6 thực phẩm quen thuộc sinh đờm ở cổ họng
Chất béo và dầu bắt nguồn từ các sản phẩm động vật, giống như bơ, mỡ lợn và axit béo omega-6, có thể làm cho bạn sản xuất nhiều chất nhầy.
Các sản phẩm từ sữa không thực sự làm cho bạn sản xuất nhiều chất nhầy
Các sản phẩm từ sữa
Các sản phẩm từ sữa không thực sự làm cho bạn sản xuất nhiều chất nhầy, nhưng chúng có thể làm chất nhầy đặc hơn, vì vậy nếu bạn đang cảm thấy mũi hay cổ họng bị tắc nghẽn thì tiêu thụ các sản phẩm từ sữa có thể khiến tình trạng tồi tệ hơn.
Ngoài việc khiến chất nhầy và nước bọt của bạn dày đặc, chúng cũng có thể khiến bạn nuốt khó khăn hơn.
Thuốc lá
Hút thuốc là một trong những nguyên nhân chính tạo bệnh có quá nhiều đờm trong cổ họng cũng như đờm trong mũi. Hút thuốc kéo dài có thể gây viêm màng nhầy và làm tăng sản xuất đờn trong mũi và cổ họng. Ngoài ra, nếu vừa hút thuốc lại nghiện rượu và các loại thực phẩm chứa caffeine cũng có thể làm cho bệnh tình thêm trầm trọng.
Video đang HOT
Đồ uống như trà, cà phê, nước giải khát có chứa chất caffeine, là một chất lợi tiểu có thể khử nước trong cơ thể của bạn. Mất nước có thể dẫn đến tình trạng chất nhầy dày hơn nhiều, do đó, tốt hơn hết là tránh chất caffeine và uống nước để thay thế.
Thực phẩm gây dị ứng
Nếu bạn bị dị ứng với một loại thức ăn nào đó thì nó có thể khiến bạn sản xuất chất nhầy nhiều hơn bình thường. Nếu bạn nhận thấy bị tắc mũi hay cổ họng thì đó có thể do dị ứng thực phẩm mà bạn vừa tiêu thụ. Một số các chất gây dị ứng phổ biến nhất là các sản phẩm từ sữa, các loại hạt, gluten và các sản phẩm đậu nành.
Thịt
Thịt và trứng chứa rất nhiều protein, có thể gây gia tăng chất nhầy ở cổ họng của bạn. Trong khi ăn cá và gia cầm tương đối an toàn hơn, các loại thịt đỏ có nhiều chất béo và đặc biệt các loại thịt chế biến gây ra vấn đề này, vì vậy hãy mua thịt hữu cơ chưa qua xử lý.
Chất béo và các loại dầu động vật
Chất béo và dầu bắt nguồn từ các sản phẩm động vật, giống như bơ, mỡ lợn và axit béo omega-6, có thể làm cho bạn sản xuất nhiều chất nhầy. Trong khi bạn bị cảm lạnh hoặc ho, tránh các chất béo và sử dụng các loại dầu thực vật thay thế.
Các loại hạt và ngũ cốc
Trong khi các loại hạt rang khô không gây ra chất nhầy, các loại hạt có dầu sẽ gây ra vấn đề này. Hạt giống, cây họ đậu, gạo và bột yến mạch sẽ kích thích việc sản xuất chất nhầy, tương tự các loại thực phẩm như mì ống, bánh mì và ngũ cốc chế biến cũng như vậy.
Theo Khoevadep
5 sự thật về tôm
Trong các loại hải sản, tôm là thực phẩm được yêu thích nhất, với một danh sách rất dài các món ăn ngon, từ chiên, xào, nướng, luộc, hấp đến nấu lẩu, cà ry, kho... Nếu là "fan" của tôm, có 5 điều quan trọng mà bạn nên lưu ý khi thưởng thức.
1. Ít calo
Một con tôm kích thước trung bình có khoảng 7 calo, ít hơn 15 lần so với khoảng 85g thịt ức gà. Trong khi đó một con tôm lớn hàm lượng calo của nó cũng chỉ có 14, ít hơn 20 lần so với 2 cái bánh trứng nhỏ.
2. Giàu protein
Tôm rất giàu protein, hầu như không có chất béo và carbonhydrat. 85g tôm nướng chứa khoảng 20g protein.
3. Nhiều dưỡng chất quan trọng
Ngoài protein, tôm còn chứa nhiều dưỡng chất quan trọng khác. Khoảng 113g tôm hấp chứa 100% hàm lượng selen cần trong ngày, trên 75% vitamin B12, hơn 50% phospho và 30% colin, đồng và iốt.
Đặc biệt, tôm có 2 chất chống oxy hóa rất quan trọng. Một là selen, nguyên tố hỗ trợ chức năng hệ miễn dịch và tuyến giáp, ngăn chặn sự xuất hiện của các gốc tự do gây hại đến các màng tế bào và DNA, dẫn đến tình trạng lão hóa sớm, bệnh tật. Hai là astaxanthin, giúp giảm chứng sưng viêm, làm chậm quá trình lão hóa.
4. Dễ gây dị ứng
Thuộc nhóm động vật có vỏ, tôm đứng đầu trong danh sách những thực phẩm gây dị ứng như choáng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Những dấu hiệu dị ứng thường gặp khi ăn tôm là nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa da, nổi mề đay, ngứa trong miệng, đau bụng, buồn nôn.
5. Hàm lượng cholesterol cao
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, hàm lượng cholesterol chúng ta hấp thụ không quá 300 mg/ngày, nhưng chỉ cần ăn 85g tôm bạn đã tiêu thụ một nửa hàm lượng cholesterol cần trong ngày.
Có 2 loại cholesterol, một là có trong thực phẩm từ động vật, hai là cholesterol máu, do gan người tiết ra. Nếu cholesterol trong cơ thể bạn đang ở mức cao, bạn nên thận trọng hơn khi ăn tôm.
Theo PNO
5 bệnh không nên dùng kháng sinh Đa số cơn đau họng do virus gây ra, vì thế dùng thuốc kháng sinh là vô ích. Điều này cũng đúng với bệnh viêm phế quản cấp. Ảnh: familyhealthdiary. Khi bị ốm, phương pháp khắc phục đầu tiên bạn thường nghĩ tới là thuốc kháng sinh. Tuy nhiên trên thực tế cách tốt nhất để bạn cảm thấy tốt hơn không phải...