7 cách giáo dục của cha mẹ dễ dẫn đến những đứa con bất hiếu
Trong cuộc sống, có người khi lớn lên lại đối xử với cha mẹ rất lạnh lùng. Nguyên nhân khiến con cái bất hiếu liên quan nhiều đến cách giáo dục của cha mẹ.
Những đứa trẻ được giáo dục bởi những kiểu cha mẹ dưới đây khi lớn lên khó trở thành đứa con hiểu thảo:
1. Cha mẹ có trí tuệ cảm xúc thấp
Nếu trí tuệ cảm xúc của người mẹ thấp rất có thể sẽ ảnh hưởng đến đứa trẻ. Bởi tình yêu thương của họ dành cho con chưa được thể hiện hết, dẫn đến có khoảng cách trong mối quan hệ giữa mẹ và con.
Đặc biệt là khi con mắc lỗi, những bà mẹ có trí tuệ cảm xúc thấp luôn thích chỉ trích con trước mặt nhiều người. Thậm chí họ còn nói những lời khiến con tổn thương. Có thể mẹ cho rằng đó là cách dạy nghiêm khắc, khiến con biết sợ mà thay đổi. Nhưng thực chất nó lại mang đến hậu quả tích cực, làm tổn thương lòng tự trong của con. Về lâu dài tâm lý con bị ảnh hưởng, sống thu mình và xa lánh cha mẹ. Khi lớn lên, trẻ cũng không mặn mà sống chung với cha mẹ mà chỉ muốn ở một mình.
Cách nuôi dạy của cha mẹ có thể ảnh hưởng rất nhiều đến lòng hiếu thảo của con cái. Ảnh minh họa
2. Cha mẹ quá chiều chuộng con trai
Hiện nay, điều kiện kinh tế dần được cải thiện trong khi mỗi gia đình chỉ có từ một đến hai con. Vì vậy, việc cha mẹ chiều chuộng con cái trở nên phổ biến. Tuy nhiên, những đứa trẻ càng được chiều chuộng từ nhỏ thì lớn lên sẽ càng không hiếu thuận.
Bởi đứa trẻ được cha mẹ quá nuông chiều sẽ có tính cách vô kỷ luật nên dễ hình thành tính tự cao tự đại, không nể nang, biết ơn người khác và cảm thấy sự quan tâm của gia đình đối với mình là điều hiển nhiên. Những người như vậy lớn lên không những không hiếu thuận mà còn có thể hư hỏng, thậm chí bất hiếu với cha mẹ.
Đặc biệt là với bé trai, việc trọng nam khinh nữ khiến bố mẹ càng yêu quý và nuông chiều, về lâu dài bé trai sẽ trở nên tự cao tự đại, không vâng lời cha mẹ nữa.
Video đang HOT
3. Cha mẹ thường xuyên đánh đập, la mắng con
Khi bị cha mẹ đánh, trẻ sẽ cảm thấy phẫn uất, căm ghét, sau này dễ biến bạo lực thành bạo lực, chủ động đánh người khác. Đặc biệt trẻ 5-6 tuổi là giai đoạn quan trọng cho sự phát triển tâm lý cá nhân. Những cha mẹ hay bạo lực vũ lực và lời nói rất dễ ảnh hưởng lên đứa trẻ.
Nguyên nhân khiến con cái bất hiếu liên quan nhiều đến cách giáo dục của cha mẹ. Ảnh minh họa
4. Bản thân cha mẹ không hiếu thảo với cha mẹ chồng/cha mẹ vợ, con học theo
Con cái là bản sao của cha mẹ, nếu bố mẹ không cung kính, hiếu thảo với người lớn tuổi trong gia đình thì trẻ sẽ ghi nhớ trong lòng. Lớn lên rất có thể trẻ sẽ noi gương xấu của cha mẹ. Phụ huynh bất hiếu đương nhiên sẽ nuôi dạy một đứa con bất hiếu.
Cho nên đạo hiếu là truyền thống gia đình, khi than phiền con cái đối xử tệ với mình, chúng ta cũng nên nghĩ đến sự giáo dục và ảnh hưởng mà mình đã dành cho con cái.
5. Cha mẹ hay so sánh với “ con nhà người ta”
Người xưa có câu “Thành công của một đứa trẻ nằm trong trái tim người mẹ, sự thất bại của một đứa trẻ nằm nơi cửa miệng người mẹ”. Một người mẹ luôn dõi theo từng bước chân của con, dạy cho con thấy rằng thất bại cũng là một loại thành công và khích lệ con cố gắng hơn, thì người mẹ đó sẽ tạo ra đứa con tài giỏi. Bước tiến sau này của con sẽ dài hơn, cao hơn, bởi vì đã có nền móng vững chắc từ những lời động viên của mẹ.
