6 đối tượng dễ bị thiếu canxi nên bổ sung
Canxi là một khoáng chất không thể thiếu đối với sức khỏe con người. Nếu không được cung cấp đủ canxi thì sức khỏe sẽ chịu nhiều ảnh hưởng cả trong ngắn và dài hạn.
Vậy ai dễ bị thiếu hụt canxi?
Đối tượng có nhu cầu canxi cao
Canxi là một trong 5 nguyên tố vi lượng quan trọng bậc nhất cho cơ thể ( carbon, oxy, hydro, nitơ, canxi), nhưng cơ thể lại không thể tổng hợp được mà phải đưa từ bên ngoài vào qua các loại thực phẩm hoặc dược phẩm, hàng ngày sẽ bị mất đi qua mồ hôi và hệ bài tiết.
Một số đối tượng có nhu cầu canxi cao hơn bình thường hoặc có nguy cơ thiếu canxi do chế độ ăn uống không cân bằng hay cũng có thể do một số yếu tố khác.
Những đối tượng có thể bị thiếu canxi
1. Trẻ em, thanh thiếu niên dễ thiếu canxi
Trẻ em, thanh thiếu niên dễ bị thiếu canxi là do ở lứa tuổi này đang phát triển xương và răng, nên cần bổ sung calcium để hỗ trợ quá trình này. Nếu thiếu canxi, trẻ có thể bị suy dinh dưỡng, còi xương, chậm lớn hay không phát triển chiều cao.
Thông thường đối với trẻ em và thanh thiếu niên mỗi ngày cần từ 800 – 1200mg canxi, nên chú ý tới liều lượng, tránh để thiếu hụt hay dư thừa canxi, vì đều không tốt cho sức khỏe. Bổ sung cho trẻ mỗi năm từ 2 đến 3 đợt, khoảng cách từ 3 đến 4 tuần.
Ngoài ra, cần cho trẻ hoạt động ngoài trời để có được vitamin D từ ánh nắng mặt trời lúc sáng sớm.
2. Người thường có chế độ ăn thiếu canxi
Một số quốc gia ở Đông Nam Á, Đông Á, Châu Phi, Trung và Nam Mỹ có tỷ lệ thiếu canxi cao do chế độ ăn uống không đa dạng và giàu calci. Người sống trong các khu vực này nên bổ sung calcium để bù đắp cho sự thiếu hụt từ thực phẩm.
3. Người ăn chay
Những người ăn chay có thể bị thiếu canxi do không ăn những thực phẩm làm từ sữa bò. Nguồn cung cấp canxi khác ngoài sữa bò là sữa đậu nành và các thực phẩm chế biến từ đậu nành, các loại rau có lá xanh, bánh mì, cam và quả mơ.
Canxi là một khoáng chất không thể thiếu đối với sức khỏe con người.
4. Phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh
Video đang HOT
Khi bước vào giai đoạn này, phụ nữ có sự thuyên giảm sản xuất estrogen – một loại hormone giúp duy trì mật độ xương. Sau tuổi 40 khả năng tạo xương bị giảm đi, nhưng tình trạng loãng xương lại diễn ra liên tục. Việc estrogen suy giảm làm giảm sự kết nối giữa canxi và protein của khung xương.
Chế độ ăn uống chỉ cung cấp khoảng 50% lượng canxi và vitamin D. Trong giai đoạn này hàm lượng canxi cần cung cấp mỗi ngày là 1000 – 1200 mg canxi và vitamin D là 800 – 1000 IU/ngày. Do đó, chị em có thể cung cấp thêm bằng hình thức sử dụng thêm thuốc.
5. Người lớn tuổi
Khi già đi xương dễ bị mất canxi và trở nên yếu ớt. Điều này làm tăng nguy cơ gãy xương, đặc biệt là ở xương hông, xương cổ tay và xương đốt sống. Bổ sung canxi có thể giúp duy trì sức khỏe xương và phòng ngừa các chấn thương do gãy xương.
6. Người bệnh loãng xương, bị gãy xương
Loãng xương là một bệnh lý xương khiến xương mất canxi và trở nên giòn và dễ gãy. Người bệnh loãng xương cần bổ sung Calci để ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh và giảm nguy cơ gãy xương.
Khi bị gãy xương, cơ thể cần canxi để tái tạo và liên kết các mảnh xương lại với nhau. Việc bổ sung Calcium có thể giúp tăng tốc quá trình hồi phục và làm lành vết thương.
Ngoài ra, người mắc bệnh liên quan đến đường tiêu hóa sẽ gây suy giảm khả năng hấp thu canxi. Một số bệnh lý đường tiêu hóa như viêm ruột, bệnh celiac, không dung nạp lactose có thể làm giảm khả năng hấp thu canxi của ruột, dẫn đến thiếu canxi và các biến chứng về xương. Người có bệnh lý đường tiêu hóa nên bổ sung canxi theo sự chỉ dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ.
