6 kiểu người nên tuyệt đối kiêng bia để bảo vệ sức khỏe
Bia là hai loại đồ uống khá được yêu thích trong những ngày nắng nóng, tuy nhiên chúng lại không phải là loại đồ uống phù hợp với những người mắc bệnh.
Nhiều người cho rằng uống bia không có hại gì cho sức khỏe vì nó được làm từ lúa mạch, chỉ cần không uống nhiều là không sao. Vì thế, trong những ngày nắng nóng, nhiều người chọn bia để mong “đập tan cơn khát”. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bia không giúp bạn cung cấp lượng nước cần thiết khi cơ thể bạn đang khát, mà ngược lại, uống bia vào sẽ khiến bạn mất nước và khát nhiều hơn.
Nhóm người được khuyến cáo tuyệt đối không nên uống rượu bia:
Ảnh minh họa
Người bị huyết áp cao
Người huyết áp cao nên kiêng bia rượu. Bởi chúng có thể làm tăng thêm huyết áp, dễ gây đột quỵ, đe dọa tính mạng và sức khỏe, gây ra những biến chứng đáng sợ.
Người bị viêm loét dạ dày
Như đã nói, bia lạnh có thể làm hỏng niêm mạc dạ dày, gây viêm loét dạ dày, chán ăn, trướng bụng, ợ hơi và trào ngược axit. Nếu bạn bị viêm ruột, đừng nên uống bia nếu không muốn tình trạng bệnh thêm nặng.
Người mắc bệnh gút
Video đang HOT
Bia với hải sản là những món mà người bị gút cần kiêng tuyệt đối. Ảnh minh họa
Bia rượu, đạm là hai tác nhân lớn khiến bạn dễ mắc bệnh gút. Do đó, nếu đã mắc phải căn “bệnh nhà giàu” này bạn tuyệt đối phải kiêng bia rượu.
Cố tính uống bia, rượu sẽ khiến bệnh nặng thêm lên, đau đớn vô cùng.
Người bị béo phì
Bia chứa rất nhiều calo, uống bia trong một thời gian dài có thể khiến cơ thể tích tụ mỡ và xuất hiện “bụng bia”, dẫn đến béo phì. Kết hợp với tác dụng của món ăn, người béo phì không nên uống bia để tránh nguy hiểm cho sức khỏe, mắc các bệnh về huyết áp và tim mạch.
Người bị gan nhiễm mỡ
Tương tự như béo phì, người bị gan nhiễm mỡ uống bia rượu sẽ làm tăng áp lực lên gan. Uống bia sẽ làm tăng gan nhiễm mỡ, dễ dẫn đến xơ gan…, làm suy giảm nghiêm trọng sức khỏe gan. Do đó, những người mắc bệnh gan không nên uống bia.
Người bị béo bụng, gan nhiễm mỡ nên kiêng bia. Ảnh minh họa
Người đang uống thuốc
Những người đang uống thuốc kháng sinh, kháng viêm, huyết áp, tiểu đường, thuốc chống đông máu,… nếu uống bia sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Làm sao để hạn chế những tác hại của bia?
- Để phòng tránh các triệu chứng mất nước, sốc nhiệt khi uống bia thì sau khi uống một ly bia thì nên uống thêm vài ly nước lọc hoặc nước hoa quả rồi hãy tiếp tục uống tiếp.
- Tránh không nên ăn đồ ăn có nhiều muối khi uống bia, vì nó sẽ làm bạn khát hơn và uống nhiều hơn.
- Tuyệt đối không nên uống bia khi bụng đói vì chất cồn trong bia sẽ phá hủy dạ dày của bạn.
- Không nên uống bia khi cổ họng bạn có vấn đề, vì các chất trong bia sẽ khiến bạn khô họng, đau cổ họng.
- Không nên uống nhiều bia hoặc uống đến khi say. Với người bình thường, mỗi ngày chỉ nên uống 330ml bia (1 lon hay 1 chai) và không nên uống quá 2 lít.
Theo giadinh.net
Bé gái nhập viện cấp cứu vì bác sĩ kê toa... nhầm thuốc
Sau 3 ngày uống thuốc theo toa của Bệnh viện Nhi Đồng 2, bé gái 20 tháng tuổi rơi vào tình trạng cứng gáy, trợn mắt, lừ đừ phải đi cấp cứu. Nguyên nhân của tình trạng trên được xác định do bác sĩ kê toa nhầm thuốc.