Ngược lại người mẹ cáu kỉnh, chì chiết lúc con thất bại và so sánh “con nhà người ta”, chẳng khác gì đang xua con quay trở lại vỏ ốc, trở nên tự ti. Thậm chí có trường hợp đứa trẻ ghi thù, xa cách, từ đó không mở lòng nữa, lớn lên nó không kính trọng đấng sinh thành.
Đứa trẻ nhìn vào tấm gương của cha mẹ cũng trở thành một người như thế. Ảnh minh họa
6. Cha mẹ ít bên con, thiếu giao tiếp
Có một người phụ nữ khi còn trẻ sinh được một cô con gái, đem con về nhà bà ngoại ở quê nuôi dưỡng, sau đó trở lại thành phố và sinh thêm một cậu con trai. Nhưng không may, đứa con thứ hai sau này chết sớm, hai vợ chồng sống rất cô đơn những năm cuối đời.
Vốn dĩ cả hai hy vọng rằng cô con gái sống ở nông thôn có thể lên thành phố chăm sóc cha mẹ tuổi già, nào ngờ cô gái trả lời, mình không quan tâm đến việc sống ở thành phố. “Khi con còn nhỏ, nếu bố mẹ không đưa con về thành phố, bây giờ con cũng không có thời gian để chăm sóc bố mẹ”, cô nói.
7. Cha mẹ không tu dưỡng đạo đức cho con
Nếu bạn nhìn thấy một cụ già bị ngã, hãy nhanh chóng chạy đến giúp đỡ họ. Thấy một đứa nhỏ lang thang trong đêm muộn, đừng ngần ngại hỏi nó xem tại sao còn ở ngoài đường giờ này. Làm việc tốt không mong cầu được đền đáp, nhưng chắc chắn bạn vẫn luôn được nhận lại lời khen, câu cảm ơn ngay lập tức.
Và một điều vô cùng quý giá khác, nó nuôi dưỡng cho bạn tâm hồn biết yêu thương, đồng cảm với người xung quanh. Đứa trẻ nhìn vào tấm gương của cha mẹ cũng trở thành một người như thế.
Nuôi con để nương tựa tuổi già là quan niệm của nhiều người. Nhưng tâm nguyện có thực hiện được hay không lại phụ thuộc vào cách cha mẹ nuôi dạy con cái ngay từ đầu. Không phải cứ nuôi dạy thì con cái sẽ hiếu thảo, mà là giữa cha mẹ và con cái phải có sự kết nối và tình nghĩa sâu nặng. Lúc đầu không đi cùng con, không thiết lập quan hệ với chúng, khi già đi, con cái tự nhiên sẽ không muốn lại gần cha mẹ.
Tôi tin nhân quả
Kinh Nhân quả có câu 'Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay'.
Ảnh minh hoạ
Thiên nhiên có nhiều nguyên lý bất di bất dịch, trong đó có hai nguyên lý Nhân quả và Nghiệp. Nói đến Nhân quả không thể không nói đến Nghiệp vì không có Nghiệp sẽ không có Nhân quả. Cuộc sống thực tế đã cho thấy điều đó. Luật Nhân quả không chỉ có tác dụng trong cuộc sống vật chất mà còn cả trong đời sống tâm linh, và cũng không chỉ báo ứng "nhãn tiền" trong hiện tại mà còn cả trong quá khứ và tương lai.
Căn cứ vào câu kinh trên, tôi ôn lại cuộc đời của mình từ tấm bé đến hôm nay. Tổ tiên, ông bà và cha mẹ tôi đều là Phật tử. Nhà tôi gần chùa, hồi còn nhỏ tôi đã được mẹ dẫn đi chùa lạy Phật, nghe kinh. Năm bảy tuổi tôi được quy y thọ giới với cố HT.Thích Thiện Hoa, sau đó vào Gia đình Phật tử. Trong khoảng thời gian đó, ngoài những sinh hoạt của Gia đình Phật tử và tụng kinh, tôi còn được học giáo lý các cấp.
Rớt tú tài một liên tục hai năm, tôi bị động viên nhập ngũ. Sợ bị đưa ra chiến trường, tôi đăng ký vào binh chủng Quân cảnh. Gần hai năm sau, tôi phục vụ tại một đơn vị ở đô thành Sài Gòn hoa lệ, quy tụ nhiều thành phần dân chúng.
