7 cách giúp trẻ bình tâm khi cha mẹ ly hôn
Ly hôn là chuyện buồn đối với cả cha mẹ và con cái. Sự chia rẽ khiến mọi thành viên trong gia đình đều cảm thấy mất mát, lo lắng tột cùng.
Trẻ em cũng cảm thấy rất lo lắng khi chung sống với sự bất hòa liên tục của cha mẹ. (Ảnh: ITN).
Để có thể bù đắp và hỗ trợ con cái một cách tốt nhất, cha mẹ cần phải giải quyết những cảm xúc của chính mình.
Cha mẹ nên nhận ra rằng, kết hôn là một trong những điều khó thực hiện nhất trên đời và 50% các cuộc hôn nhân dẫn đến… ly hôn. Dẫu vậy, ly hôn không có gì phải xấu hổ. Trong nhiều trường hợp, tốt hơn là người trong cuộc nên cắt đứt mối quan hệ gây đau buồn.
Trẻ em cũng cảm thấy rất lo lắng khi chung sống với sự bất hòa liên tục của cha mẹ. Trong nhiều tình huống, chúng còn phát triển tốt hơn khi mối quan hệ của cha mẹ, dù đã ly hôn, vẫn ở trong trạng thái lành mạnh.
Nếu cha mẹ chấp nhận cảm xúc và mong muốn của con và coi đó là một phần tự nhiên của cuộc sống, họ có thể giúp con vượt qua khó khăn.
Dưới đây là một số chiến lược nhằm xử lý những thách thức đối với con cái sau khi cha mẹ ly hôn:
Giải thích việc ly hôn một cách đơn giản và dễ hiểu
Khi có thể, cả cha và mẹ nên nói chuyện với nhau và tìm cách giải thích tình huống với con, sau đó cùng con thảo luận.
Chẳng hạn, cha mẹ có thể giải thích: “Mẹ và bố suốt ngày cãi nhau và điều đó khiến tất cả chúng ta không vui. Bố mẹ đã quyết định sẽ tốt hơn cho tất cả chúng ta khi mỗi người đều có không gian riêng.”
Video đang HOT
Cam kết yêu thương con
Hãy trấn an con rằng con sẽ luôn có tình yêu thương của cả cha và mẹ, đồng thời giải thích mọi việc sẽ diễn ra như thế nào.
Chẳng hạn, “Con sẽ dành cuối tuần với bố. Thời gian còn lại con sẽ ở với mẹ.” Việc lên lịch sớm cũng giúp bọn trẻ yên tâm hơn rằng chúng sẽ có thời gian với cả bố và mẹ.
Nói về những cảm xúc mà trẻ cảm thấy một cách tự nhiên
Đôi khi những đứa trẻ giữ cảm xúc của chúng trong lòng vì chúng không muốn làm cha mẹ buồn. (Ảnh: ITN).
Bạn có thể giải thích: “Việc cảm thấy buồn và tức giận về việc bố mẹ ly hôn là điều bình thường. Những cảm giác này rất khó để giải quyết một mình. Khi con cảm thấy tức giận hay buồn bã, hãy nói với mẹ hoặc bố’.
Đôi khi những đứa trẻ giữ cảm xúc của chúng trong lòng vì chúng không muốn làm cha mẹ buồn. Thường xuyên kiểm tra với con bằng cách hỏi: “Con cảm thấy thế nào về việc bố mẹ ly hôn?”
Trấn an con rằng việc ly hôn không phải lỗi của chúng
Trẻ em có xu hướng “tự cho mình là trung tâm” và tin rằng hành vi hoặc suy nghĩ của chúng gây ra những sự việc tồi tệ. Chúng cần biết rằng người lớn đã đưa ra quyết định này dựa trên mối quan hệ của họ và điều đó không liên quan gì đến con trẻ.
Tránh nói xấu hoặc đổ lỗi cho người cũ
Trẻ em thương yêu và cần cả cha lẫn mẹ. Đối với chúng, cha và mẹ đều có giá trị, vì thế, nói xấu hoặc đổ lỗi cho nhau là điều cấm kị sau ly hôn.
Tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên nghiệp
Trẻ em cũng thu được rất nhiều lợi ích khi tự nói chuyện với nhà trị liệu. (Ảnh: ITN)
Sẽ rất hữu ích nếu bạn làm việc với một chuyên gia nuôi dạy con cái, hoặc một nhà trị liệu gia đình có kinh nghiệm về ly hôn và có thể hướng dẫn bạn cách xử lý những tình huống khó khăn phát sinh.
Trẻ em cũng thu được rất nhiều lợi ích khi tự nói chuyện với nhà trị liệu. Chúng thường tự do bày tỏ cảm xúc mà chúng nghĩ sẽ làm tổn thương cha mẹ mình.
Cho con thấy cuộc sống vẫn sẽ ổn
Hãy ý thức rằng khi một gia đình sắp ly dị, con cái có thể nổi loạn hoặc có biểu hiện bất thường. Không có gì lạ khi trẻ tè dầm hoặc không chịu nghe lời. Chúng sẽ cần thêm thời gian để thích nghi, từ đó cha mẹ mới có thể hỗ trợ và giao tiếp cởi mở.
Theo thời gian, các triệu chứng này sẽ biến mất khi trẻ thích nghi với những thay đổi. Lập kế hoạch cho một số sự kiện gia đình yêu thích sẽ mang lại cho bọn trẻ cảm giác rằng cuộc sống sẽ diễn ra như bình thường.
Vợ chồng bất hòa hay xảy ra cãi vã, mẹ chồng đã hối hả đi tìm mối cho con trai lấy vợ mới
Mẹ chồng không hàn gắn cho vợ chồng tôi thì thôi lại còn làm những việc thúc đẩy tôi và chồng sớm ly hôn.