Đó là trường hợp của bệnh nhi N.N.H.A. (20 tháng tuổi, ngụ tại quận 7, TPHCM). Được biết, trước đó bé đã phẫu thuật hạch cổ, hạch chi trên. Sau phẫu thuật, ngày 8/7 bệnh nhi đến khám tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, được bác sĩ chẩn đoán hạch nách, hạch chi trên tụ dịch vết mổ. Bệnh nhi được chỉ định sử dụng thuốc kháng viêm, kháng đau trong 3 ngày.
Tuy nhiên, sau 3 ngày uống thuốc theo toa của bệnh viện, bé gái có biểu hiện lừ đừ, cứng gáy, trợn mắt. Gia đình tá hỏa đưa bé trở lại Bệnh viện Nhi Đồng 2 cấp cứu. Khoa Cấp cứu đã chuyển bệnh nhi nhập viện vào khoa Thần kinh với chẩn đoán tác dụng ngoài ý của Haloberidol (là hoạt chất của Halofar 2mg).
Bệnh viện Nhi Đồng 2, nơi bác sĩ kê nhầm toa thuốc khiến bệnh nhi phải cấp cứu
Tại khoa Thần kinh, bệnh nhi được bác sĩ chẩn đoán Hội chứng ngoại tháp và rối loạn vận động do tác dụng phụ của thuốc Haloperidol. Đây là loại thuốc bệnh nhi đã uống theo toa của bệnh viện trong 3 ngày, gia đình báo với bác sĩ bé uống tổng số 5 viên thuốc nêu trên.
Sau vụ việc, phía bệnh viện cho biết đã báo cáo sự cố trên hệ thống sự cố y khoa và phòng Nghiệp vụ Y thuộc Sở Y tế, TPHCM. Bệnh viện xác nhận đây là trường hợp nhầm lẫn thuốc khi kê toa bằng vi tính. Theo đó, bệnh nhi được chỉ định dùng kháng sinh, kháng viêm và giảm đau nhưng khi kê toa thay vì chọn Hapacol 150mg (mã thuốc HAP1) có tác dụng giảm đau, bác sĩ lại chọn sang Halofar 2mg (mã thuốc HAL).
Theo thông tin từ nhà sản xuất, Halofar 2mg có thành phần Haloperidol, thuốc được chỉ định điều trị các trạng thái tâm thần, vận động có nguyên nhân khác nhau (trạng thái hưng cảm, cơn hoang tưởng cấp, mê sảng, run do rượu), các trạng thái loạn thần mạn tính (hoang tưởng mạn tính, hoang tưởng phán đoán, hoang tưởng hư vô, bệnh tâm thần phân liệt), trạng thái mê sảng, lú lẫn kèm kích động, hành vi gây gỗ tấn công, dùng liều thấp trị lo âu.
Nhà sản xuất cảnh báo cần thận trọng khi sử dụng cho trẻ em và tuổi vị thành niên. Liều dùng cho người lớn 0,5 - 5mg uống 2 - 3 lần/ ngày, điều chỉnh tùy theo nhu cầu và người bệnh chịu được thuốc...
Phía bệnh viện cho rằng, sự nhầm lẫn trên là do hai mã thuốc này giống nhau và xếp hàng cạnh nhau trên phần mềm máy tính nên bác sĩ đã vô tình chọn sang Halofar mà không hề hay biết. Sau khi kê toa và in toa thuốc bác sĩ kiểm tra lại nhưng vẫn không phát hiện ra sự nhầm lẫn nên đã trao toa cho người nhà mua thuốc.
Bệnh viện cho biết đã gặp trực tiếp, trao đổi và giải thích về tình trạng sức khỏe của bệnh nhi. Sau khi trở lại bệnh viện vì gặp những tác dụng ngoài ý muốn do thuốc bị bác sĩ kê toa nhầm, bệnh nhi được theo dõi, không xử trí đặc hiệu về tác dụng ngoài ý muốn của thuốc Haloperidol. Bệnh nhi được điều trị áp xe hạch lao bằng kháng sinh và chăm sóc vết thương.
Sau sự việc trên, bệnh viện cho biết đã "rút kinh nghiệm nhắc nhở các bác sĩ kê toa nên kiểm tra kỹ toa thuốc sau khi in xong trước khi trao cho người nhà".
Vân Sơn
Theo Dân trí
Cụ bà 76 tuổi thuốc nuốt luôn cả vỏ phải nhập viện cấp cứu Bệnh nhân lâm vào tình trạng đau, khó nuốt vùng cổ họng do uống thuốc huyết áp nhưng nuốt luôn cả vỏ. Bệnh viện Đa khoa Saint Paul vừa tiếp nhận bà H., 76 tuổi trong tình trạng nuốt đau, vướng vùng cổ sau khi uống thuốc huyết áp. Kết quả thăm khám và nội soi tai mũi họng cho thấy, bệnh nhân...