6 vấn đề sức khỏe biểu hiện ở bàn chân mà bạn tuyệt đối không nên bỏ qua
Đôi chân không chỉ là bộ phận nâng đỡ mà còn giúp bạn di chuyển, hoạt động xuyên suốt cả ngày. Thế nhưng, nếu gặp phải những dấu hiệu sau đây thì bạn nên chủ động đi khám ngay vì nó có thể báo hiệu một vài vấn đề sức khỏe đang xảy ra ở vùng da chân.
Với những người thường xuyên tiếp xúc với nước thì nguy cơ mắc bệnh nấm móng là rất cao. Bệnh này có thể gây mưng mủ, đau rát và ảnh hưởng không nhỏ đến việc di chuyển trong ngày. Bên cạnh đó, tình trạng bệnh kéo dài sẽ rất khó điều trị và khi được chữa khỏi vẫn có thể tái diễn một lần nữa.
Các triệu chứng dễ nhận thấy nhất của bệnh này là bề mặt móng xù xì, có lằn sọc dọc hoặc ngang, có một lớp vẩy mịn như cám, chỗ bị tổn thương có màu hơi vàng, hoặc nâu đen… Bên dưới móng cũng có thể bị tổn thương và dễ mủn, gãy móng.
Nấm chân
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nấm chân thường là do thói quen đi những đôi giày chật và bó khít, gây khó khăn trong việc đi lại, không thông thoáng bàn chân, từ đó phát sinh nấm chân. Mặt khác, bạn cũng có thể lây nhiễm nấm từ những người khác thông qua việc dùng chung giầy dép, hoặc vô tình dẫm lên dấu chân của người bệnh trên sàn nhà.
Thói quen chạy bộ hoặc đi lại trên những đôi giày mới có thể dẫn đến tình trạng phồng rộp. Nguyên nhân là do ma sát chân hoặc vì giày dép mới quá chật, chưa đi quen. Để khắc phục vấn đề này, bạn nên đi tất trước khi đi giày. Đôi khi, đừng nên đi giày suốt cả ngày mà hãy để cho đôi chân được thở và thông thoáng hơn.
Cục u biến dạng ở ngón chân cái
Đây là một cục u hình thành ở mặt bên của ngón chân cái, khi ngón chân cái của bạn bị quặp về phía ngón chân trỏ. Chứng biến dạng ngón chân cái còn có tên tiếng Anh là bunion.
Video đang HOT
Những người mắc phải chứng bệnh này thường cảm thấy khó chịu, đau đớn, da chân bị ửng đỏ, phồng rộp, dễ viêm nhiễm. Nguyên nhân gây ra thường là do di truyền, chấn thương hay bẩm sinh đã có. Ngoài ra, nếu công việc đòi hỏi bạn phải thường xuyên đi giày cao gót cũng có thể dẫn đến chứng bệnh này.
Vết chai chân
Những vùng da chân bị chai sần, nổi cục u cứng cũng có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động trong ngày của bạn. Nó không chỉ gây đau mà thỉnh thoảng còn có cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt, muốn cắt bỏ đi. Tuy nhiên, để phòng tránh gặp phải những vết chai chân này thì bạn không nên đi lại hoặc vận động quá nhiều trên cùng một vùng da trong thời gian dài.
Nứt gót chân
Vào mùa đông thì tình trạng nứt gót chân sẽ thường xuyên xảy ra, nguyên nhân thường do bạn không chăm sóc chân đều đặn. Nếu cứ bắt chân phải hoạt động liên tục mà không chăm sóc thì những vết nứt sâu có thể gây đau đớn và khiến bạn khó đi lại. Lúc này, hãy mua đồ cạo da gót chân về và kết hợp với việc sử dụng kem dưỡng phù hợp để khắc phục tình trạng này.
Theo Helino
9 dấu hiệu ở bàn chân chứng tỏ bạn đang bị bệnh nặng
Những biểu hiện tưởng như chẳng có gì nhưng lại tiềm ẩn trong đó những căn bệnh nguy hiểm đối với đôi chân bạn. Nếu bạn gặp những triệu chứng này ở bàn chân, hãy cẩn thận nhé!
Ngón chân cái to bất thường
Nguyên nhân gây ra tình trạng này thường là do cơ thể thừa axit uric, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh viêm khớp, hay bệnh gút...
Để khắc phục vấn đề này, bạn cần chú ý hơn đến các khẩu phần ăn trong ngày và chủ động đi khám nếu thấy ngón chân không chỉ sưng to mà còn đau nhói suốt một thời gian dài.