Tôi kết hôn được 8 năm, nhưng hôn nhân của tôi rạn nứt từ 2 năm nay, cả tôi và chồng ngày càng bộc lộ những điểm không hợp nhau, mỗi người mỗi kiểu. Sau nhiều ngày căng thẳng, cãi vã và cả những lần cùng ngồi lại để tìm cách cứu vãn hôn nhân nhưng rồi vẫn thất bại. Tôi cũng vì con mà cố gắng, chứ không đã ly hôn từ lâu rồi.
Lúc đầu khi xuất hiện rạn nứt, hai chúng tôi cãi nhau nhiều lắm, đến nỗi con gái thấy bố mẹ to tiếng với nhau là ôm mặt khóc. Vậy nên, để tránh làm ảnh hưởng đến con và gia đình hai bên, vợ chồng tôi đã thỏa thuận với nhau là vẫn chung sống nhưng ngầm ly thân chứ không ly hôn. Vậy là mỗi ngày, việc ai người đó làm, không ai đả động gì đến ai. Đúng là gia đình yên ổn hẳn, tôi cũng đỡ mệt đầu, tập trung vào chăm sóc con.
Bao lâu nay tôi và chồng cứ cãi vã, lôi hết những điểm xấu của nhau ra mà bôi nhọ, kích bác. Tự dưng nhàn tênh, tôi tự trách mình sao hồi trước cứ phải khổ sở chờ đợi chồng về muộn, giận dỗi, cãi vã để rồi bản thân chịu thiệt, mấy lần chồng còn suýt đánh tôi. Tôi và chồng cùng diễn chung một vở kịch ôn hòa, lẳng lặng, kín kẽ khiến ai cũng ngạc nhiên.
Từ lúc chọn ly thân, chồng tôi như người tự do, trước đây vốn ít ở nhà, nay lại càng mất hút. Tự do ăn nhậu, tự do mua sắm những gì anh ta thích, thậm chí trên mạng xã hội còn "thả thính" như một anh chàng độc thân. Bạn bè, đồng nghiệp của anh ấy cũng rất bất ngờ vì tự dưng sống cuộc sống thảnh thơi, thích nhậu thì nhậu, thích đi về lúc nào cũng được.
Mẹ chồng không hàn gắn còn thúc giục con trai sớm ly hôn. Ảnh minh họa
Chồng tôi còn đề nghị: " Hai vợ chồng tiếp tục duy trì cuộc sống như vậy. Thích yêu ai cũng được, miễn là kín đáo, không ai biết là được". Tôi không đồng tình việc này, cho dù không còn yêu chồng nữa, nhưng tôi tuyệt nhiên không nghĩ đến người đàn ông khác. Chồng trên danh nghĩa, nhưng cũng phải tôn trọng tôi, ngoại tình dẫu có tinh vi đến mấy cũng sẽ bị lộ. Lúc đó, người ta chê cười tôi không biết giữ chồng, để chồng cặp bồ mà không biết.
Hai vợ chồng vẫn không có điểm chung này, nên anh ấy bắt đầu bực tức, kiếm cớ trút giận. Chồng tôi nhiều lần gây sự, còn chửi bới, thách thức vợ ly hôn. Không may cho tôi là mẹ chồng biết chuyện hai vợ chồng rạn nứt từ lâu. Bà vốn không ưa tôi nên giờ có cơ hội để đổ lỗi cho con dâu lười nhác, hư hỏng nên mới gây ra căng thẳng lâu nay.
Mỗi lần về quê chồng, tôi bị mẹ chồng, họ hàng bên chồng trách móc, nói tôi ăn ở không biết điều, số sướng mà không tôn trọng chồng và nhà chồng. Trong bữa cơm gia đình, mẹ chồng còn vô cớ lớn tiếng mắng tôi trước mặt cả nhà. Mẹ chồng hay thúc giục chồng tôi chia tay vợ càng nhanh càng tốt. Đó là trước mặt, còn sau lưng bà âm thầm tìm người để mai mối cho chồng tôi cưới vợ mới.
Thỉnh thoảng, mẹ chồng gọi điện cho con trai kể về cô nọ, cô kia, còn gửi cả ảnh nữa để nếu có ưng thì sẽ mai mối cho. Tôi cảm thấy tức tưởi trước những lời nói, hành động của mẹ chồng nhằm chia rẽ vợ chồng tôi. Giữa tôi và chồng đã không còn tình cảm, nhưng vẫn còn đó nghĩa vợ chồng bao năm nay gắn bó. Chúng tôi đã từng có những tháng ngày hạnh phúc và hiện tại vẫn còn có đứa con chung.
Nhiều khi tôi rất muốn ly hôn, nhưng suy nghĩ kỹ tôi thấy hôn nhân của mình có thể cứu vãn. Tôi thương con, chấp nhận chịu đựng, chờ mong chồng thay đổi. Không nỡ để hôn nhân đổ vỡ, tôi phải làm gì để chồng thương yêu vợ con? Mẹ chồng tôi quá đáng như vậy, tôi có nên nói thẳng để bà không can thiệp vào chuyện của vợ chồng tôi?
Vợ chồng bất hòa, mẹ chồng qua nhà khuyên can nhưng lại nói một câu khiến con dâu muốn ly hôn nhanh hơn Vợ chồng tôi hay nảy sinh cãi vã, mẹ chồng qua để khuyên can nhưng lại khiến cho mọi chuyện trở nên tệ hơn. Tôi lấy chồng được 5 năm thì có đến tận 4 năm là chung sống không hạnh phúc. Chỉ được vỏn vẹn năm đầu là thực sự hòa bình, yêu thương nhau. Cho đến khi tôi mang bầu, sinh...