6 dấu hiệu thai nhi đang “kêu cứu”, các mẹ đừng có thờ ơ
Mẹ đừng bao giờ chủ quan với những dấu hiệu bất thường khi mang mang thai. Có thể đó là những báo động dấu hiệu thai nhi đang “ kêu cứu” trong bụng mẹ đấy:
Thời gian thai kỳ là khoảng thời gian mẹ bầu cần chú ý nhất. Không chỉ chú ý đến những biểu hiện của thai nhi mà cũng cần chú ý những dấu hiệu từ bản thân mình để biết thai nhi có thực sự khỏe mạnh trong bụng bạn hay không nhé.
1- Quá trình tăng cân
Tăng cân ở phụ nữ mang thai là một trong những biểu hiện trực quan nhất, nếu người phụ nữ mang thai đạt đến tam cá nguyệt thứ ba, cân nặng sẽ tăng đều cho thấy thai nhi đang phát triển bình thường.
Một số bà mẹ mang thai không thay đổi cân nặng của họ trong tam cá nguyệt thứ ba, thậm chí một số người đã giảm cân. Điều này có thể là do suy dinh dưỡng, hoặc gặp bất thường trong quá trình phát triển của thai nhi.
Tại thời điểm này, các bà mẹ mang thai không cần kiêng kỵ quá nhiều mà phải chú ý đến việc cân bằng dinh dưỡng giúp mẹ khỏe con khỏe.
2- Ngực tiết sữa kèm theo đau bụng
Trong giai đoạn đầu hoặc những tháng cuối của thai kỳ, nhiều mẹ bầu thấy một chút sữa tiết ra từ núm ti. Đây là hiện tượng bình thường của thai kỳ.
Nếu hiện tượng tiết sữa này có kèm theo đau bụng hay chảy máu âm đạo thì mẹ bầu phải thận trọng, đặc biệt là những mẹ đã có tiền sử sảy thai. Đây có thể là dấu hiệu mẹ bị prolactin cao. Tình trạng rối loạn nội tiết tố này có thể tác động đến chức năng của nhau thai, ngăn cản sự phát triển của thai nhi.
3- Đau thắt vùng bụng dưới
Khi mang thai, ở những tháng đầu thai kỳ nếu mẹ bầu thấy đau lâm râm bụng dưới thì hoàn toàn không đáng lo ngại.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bất ngờ bị đau thắt vùng bụng dưới, kèm với dấu hiệu ra máu, đau lưng nặng có thể là dấu hiệu em bé trong bụng mẹ đang vô cùng nguy hiểm. Nếu những cơn co thắt mạnh thì có thể là tử cung đang đẩy em bé ra ngoài.
4- Chiều cao và chu vi bụng
Tại thời điểm mang thai, bác sĩ sẽ đo chiều cao và chu vi bụng. 2 dữ liệu có thể được sử dụng để đánh giá gián tiếp trọng lượng của thai nhi. Khi số lượng tuần của thai kỳ thay đổi, thai nhi cũng sẽ dần phát triển lớn hơn. Điều này đồng nghĩa với việc chu vi và chiều cao của bụng sẽ tăng rõ rệt, ngược lại nếu không có thay đổi khả năng cao thai nhi chậm phát triển.
5- Ngứa da
Trong suốt thai kỳ, một số phụ nữ mang thai có thể có triệu chứng ngứa, điều đó là bình thường. Tuy nhiên, nếu triệu chứng ngứa lan rộng trên cơ thể, đặc biệt là ở vùng bụng và lòng bàn tay, ngón chân bị ngứa nhiều hơn, cộng thêm vàng da nhẹ thì cần xét nghiệm chức năng gan. Đây có thể được chẩn đoán là hội chứng ứ mật intrahepatic và bệnh dẫn đến ngạt thai, sinh non, thai chết lưu, mẹ xuất huyết sau sinh…
6- Thai nhi chuyển động bất thường
Các mẹ bầu khi mang thai sẽ cảm nhận được sự chuyển động của con. Tuy nhiên, tùy vào thời điểm, bé có thể chuyển động nhiều hay ít, nhẹ nhàng hay mạnh mẽ.
Tuy nhiên, nếu mẹ thấy đột nhiên bé im lặng hoặc chuyển động mạnh mẽ và liên tục hơn bình thường thì đó là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bé bị thiếu oxy hoặc bé có điều gì bất ổn. Lúc này mẹ hãy đi kiểm tra ngay nhé.
Nếu gặp 1 trong những dấu hiệu trên, mẹ bầu phải lập tức đi đến sở y tế để kiểm tra ngay nhé!
Theo www.phunutoday.vn
Chủ quan nghĩ rằng do bào thai chèn ép dẫn đến đau lưng, tê chân, bà mẹ trẻ bị liệt nửa người khi mang thai ở tuần 18
Căn bệnh thần kinh hiếm gặp này đã khiến một bà mẹ trẻ bị liệt từ ngực xuống khi đang mang thai ở tuần thứ 18.
Bà mẹ trẻ bị liệt nửa người khi mang thai ở tuần 18
Anita Brewer, 31 tuổi cảm thấy bị đau lưng, tê chân và đùi khi mang thai. Cô đã đi khám bác sĩ và được chẩn đoán rằng các triệu chứng của cô là do thai nhi gây ra áp lực trong cơ thể và được cho dùng thuốc giảm đau.
Tuy nhiên, trong vòng một tuần, các triệu chứng của Anita không thuyên giảm mà trở nên tồi tệ hơn, cô phải vật lộn để đi bộ, không thể đi tiểu và bị đau và tê đến mức không thể chịu nổi.