Bàn chân nhợt nhạt
Do lượng máu cung cấp tới chân không đủ nên dễ khiến bàn chân bị tê mỏi, đau nhức. Điều này xuất phát từ bệnh tuần hoàn máu kém, biểu hiện dễ nhận ra nhất là khi bạn đang ngồi rồi đột ngột đứng dậy, chân cũng theo đó mà chuyển sang màu nhợt nhạt.
Hay đôi khi là lúc bạn đứng bật dậy, các đầu ngón chân chuyển sang màu trắng nhợt nhạt, tê buốt. Để cải thiện bệnh tuần hoàn máu kém thì bạn nên chăm tập luyện và bổ sung những loại thực phẩm giàu sắt như thịt bò, các loại đậu, ngũ cốc, rau lá màu xanh đậm...
Móng chân dày và vàng ố
Với những cô nàng thường xuyên sơn móng tay, móng chân thì phần móng sẽ có hiện tượng vàng ố và dày lên. Ngoài ra, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo hệ miễn dịch đang làm việc kém hiệu quả nên gây ra tình trạng này.
Nếu gặp phải dấu hiệu này thì tốt nhất bạn nên dừng sơn móng chân và đi khám sức khỏe đôi chân càng sớm càng tốt.
Ngón chân không có lông
Khi ngón chân đột nhiên bị "hói" lông, đo có thể là dấu hiệu máu không lưu thông đủ đến chân để nuôi sống lông. Nên đến bác sĩ kiểm tra xung động ở chân để xem tim có bơm đủ máu đến chân không.
Móng chân giòn và dễ gãy
Đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu hụt vitamin nghiêm trọng. Ngoài ra, hiện tượng móng chân giòn và dễ gãy còn là dấu hiệu cảnh báo nội tiết tố trong cơ thể bạn đang gặp vấn đề.
Bạn nên thiết lập một chế độ dinh dưỡng với nhiều thực phẩm giàu chất xơ và vitamin để bổ sung lượng dưỡng chất thiếu hụt của cơ thể.
Bàn chân tê ngứa râm ran
Một trong những biểu hiện sớm của bệnh tiểu đường là bàn chân tê ngứa, nóng ran... Chính vì vậy, nếu phát hiện bàn chân có những triệu chứng bất thường như đau âm ỉ nhiều ngày, nóng bỏng rát, tê cóng, mất cảm giác chân... thì bạn nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được kiểm tra và có hướng điều trị kịp thời.
Đau nhức cơ khớpTuyến giáp có nhiệm vụ điều hành sự trao đổi chất trong cơ thể. Tuy nhiên, khi chức năng tuyến giáp gặp vấn đề sẽ dẫn đến những cơn đau nhức cơ khớp, hội chứng ống cổ tay, hội chứng ống cổ chân... bạn cần lưu ý và nên đến bệnh viện ngay để kiểm tra.
Trên đây là những dấu hiệu bất thường ở bàn chân bạn cần chú ý để sớm phát hiện bệnh, nhờ đó có hướng điều trị kịp thời và hiệu quả.
Ngón chân hơi lõm, có vết lõm hình thìa
Đây là biểu hiện của bệnh thiếu máu. Do không đủ huyết sắc tố (một loại protein giàu chất sắt tồn tại trong tế bào máu để vận chuyển oxy) gây ra. Xuất huyết trong cơ thể (như loét) hoặc kinh nguyệt bất thường nghiêm trọng cũng dẫn tới tình trạng thiếu máu. Giải pháp: Có thể chẩn đoán bệnh thiếu máu bằng cách xét nghiệm máu.
Bị tê chân
Bị tê hai chân thường là dấu hiệu rối loạn ngoại vi hệ thần kinh, đa phần gây ra bởi bệnh tiểu đường, chứng nghiện rượu mãn tính hoặc hiệu ứng của hóa trị. Nếu chỉ bị tê một chân, có thể là dây thần kinh bị ép chặt ở chân, mắt cá và lòng bàn chân, thông thường do mang giày quá chật trong thời gian dài.
Ngón chân có màu trắng, xanh, đỏ
Khi ngón chân của bạn có màu trắng, sau đó chuyển sang xanh nhạt rồi biến thành màu đỏ, cuối cùng trở về với màu bình thường thì đó chính là dấu hiệu của bệnh Raynaud. Bệnh Raynaud cũng có thể liên quan đến viêm khớp dạng thấp và các vấn đề về tuyến giáp.
Theo www.phunutoday.vn
Tại sao "cậu nhỏ" thay đổi màu sắc? Đôi khi "cậu nhỏ" của nam giới có thể biến thành màu tím đỏ. Sự thay đổi màu sắc này đa phần là lành tính do sự gia tăng lưu lượng máu đến các mạch máu và các tuyến trong đó. Điều này thường xảy ra khi nam giới thấy hưng phấn tình dục. Tuy nhiên, khi sự thay đổi màu sắc là...