6 cách sạc điện thoại khi bạn đang ở giữa thiên nhiên
Trang How To Geek đề xuất một số phương án sạc pin thủ công trong trường hợp bạn đang đi cắm trại ngoài trời, không ở gần nguồn điện.
Con người luôn cần kết nối với công nghệ
Cục sạc dự phòng
Sạc dự phòng là thiết bị không thể thiếu mỗi khi đi xa
Phương án đơn giản, phổ biến nhất là mang theo sạc dự phòng, nhưng cũng nên tính đến tần suất sạc và dung lượng pin của thiết bị (theo đơn vị mAh). Ví dụ, nếu muốn sạc iPhone 11 có cường độ dòng điện 3.110 mAh trong 3 ngày, mỗi ngày sạc 1 lần, thì bạn cần cục sạc có dung lượng khoảng 10.000 mAh. Trong trường hợp cần sạc pin cho cả tập thể, bạn nên đầu tư trạm phát điện di động như các sản phẩm thuộc dòng EcoFlow River, có cường độ 100.000 mAh.
Tấm pin mặt trời di động
Sạc pin bằng năng lượng mặt trời thích hợp trong những ngày nắng gắt
Video đang HOT
Dù rất tiện dụng nhưng cục sạc dự phòng chỉ dùng được trong thời gian ngắn, do đó, tấm pin năng lượng mặt trời sẽ lựa chọn tương đối ổn cho người có nhu cầu đi xa nhiều ngày, đặc biệt là khi tham gia vào những hoạt động như leo núi hay cắm trại trong rừng.
Tuy nhiên, việc sử dụng pin mặt trời phụ thuộc rất nhiều vào vị trí địa hình và thời tiết, chưa kể công suất của các tấm quang điện. