6 nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học năm 2022
Đẩy mạnh việc thực hiện tự chủ đại học, xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ chiến lược của mỗi nhà trường, thúc đẩy nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế,… là những nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học trong năm học 2021 – 2022.
Bộ GD-ĐT vừa có văn bản hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học thực hiện những nhiệm vụ cụ thể trong năm học 2021 – 2022.
Theo đó, trong năm học này, các cơ sở giáo dục đại học cần tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 như xây dựng các kịch bản, tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch; đồng thời có các giải pháp hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Ngoài ra, các trường cũng cần có giải pháp để đẩy nhanh việc triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho người học, cán bộ, giảng viên.
Đối với hệ thống giáo dục đại học và sư phạm, cần tập trung nguồn lực đầu tư góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực , nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Các cơ sở có ngành đào tạo giáo cần viên tích cực, chủ động làm việc với UBND triển khai hiệu quả Nghị định số 71 quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS và Nghị định số 116 về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.
Về việc đẩy mạnh thực hiện tự chủ đại học , các cơ sở giáo dục đào tạo cần đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống văn bản nội bộ để thực hiện đầy đủ cơ chế tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình trong hoạt động chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản; nâng cao hiệu quả hoạt động của hội đồng trường, phát huy dân chủ và nâng cao năng lực quản trị nhà trường; giải phóng tính năng động, khả năng sáng tạo và sự đóng góp của mỗi giảng viên, nhà khoa học, chuyên gia trong quản trị và vận hành cơ sở giáo dục đại học; tăng cường thực hiện trách nhiệm giải trình và công khai, minh bạch thông tin để các bên liên quan và xã hội giám sát.
Bên cạnh đó, các trường cần tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyển sinh, đào tạo , trong đó tiếp tục hoàn thiện và triển khai thực hiện lộ trình đổi mới công tác tuyển sinh giai đoạn 2021-2025 gắn với đổi mới thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Các trường cũng cần chủ động hợp tác, liên kết tổ chức các kỳ thi đánh giá năng lực, kiểm tra tư duy tại các địa phương, tổ chức xét tuyển chung nhằm đáp ứng yêu cầu riêng của từng cơ sở đào tạo, đồng thời tạo điều kiện, cơ hội tốt nhất cho thí sinh, tránh việc thí sinh phải đi lại tốn kém hoặc phải tham dự nhiều kỳ thi; tiến tới hình thành các trung tâm khảo thí chuyên nghiệp của các cơ sở giáo dục đại học và trung tâm khảo thí độc lập.
Cơ sở đào tạo tổ chức tuyển sinh bảo đảm an toàn, hiệu quả, công bằng; đổi mới công tác tuyển sinh, đề án tuyển sinh, xác định phương thức, hình thức tuyển sinh cần phù hợp với thực tiễn, đảm bảo tính công khai, minh bạch theo quy định.
Video đang HOT
Về việc đẩy mạnh công tác bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục , các trường cần tổ chức triển khai có hiệu quả đề án nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo giai đoạn 2019-2030; đẩy mạnh kiểm định chất lượng giáo dục, đặc biệt là kiểm định chất lượng chương trình đào tạo; chú trọng việc cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo sau đánh giá; kết quả kiểm định chất lượng là cơ sở để cơ sở đào tạo đưa ra các giải pháp cải tiến chất lượng liên tục đối với các chương trình đào tạo.
Các cơ sở cũng cần đẩy mạnh nghiên cứu khoa học gắn với đào tạo sau đại học, thúc đẩy các công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín; đẩy mạnh đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích; ưu tiên các nghiên cứu ứng dụng chuyển giao, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; đầu tư phát triển các phòng thí nghiệm theo lĩnh vực ưu tiên.
Các cơ sở đào tạo tập trung rà soát vấn đề liêm chính học thuật, đảm bảo nguyên tắc trung thực, trách nhiệm, công bằng và minh bạch theo thông lệ quốc tế; xây dựng công cụ để kiểm soát và ngăn chặn kịp thời hành vi đạo văn, gian lận trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Ngoài ra, cần đẩy mạnh hội nhập quốc tế; chủ động mở rộng hợp tác, trao đổi sinh viên, giảng viên; tăng cường thu hút đầu tư, tài trợ của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục đại học; kết nối các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam với các cơ sở giáo dục đại học uy tín của nước ngoài; thu hút chuyên gia giỏi người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài hợp tác và làm việc tại các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam.
Các cơ sở giáo dục đại học cũng cần xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ chiến lược của mỗi cơ sở đào tạo , làm trụ cột cho chuyển đổi số quốc gia và hỗ trợ hệ thống giáo dục phổ thông thực hiện chuyển đổi số; nhanh chóng triển khai, nâng cao hiệu quả trong quản trị nhà trường, trong tuyển sinh và đào tạo, trong đổi mới dạy và học; tăng cường hợp tác, cùng xây dựng và chia sẻ sử dụng các nền tảng dữ liệu, học liệu, môi trường học tập số và hệ thống quản trị, quản lý nhà trường.
Các cơ sở cũng cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số trong giáo dục đại học, khai thác hiệu quả các ưu điểm trong việc ứng dụng công nghệ vào các hoạt động quản lý, cải cách thủ tục hành chính, tổ chức giảng dạy và học tập; khuyến khích, thu hút đầu tư từ nguồn xã hội hoá của các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ và đào tạo trực tuyến,…
Ngoài ra, các cơ sở đào tạo cũng cần tăng cường truyền thông, tư vấn ngành nghề, đặc biệt các ngành có nhu cầu nguồn nhân lực cao nhưng không tạo sức hút với người học để các thí sinh và phụ huynh nắm bắt được.
Tuyển sinh: Chỗ nhận không hết, nơi lần chẳng ra!
Trong khi nhiều trường công lập tại các thành phố lớn tuyển vượt chỉ tiêu, có ngành vượt hơn 100%, thì các trường đại học địa phương lại thưa thớt sinh viên nhập học
Hệ thống giáo dục đại học (ĐH) Việt Nam có khoảng 250 trường ĐH, học viện nhưng số tuyển sinh tốt lại không nhiều và chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn. Trường ĐH địa phương nhiều năm qua luôn ở thế khó.
Điểm "rẻ" cũng thiếu sinh viên
Tại Trường ĐH Bạc Liêu, trong số 13 ngành tuyển sinh năm nay thì 3 ngành sư phạm có điểm chuẩn là 19, các ngành còn lại đều lấy điểm chuẩn 15 (thang điểm 30, theo kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT); ở phương thức xét tuyển bằng học bạ, điểm chuẩn của trường cũng ở mức điểm thấp nhất (18 điểm đối với các ngành ngoài sư phạm, các ngành sư phạm 24 điểm).
Điểm chuẩn thấp nhưng trường cũng mới tuyển được 50% chỉ tiêu. Một đại diện của trường cho biết năm 2021, Trường ĐH Bạc Liêu có 1.000 chỉ tiêu nhưng đến thời điểm này trường mới tuyển được 50%, trường đã ra thông báo tuyển bổ sung vào các ngành đào tạo của trường. Theo đại diện này, tình trạng khó tuyển sinh đã bắt đầu từ 3 năm nay, nguyên nhân là do không có ngành mới, hấp dẫn trong khi vùng tuyển sinh ngày càng hẹp; nhu cầu nhân lực tại chỗ ngày càng giảm nên không thu hút được người học.
Tại Trường ĐH Phú Yên, sau đợt xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT và các đợt xét tuyển bằng học bạ, trường mới tuyển được chừng 400 trong tổng số 775 chỉ tiêu. TS Trần Lăng, Phó Hiệu trưởng nhà trường, cho biết trường có 16 ngành gồm 9 ngành đào tạo sư phạm và 7 ngành ngoài sư phạm thì có khoảng 6 ngành trong và ngoài sư phạm không thể tổ chức đào tạo do mỗi ngành chỉ có vài thí sinh trúng tuyển. Tình trạng tuyển sinh khó khăn bắt đầu từ năm 2017 đến nay, có những năm trường chỉ tuyển được khoảng 50% chỉ tiêu.
Nguyên nhân được đại diện trường cho là bởi thí sinh có xu hướng tìm đến các trường ở những trung tâm thành phố lớn để có nhiều cơ hội việc làm khi còn là sinh viên cũng như sau khi tốt nghiệp. Ngoài ra, khó khăn khác cũng được kể đến, ví dụ như một số ngành kém hấp dẫn...
"Thời gian qua, trường cũng muốn mở những ngành mới, hấp dẫn nhưng khó ở chỗ khó thu hút giảng viên có trình độ do lương của giảng viên có trình độ thạc sĩ mới vào trường cũng chỉ dăm bảy triệu đồng/tháng" - TS Trần Lăng nêu thực tế.
Thí sinh làm thủ tục nhập học tại một trường đại học ở TP HCM. Ảnh: TẤN THẠNH
Tuyển vượt chỉ tiêu một số ngành "hot"
Ở một số trường ĐH, để bù đắp số chỉ tiêu ở một số ngành không tuyển sinh được, các trường đang "vượt đèn đỏ" ở một số ngành "hot".
Trường ĐH Lao động - Xã hội có những ngành tuyển vượt gần 800% chỉ tiêu như ngành tâm lý có 354 thí sinh trúng tuyển trên tổng số 40 chỉ tiêu, ngành tài chính - ngân hàng vượt 652%, ngành kinh tế vượt 542%, ngành quản trị kinh doanh vượt 490%... Xét trên tổng quy mô, số thí sinh trúng tuyển bằng phương thức kết quả thi tốt nghiệp của Trường ĐH Lao động - Xã hội vượt trên 317%.
Theo danh sách trúng tuyển ĐH bằng phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT của Trường ĐH Công đoàn, 100% các ngành của trường này đều tuyển sinh vượt chỉ tiêu, trong đó một số ngành có số thí sinh trúng tuyển vượt hơn 100% so với chỉ tiêu được công bố trong đề án tuyển sinh. Cụ thể, ngành công tác xã hội số thí sinh trúng tuyển là 446, trong khi chỉ có 200 chỉ tiêu, ngành xã hội học tuyển 405 thí sinh nhưng chỉ có 200 chỉ tiêu. Các ngành bảo hộ lao động, quan hệ lao động cũng đều tuyển vượt 80 so với chỉ tiêu.
Trong khi đó, Trường ĐH Kiến trúc có 19 ngành đào tạo, được chia thành 12 ngành, nhóm ngành tuyển sinh thì chỉ có 3-4 ngành có số thí sinh trúng tuyển dưới chỉ tiêu, còn lại đều vượt. Nhóm ngành điêu khắc và thiết kế nội thất vượt gần 85%, ngành thiết kế thời trang vượt 113%, ngành quản lý xây dựng vượt 144%.
Trao đổi với báo chí, TS Nguyễn Thị Giáng Hương, Trưởng Phòng Quản lý Đào tạo Trường ĐH Lao động - Xã hội, cho hay khi xác định danh sách thí sinh trúng tuyển, trường tính toán cả việc số lượng thí sinh ảo vì tuy thí sinh đủ điểm trúng tuyển nhưng nộp giấy về trường, xác nhận nhập học hay không lại là quyền của các em. Hiện trường vẫn trong thời gian cho thí sinh nhập học nên chưa chốt được số lượng thí sinh vào trường năm nay.
Lãnh đạo Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) cho biết Bộ GD-ĐT có quy định để quản lý chỉ tiêu tuyển sinh. Những trường tuyển quá số lượng đã ghi trong đề án sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, vị này cũng cho rằng chưa thể kết luận những trường có số lượng thí sinh trúng tuyển cao hơn chỉ tiêu là đã tuyển quá chỉ tiêu vì thực tế, số lượng thí sinh ảo nhiều. Các trường tuyển sinh đến hết 31-12 nên phải chờ thí sinh hoàn tất việc nhập học mới có con số chính xác.
Sắp xếp lại ngành nghề đào tạo
Theo TS Trần Lăng, tình trạng khó tuyển sinh kéo dài sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của Trường ĐH Phú Yên. Do vậy, trường đã có kế hoạch từ nay đến năm 2025 tổ chức sắp xếp lại các ngành nghề đào tạo. Chẳng hạn ở nhóm ngành đào tạo giáo viên, cùng với một số ngành đang tuyển sinh tốt, trường sẽ mở những ngành mới như ngành sư phạm khoa học tự nhiên; ngành sư phạm lịch sử - địa lý... để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới. Với khối ngành ngoài sư phạm, trường cũng sắp xếp lại để đào tạo những ngành phù hợp với nhu cầu của địa phương như các ngành về du lịch, quản trị kinh doanh, nông nghiệp...
Tìm cách "gỡ rối" tuyển sinh ngành khoa học đặc thù Trong mùa tuyển sinh năm nay, các ngành khoa học đặc thù không thu hút được thí sinh khiến chất lượng đầu vào giảm sút nghiêm trọng. Đang có xu hướng thí sinh đổ xô vào học các ngành hot như kinh tế, truyền thông. Ảnh minh họa: Hải Nguyễn Chuyển đổi theo hướng đào tạo liên ngành Theo ghi nhận của Lao...