Lúc bấy giờ miền Nam chìm ngập trong chiến tranh. Ở đời không ai không tham sống sợ chết. Bởi vậy số quân nhân đào ngũ và thanh niên trốn quân dịch ngày càng nhiều, một số nương thân vào cửa thiền để nhờ chư Phật gia hộ và Tăng Ni che chở. Khi bị tôi bắt, nếu không muốn bị đưa ra chiến trường, họ phải lòi tiền mua sự sống với giá cắt cổ. Ai không có tiền hối lộ tôi kiên quyết không tha. Tôi đã nhiều lần làm chuyện bất nhân thất đức đó. Tôi cũng đã từng bắt bọn tội phạm và du đảng, đứa nào ngoan cố sẽ nhừ đòn. Tôi vang bóng một thời với biệt hiệu "khắc tinh" của lính đào ngũ, thanh niên trốn quân dịch và bọn tội phạm.
Đồng tiền có được do "ăn bẩn" là tiền phi nghĩa cho nên nó nhanh chóng tiêu tan khi tôi lao đầu vào những cuộc hoan lạc ở các quán bar, vũ trường. Hết tiền tôi lại tìm bắt người đào ngũ và thanh niên trốn quân dịch. Không có, tôi phải viết thư về xin tiền cha mẹ chứ tiền lương hàng tháng không đủ xài. "Ăn quen chồn đèn mắc bẫy", một lần, tôi bị mật phục bắt được tại trận đang ngã giá với một thanh niên trốn quân dịch, bị giam vào quân lao và đưa ra Tòa án binh, cha mẹ tôi phải lo một số tiền khá lớn mới yên.
Tôi cũng là tay uống rượu. Thịt chó là món đặc sản khoái khẩu của tôi. Có tiền thì mua, không có thì ăn trộm. Tôi đã lập gia đình hồi còn trong quân đội, có một con. Sau ngày hòa bình, cuộc sống càng tồi tệ hơn. Cha mẹ tôi cũng không mấy khá giả nên không thể giúp đỡ tôi. Vợ chồng, con cái bươn chải hơn bốn mươi năm nhưng vẫn không cải thiện được. Từ lục tuần trở lên sức khỏe tôi suy kiệt dần, mang nhiều bệnh tật do trước kia phung phí sinh lực vô độ, bừa bãi.
Đó là những nét chính của đời tôi. Ôn lại quãng đời quá khứ, tôi không khó để nhận ra rằng tôi nghèo nàn, mang nhiều bệnh tật là do tôi đã tạo ra quá nhiều nghiệp ác. Ỷ vào quyền thế tra khảo, đánh đập người khác không chùn tay; lấy tiền người khác không thương tiếc; nhất là đẩy người khác vào chỗ chết (chiến trường) một cách tàn nhẫn và giết khá nhiều chó... Tuy tôi không bị luật pháp trừng phạt nhưng vẫn không thoát được sự trừng phạt của âm đức. Gieo nhân nào gặt quả đó thật không sai.
Khi trở về già tôi mới tiếp xúc lại với Phật pháp. Năm ngoái, tôi bị bệnh nhiễm trùng đường huyết thập tử nhất sanh. Năm nay, tôi lại bị khối u đầu tụy, phải mổ. Nhờ tin tưởng và chuyên tâm tu tập hành trì giáo pháp, ngồi thiền mỗi đêm nên tôi không hề lo âu sợ hãi, chán nản mà luôn luôn lạc quan. Nếu sanh nghiệp dứt, tôi vui vẻ chấp nhận, còn như chưa thì tiếp tục trả quả cho đến hết.
Dù nghèo nhưng gia đình tôi vẫn hạnh phúc, vợ chồng chung thủy, con cái thuận hòa. Trong hai lần bệnh, vợ con tận tình nuôi dưỡng, chăm sóc tôi cả vật chất lẫn tinh thần, lo từng miếng ăn giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày.
Tuy nhiên, tôi vẫn có điều tiếc nuối. Tôi đã được trang bị một số giáo lý Phật pháp căn bản từ thời niên thiếu nhưng tôi đã lãng quên, không biết gieo trồng những hạt giống thiện cho sinh khởi mà ngược lại còn tạo điều kiện cho những hạt giống ác tự tung tự tác. Nếu giác ngộ sớm hơn chắc chắn tôi sẽ không mắc phải những lỗi lầm nghiêm trọng. Đợi đến khi bóng xế chiều tà mới phát lồ sám hối thì chẳng phải muộn màng lắm sao?
Bố mẹ cấm cản vì bạn trai tôi quá nghèo Tôi và anh yêu nhau từ năm thứ 2 đại học, ra trường được 3 năm, tôi đưa anh về nhà ra mắt và muốn tính đến chuyện cưới xin nhưng bố mẹ tôi lại kịch liệt phản đối. Tôi và anh yêu nhau từ thời sinh viên, khi ấy cả 2 đều nghèo nhưng cùng nhau cố gắng. Chúng tôi có kế...