Cách phòng tránh thiếu canxi
Mặc dù canxi rất cần thiết nhưng cơ thể không thể tự tạo ra canxi mà được cung cấp qua chế độ ăn uống hoặc bổ sung. Tuy vậy, không phải ai cũng cần bổ sung canxi, vì nếu thừa canxi có thể gây ức chế việc hấp thu các chất khác như sắt và kẽm, từ đó sẽ làm cho cơ thể có nguy cơ thiếu hai chất này.
Mặt khác, thừa canxi còn gây ra tình trạng quá tải cho thận, nếu vẫn tiếp tục bổ sung quá so với nhu cầu cơ thể trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ sỏi niệu quản, sỏi thận.
Khi uống quá liều canxi, cơ thể sẽ xuất hiện những biểu hiện như khát nước, đi tiểu nhiều, buồn nôn, rối loạn nhịp tim… Khi có các biểu hiện trên phải ngừng tất cả các nguồn cung cấp canxi và vitamin D, cần đến gặp bác sĩ ngay để được xử trí.
Sau khi đã thăm khám ở cơ sở điều trị uy tín và được chẩn đoán thiếu canxi, bác sĩ sẽ đưa ra các cách điều trị khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng thiếu canxi và nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Để không bị thiếu hụt canxi cần lựa chọn các loại thức ăn giàu canxi hàng ngày như: Sữa và các chế phẩm từ sữa (ví dụ: bơ, phomat, yaourt…) là nguồn cung cấp canxi quan trọng và phổ biến nhất.
Ngoài ra, cần thực hiện chế độ ăn đa dạng các loại thực phẩm, sử dụng thực phẩm giàu canxi như: Sữa và chế phẩm từ sữa; tôm, cua, cá, ốc; trứng, đặc biệt là lòng đỏ trứng; vừng, đậu nành, mộc nhĩ; các loại rau lá xanh như rau ngót, rau dền, rau cần, rau muống…
8 loại thực phẩm giàu canxi giúp xương chắc khỏe
Loãng xương là một chứng bệnh làm cho xương yếu đi và mỏng đi, khiến xương trở nên mỏng manh và dễ gãy.
Tham khảo 8 loại thực phẩm giàu canxi và vitamin D giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa nguy cơ loãng xương.
Canxi là một khoáng chất phổ biến chiếm khoảng 1,5-2% tổng trọng lượng cơ thể. Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm - nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, canxi có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, xây dựng hệ xương, hệ răng trong cơ thể và còn tham gia quá trình điều hòa huyết áp, đông máu.
Một người trung bình lưu trữ khoảng 1.000-1.200mg canxi trong các cơ quan và hệ thống của cơ thể. Trong đó 99% canxi tạo nên cấu trúc của xương hoặc răng, móng chân, móng tay, chỉ có 1% canxi tồn tại trong máu giúp kiểm soát chức năng cơ, tín hiệu tế bào, điều hòa hormone và sức khỏe của hệ tuần hoàn. Không chỉ giúp xương khỏe mạnh, canxi còn cần thiết cho cơ bắp và chức năng thần kinh và cơ chế đông máu bình thường.
Thiếu canxi dễ gây loãng xương và một số vấn đề liên quan đến hệ thần kinh.
Sự thiếu hụt canxi khiến sức khỏe gặp nguy hiểm vì có thể dẫn đến loãng xương và một số vấn đề khác liên quan đến hệ thần kinh. Khi lượng canxi trong máu giảm thì cơ thể phải huy động canxi từ xương vào máu để tham gia các quá trình chuyển hóa, gây đau nhức các xương đặc biệt ở trẻ đang độ tuổi phát triển, ngoài ra có thể gây tình trạng mất ngủ, thay đổi tâm trạng,...
Theo TS.BS. Trần Thị Bích Nga - chuyên khoa Dinh dưỡng, ảnh hưởng của thiếu canxi sẽ dẫn đến những nguy cơ như thiếu xương (mật độ khoáng của xương thấp hơn bình thường); loãng xương (mật độ xương rất thấp); lăng nguy cơ gãy xương.
Chuyên gia dinh dưỡng cũng cho biết: Cách an toàn và hiệu quả nhất là bổ sung canxi thông qua chế độ ăn uống. Để cung cấp đầy đủ nhu cầu cho cơ thể, chúng ta cần thực hiện chế độ ăn đa dạng các loại thực phẩm, sử dụng thực phẩm giàu canxi như: sữa và chế phẩm từ sữa; tôm, cua, cá, ốc; trứng, đặc biệt là lòng đỏ trứng; vừng, đậu nành, mộc nhĩ; các loại rau lá xanh như: rau ngót, rau dền, rau cần, rau muống...
2. Các loại thực phẩm giúp xương chắc khỏe
Để cung cấp đủ canxi cho cơ thể, nên bổ sung canxi thông qua thực phẩm vừa hiệu quả vừa an toàn. Dưới đây là 8 loại thực phẩm giàu canxi giúp bạn có hệ xương chắc khỏe, phòng ngừa loãng xương.