Anita Brewer và chồng trong thời gian cô đang mang thai.
Chồng cô, Grant, vội vã đưa cô đến bệnh viện. Tại đây, cô được chẩn đoán bị viêm tủy ngang, một tình trạng hiếm gặp ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương gây viêm tủy sống.
"Đầu tiên, tôi nhận thấy một số cơn đau lưng và một chút tê tê bắt đầu ở chi dưới. Tất cả chúng tôi nghĩ rằng đó là do em bé gây ra một số áp lực. Chúng tôi thậm chí đã đến gặp bác sĩ để hỏi ý kiến và được kê đơn cho một số thuốc giảm đau. Đêm trước khi chúng tôi đến phòng cấp cứu, cơn đau đã rất đau đớn, và cơn tê đã trở nên rõ rệt hơn. Tôi đau tới mức không thể đi tiểu. Đó là lúc tôi biết có điều gì đó nghiêm trọng", Anita nhớ lại.
Anita ở lại bệnh viện trong 3 tuần và các bác sĩ đã thử mọi cách điều trị hiện có nhưng đều vô ích. Anita bị tê liệt từ ngực xuống, có nghĩa là cô cần giúp đỡ để thực hiện hầu hết các công việc hàng ngày như mặc quần áo, vệ sinh, tắm rửa.
Thật may mắn, Anita đã sinh con trai Van theo cách tự nhiên. Cô cho biết: "Căn bệnh này gây ra cho tôi cả nỗi đau về thể xác và tinh thần. Sau khi sinh con trai, tôi chưa bao giờ thực sự được làm mẹ như những người khác. Tôi không thể chăm sóc cũng như chơi với con. Đã có lúc tôi bị trầm cảm và đó là quãng thời gian rất khó khăn đối với tôi".
Thật may mắn, Anita đã sinh con trai Van theo cách tự nhiên.
Suốt năm ngoái, Anita đã trải qua nhiều đợt vật lý trị liệu và tiêm Botox để đối phó với cơn đau thần kinh.
Cô đã trải qua 7 tuần tại Shepherd Center, một bệnh viện phục hồi tủy sống nổi tiếng thế giới ở Atlanta. Ở đó cô được điều trị bằng nhiều phương pháp như phục hồi chức năng nội trú, vật lý trị liệu, liệu pháp nghề nghiệp, trị liệu tâm thần và nhiều phương pháp điều trị khác. Cô đã đến Trung tâm Kennedy Krieger ở Baltimore trong 2 tuần để thực hiện liệu pháp vật lý cao cấp hơn nữa với công nghệ robot như exoskeleton (xương trợ lực). Công nghệ này cho phép tôi đi bộ với sự giúp đỡ của một cỗ máy. Anita thực sự đã rất hạnh phúc khi có thể đứng và đi bộ dược dù trong thời gian ngắn.
Anita đã trải qua 7 tuần tại Shepherd Center, một bệnh viện phục hồi tủy sống nổi tiếng thế giới ở Atlanta.
Tuy nhiên, với tình trạng của Anita, phương pháp điều trị duy nhất có thể giúp cô đi lại là liệu pháp tế bào gốc với hy vọng có thể giúp xây dựng lại tủy sống của cô.
Anita và chồng vẫn cố gắng sống tích cực và hy vọng rằng họ có thể truyền cảm hứng cho những người khác sống chung với một thứ tương tự. Anita mô tả quá trình phục hồi mà cô đã trải qua và nói về những gì cô ấy thấy khó điều chỉnh nhất. Vợ chồng cô cũng đang gây dựng quỹ để có đủ kinh phí điều trị bằng liệu pháp tế bào gốc.
Căn bệnh hiếm gặp có thể dẫn đến liệt người
Viêm tủy ngang là tình trạng trong đó cả hai bên của tủy sống bị viêm, thường ảnh hưởng đến một phần của cột sống.
Ở đó cô được điều trị bằng nhiều phương pháp như phục hồi chức năng nội trú, vật lý trị liệu, liệu pháp nghề nghiệp, trị liệu tâm thần và nhiều phương pháp điều trị khác.
Tình trạng sưng gây áp lực lên tủy sống, làm gián đoạn các tín hiệu từ não truyền qua các dây thần kinh tủy sống tới khắp cơ thể.
Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác của rối tình trạng loạn thần kinh hiếm khi xảy ra này. Tuy nhiên, có một số vấn đề xuất hiện kích hoạt hoặc góp phần gây ra rối loạn là nhiễm virus đường hô hấp, viêm phổi Mycoplasma, xơ cứng rải rác, rối loạn tự miễn.
Những người bị bệnh viêm tủy ngang thường chỉ trải qua một cơn bệnh cấp tính. Tuy nhiên, biến chứng thường kéo dài, bao gồm: Đau, co cứng cơ, tê liệt chi, rối loạn chức năng tình dục, loãng xương, trầm cảm.
Theo Helino
Lý do ít người biết khiến mẹ BỖNG DƯNG KHỎE MẠNH hơn khi mang bầu Mang thai là khoảng thời gian kỳ diệu trong cuộc đời người phụ nữ. Nhiều mẹ cảm thấy mình yếu đi, nhiều mẹ lại thấy mình khỏe mạnh hơn. Lý do vì sao? Mẹ rất ít khi bị bệnh Mặc dù người ta nói rằng mẹ bầu thường cảm thấy nặng nề, mệt mỏi, khó di chuyển, hoạt động nhưng trên thực tế,...