ.
Trái cây cũng giúp bổ sung nước trong thời gian ở cữ
Trái cây có thành phần nước khá tốt và "lành tính". Tuy nhiên đối với phụ nữ vừa sinh con, cần tìm hiểu thuộc tính của mỗi loại quả, đặc biệt mẹ không nên ăn nhiều trái cây có tính hàn để tránh ảnh hưởng tỳ vị đang còn yếu.
Mẹ sau sinh nên ăn trái cây có tính ấm để bổ sung nước - Ảnh minh họa: Internet
Trái cây cho mẹ sau sinh cũng không nên ướp lạnh, thậm chí nên dùng nước sôi "chần" qua rồi hãy ăn. Mẹ có thể ăn trái cây giữa hai bữa ăn chính, vừa bổ sung nước vừa không gây gánh nặng cho dạ dày, đường ruột.
Một số loại trái cây có tính ấm và trung tính rất thích hợp cho mẹ khi ở cữ tiêu biểu như táo, nho, chuối, kiwi, đu đủ. Tuy nhiên, dù ăn loại quả gì, mẹ cũng không nên ăn quá nhiều, mỗi ngày nên ăn một loại quả với số lượng ít và thay đổi thường xuyên để đa dạng dưỡng chất.
Theo phunusuckhoe
Đeo khẩu trang y tế có ngăn ngừa lây cúm? Khẩu trang y tế có thể ngăn chặn virus cúm lây lan nhưng không đạt hiệu quả 100%, chỉ nên sử dụng như phương pháp bổ sung. Chuyên gia bệnh truyền nhiễm Sherif Mossad tại Cleveland Clinic, Mỹ, cho biết virus cúm trôi nổi trong không khí sau khi thoát ra từ nước bọt của người bệnh. Do đó, khẩu trang y tế...