Sữa chua
Sữa chua là một nguồn cung cấp canxi tuyệt vời. Một khẩu phần (245g) sữa chua nguyên chất cung cấp tới 23% nhu cầu canxi hằng ngày, cũng như một lượng lớn phospho, kali, vitamin B2 và B12. Nên ăn sữa chua hàng ngày để bổ sung canxi và nhiều chất dinh dưỡng khác, bao gồm protein giúp xương chắc khỏe và vitamin B cung cấp năng lượng.
Phomai
Phomai có chứa canxi một cách tự nhiên và cũng cung cấp lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể. Phomai có nhiều thành phần dinh dưỡng tương tự như sữa nhưng ở độ đậm đặc cao nên hàm lượng đạm, chất béo, đặc biệt hàm lượng canxi trong phomai cao gấp 3-6 lần so với sữa và sữa chua.
Phomai có rất ít đường lactose nên những người không dung nạp đường lactose có thể sử dụng phomai để đáp ứng đủ nhu cầu canxi.
Một số loại thực phẩm giàu canxi giúp xương chắc khỏe.
Sữa
Sữa tươi, sữa tiệt trùng hoặc sữa bột pha có hàm lượng canxi là 100mg trong 100ml sữa. Một cốc sữa 250ml cung cấp 25% nhu cầu canxi hàng ngày. Canxi trong sữa ở dạng kết hợp với casein, tỷ số canxi/phospho thích hợp nên dễ hấp thu. Uống một ly sữa mỗi ngày là cách dễ dàng để mọi người ở mọi lứa tuổi tăng cường xương chắc khỏe. Ngoài ra, sữa cũng cung cấp nhiều loại vitamin như: vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin A, vitamin D, vitamin E và vitamin K.
Các loại rau xanh lá đậm
Các loại rau lá xanh như cải xoăn, rau bina, cải xanh, bông cải xanh đều chứa nhiều canxi và nhiều chất bổ dưỡng khác.
Cải xoăn hay còn gọi cải kale là một trong những siêu thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng. Hàm lượng canxi có trong cải xoăn cao hơn cả sữa bò. Một chén cải xoăn sống là đủ để đáp ứng khoảng 10% nhu cầu canxi hàng ngày của bạn.
Cá hồi
Các loại cá béo và hải sản cung cấp canxi và vitamin D tốt cho sức khỏe xương khớp.
Các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ và cá thu là một trong những nguồn cung cấp vitamin D tốt nhất trong chế độ ăn uống. Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi và giúp xương chắc khỏe. Ăn cá hồi nướng cùng với rau xanh xào là một ví dụ bữa tối tăng cường sức khỏe cho xương.
Nước cam
Cam là một trong số ít loại quả có hàm lượng canxi cao. Nước cam chứa nhiều vi chất thiết yếu khác như canxi, kali và sắt, cùng với các chất dinh dưỡng tốt như folate. Trong 100g nước cam nguyên chất chứa khoảng 40mg canxi tự nhiên. Một khẩu phần nước cam có thể cung cấp cho bạn tới 35% nhu cầu canxi hàng ngày.
Trứng
Một quả trứng trung bình chứa 55-71mg canxi. Ngoài ra lòng đỏ trứng còn chứa lượng vitamin D cần thiết cho sức khỏe xương và ngăn ngừa loãng xương. Ngoài ra, trứng còn là nguồn cung cấp protein cần thiết cho việc hình thành và duy trì xương chắc khỏe.
Một nghiên cứu được công bố trên The American Journal of Clinical Nutrition đã kết luận rằng, trứng hấp thụ được lượng protein cao hơn, giúp cải thiện mật độ khoáng xương ở nam giới và phụ nữ lớn tuổi.
Trứng chứa hàm lượng vitamin D dồi dào rất quan trọng đối với sức khỏe xương khớp.
Hạnh nhân
Trong các loại hạt, hạnh nhân là loại có hàm lượng canxi cao nhất. Hạnh nhân cung cấp một lượng lớn canxi trong mỗi khẩu phần. 100g hạnh nhân chứa 254mg canxi, tương đương 26% nhu cầu trong một ngày. Một cốc sữa hạnh nhân không đường chứa 449 mg canxi (tương đương với 35% lượng canxi cần trong một ngày), nhiều hơn so với 314 mg canxi trong 1 cốc sữa bò.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), hạnh nhân là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tuyệt vời, bao gồm chất xơ, protein, chất béo lành mạnh, magie và vitamin E. Ngoài ra, loại hạt này còn giàu magie, protein, kẽm, vitamin K và mangan đều là các chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe xương và răng. Từ hạt hạnh nhân, sữa hạnh nhân đến bột hạnh nhân, bơ hạnh nhân đều có nhiều lợi ích sức khỏe, là một phần trong chế độ ăn Địa Trung Hải nổi tiếng.
Cách đơn giản giúp cân bằng nội tiết tố cho phụ nữ mãn kinh Điều đáng sợ nhất trong thời kỳ mãn kinh ở nhiều phụ nữ là phải đối mặt với những tác dụng phụ do lượng hormone sinh sản trong cơ thể suy giảm. Có cách nào giúp cải thiện tình trạng này không? 1. Chế độ ăn uống có giúp cân bằng nội tiết tố không? Mãn kinh là một giai đoạn bình thường...