6 thói quen khiến làn da khô, bong tróc khó chịu
Nếu có những thói quen ăn uống này thì bạn nên bỏ ngay vì chúng ảnh hưởng tới khả năng giữ ẩm của cơ thể, gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng khô da.
Không uống đủ nước
Da có thể bị khô nếu cơ thể không được cung cấp đủ nước. Uống đủ nước không chỉ giúp các tế bào hoạt động ở mức tối ưu mà còn thúc đẩy quá trình hydrat hóa da. Theo bác sĩ da liễu Sarah Allen, điều quan trọng là bạn uống nhiều nước suốt cả ngày để giữ nước.
Không ăn đủ lượng cá mỗi tuần
Cá, đặc biệt là cá có dầu nước lạnh, chứa axit béo omega-3 DHA và EPA hoặc nhiều loại chất béo lành mạnh có thể hỗ trợ các yếu tố như sức khỏe tim mạch, thị giác và trí não. Theo một số dữ liệu, các axit béo omega-3 có thể hỗ trợ hàng rào bảo vệ da, ức chế hành động gãi khi da khô, nứt nẻ gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
Lòng đỏ trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe, trong đó có vitamin D. Tình trạng hydrat hóa của da liên quan tới mức vitamin D thấp. Bạn có thể bổ sung vitamin D bằng cách thêm cá hồi, nước cam tươi 100% nguyên chất… vào chế độ ăn uống.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) cho biết những người khỏe mạnh có thể ăn tối đa một quả trứng hàng ngày. Đây được coi như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh cho tim.
Không bổ sung collagen trong chế độ ăn uống
Collagen là một thành phần phổ biến trong các chất bổ sung, đồ ăn nhẹ và đồ uống để hỗ trợ sức khỏe làn da. Các nghiên cứu đã chỉ ra, độ ẩm và độ đàn hồi của làn da cải thiện đáng kể khi được bổ sung collagen.
Thịt bò, thịt gà còn da và nước dùng (gà, thịt lợn và thịt bò) là những nguồn cung cấp collagen dồi dào. Lưu ý, nếu bạn có chế độ ăn uống cân bằng thì có thể không cần bổ sung collagen.
Một điều nữa cần chú ý là không uống quá nhiều rượu vì thói quen này có thể khiến cơ thể mất nước, dẫn đến nguy cơ khô da. Bên cạnh chế độ ăn uống, bạn cũng cần ghi nhớ hai điều sau khi chăm sóc làn da.
Nếu không được thanh tẩy thường xuyên, lớp tế bào chết tích tụ lâu năm sẽ khiến da khô ráp, sần sùi, lỗ chân lông giãn to, xỉn màu, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở, gây ra mụn và làm da khó hấp thu các dưỡng chất từ kem dưỡng da.
Bạn nên tẩy tế bào chết 1 lần/tuần bằng các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên, thực hiện động tác massage thật nhẹ nhàng trong khoảng 1-2 phút. Đừng quên thoa kem dưỡng ẩm để cân bằng da sau khi tẩy tế bào chết.
Video đang HOT
Sử dụng kem chống nắng
Ngay cả khi mây dày che lấp ánh nắng mặt trời, tia cực tím (tia UV) vẫn có thể gây hại cho làn da bạn, dẫn đến hình thành các nếp nhăn, da khô sần sùi, ửng đỏ. Làn da của bạn còn có thể bị đồi mồi, nám, chảy xệ. Do đó, luôn mang theo kem chống nắng bên mình để có thể thoa lại khi cần. Các chuyên gia khuyên bạn tốt nhất nên dùng sản phẩm có chỉ số SPF 30 trở lên.
8 thảo dược trị da nứt nẻ trong mùa đông
Thảo dược không chỉ là những vị thuốc trị bệnh mà còn có công dụng làm đẹp da, nhất là với làn da khô, nứt nẻ trong mùa đông.
1. Nguyên nhân khiến da nứt nẻ trong mùa đông
Tinh dầu cúc la mã có thể không phù hợp với tất cả mọi người nên cần sử dụng thận trọng.
Trà cỏ đuôi ngựa có tác dụng trẻ hóa làn da.
Bôi gel nha đam làm ẩm da.
Vào mùa đông, độ ẩm và nhiệt độ thấp có thể khiến da bị khô. Theo BS. Ross Radusky, chuyên gia da liễu tại Mỹ, việc sử dụng nước nóng từ vòi hoa sen hoặc nước rửa bát cũng có thể làm giảm độ ẩm trên da, gây khô, nứt nẻ.
Vị trí rõ rệt nhất nhận biết da nứt nẻ trong mùa đông là môi bị nẻ với biểu hiện khô, nứt, bong tróc và trong một số trường hợp bị sưng, ngứa hoặc đau. Khi bạn liếm môi thường xuyên, tiếp xúc với gió lạnh hay phản ứng dị ứng với son dưỡng môi hoặc sản phẩm khác... có thể khiến tình trạng nẻ môi trầm trọng hơn.
Ngoài ra, da khô, nứt nẻ còn do tiếp xúc với chất kích ứng hóa học, do dùng thuốc như retinoids tại chỗ, mắc bệnh ngoài da như chàm, vẩy nến hay do bệnh thần kinh, đái tháo đường, nấm...
2. Thảo dược trị da nứt nẻ
Nhiều loại thảo dược không chỉ có tác dụng chữa lành các vấn đề về da mà chúng còn giúp cải thiện đáng kể độ săn chắc của tế bào và sức khỏe của da, dưỡng da, khắc phục tình trạng nứt nẻ da.
2.1 Neem
Đây là loại thảo dược được du nhập vào nước ta, được trồng chủ yếu Ninh Thuận, Bình Thuận.
Neem được biết đến với đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, kháng nấm, khử trùng và là một loại thảo mộc mang lại nhiều lợi ích làm đẹp do có tác dụng hỗ trợ chữa lành các vấn đề về da khác nhau như mụn nhọt, nhiễm trùng do vi khuẩn, mụn bọc, phát ban, mẩn ngứa...
Sử dụng bằng cách tắm lá neem, làm mặt nạ hay sử dụng tinh dầu...
Tinh dầu neem có tác dụng dưỡng ẩm da.
2.2 Cúc la mã
Hoa cúc có chứa alpha-bisabolol, một hợp chất có thể làm giảm sự phát triển của các nếp nhăn nhưng lại thúc đẩy quá trình làm lành các kích ứng da như bỏng và mụn nhanh hơn. Tuy nhiên, thảo dược này có thể không phù hợp với làn da và cơ thể của tất cả mọi người. Vì vậy, nên sử dụng nó một cách thận trọng.
Cúc la mã có thể được uống dưới dạng trà hoặc sử dụng như một loại nước rửa mặt.
2.3 Nghệ
Đặc tính chống oxy hóa và chống viêm của nghệ giúp giữ cho làn da không bị mụn và nuôi dưỡng sâu cho da. Đặc tính khử trùng của nghệ có thể giúp giảm mụn trứng cá và có thể làm dịu các tình trạng da như bệnh trứng cá đỏ và bệnh chàm.
Bạn có thể thêm nghệ vào món ăn hoặc sử dụng các chế phẩm từ nghệ như bột nghệ, kem nghệ...
2.4 Bạc hà
Bạc hà được biết đến là loại thuốc lâu đời nhất trên thế giới để điều trị nhiều vấn đề về da. Bạc hà chứa nhiều axit béo omega 3 và vitamin A & C, giúp nuôi dưỡng làn da xỉn màu, làm giảm lượng dầu thừa từ da nhờn. Ngoài ra tinh dầu bạc hà có tác dụng làm mát da.
Sử dụng bạc hà bằng cách uống trà hay làm nước ép bạc hà...
2.5 Cỏ đuôi ngựa
Cỏ đuôi ngựa chứa nhiều silica giúp làn da trẻ trung và tươi sáng. Nó cũng chứa các đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, giúp trì hoãn quá trình lão hóa.
Ngoài việc dùng dưới dạng trà, có thể dùng thảo mộc này để dưỡng ẩm da mặt bằng cách thấm ướt khăn mỏng hoặc miếng cotton vào nước trà và đắp lên mặt khoảng 20 phút.
2.6 Mùi tây
Mùi tây là một loại thảo mộc có thể cân bằng sản xuất dầu, giảm viêm và ngăn ngừa sự đổi màu da. Loại thảo mộc có mùi thơm này có thể chống lại mụn trứng cá, làm mờ nếp nhăn.
Sử dụng bằng cách xay nhuyễn đắp lên da hoặc làm nước mùi tây... để dưỡng da.
2.7 Cúc vạn thọ
Cúc vạn thọ là loại thảo mộc hiệu quả nhất để chữa lành da nứt nẻ, kích ứng và viêm. Các đặc tính chống viêm, khử trùng và kháng khuẩn mạnh mẽ của thảo dược này đã được sử dụng để làm dịu các vấn đề về da khác nhau như phát ban, viêm da, chàm, vẩy nến, đồi mồi, rạn da và da sần sùi.
Sử dụng cúc vạn thọ bằng cách uống trà cúc vạn thọ, làm sinh tố, làm mặt nạ... để tăng cường dưỡng chất cho da.
2.8
Do đặc tính chữa lành và làm dịu da, nha đam giúp tẩy tế bào chết trên da, phục hồi và giữ độ ẩm cho da. Sử dụng chiết xuất gel từ lá nha đam và thoa trực tiếp lên da để ngăn ngừa nứt nẻ da trong mùa đông.
3. Tránh các yếu tố làm trầm trọng thêm tình trạng nứt nẻ da
Cạo râu bằng dao cạo cùn hoặc không có gel cạo râu.
Sử dụng khăn tắm khô cứng.
Sử dụng kem dưỡng da có chứa cồn.
Mặc quần áo làm trầy da.
Ngồi dưới nhiệt độ trực tiếp từ quạt sưởi hoặc lửa.
Ở ngoài trời gió mà không che chắn da...
Kiểm tra độ ẩm cho da bằng cách đơn giản Bằng cách áp tay lên má bạn có thể kiểm tra xem da đã cân bằng độ ẩm hay chưa. Bôi kem dưỡng ẩm, cung cấp đủ nước cho da hàng ngày để da luôn tươi tắn, mịn màng không nếp nhăn là công việc được các chị em phụ nữ quan tâm, đặc biệt với các nàng da khô. Mùa đông, bước...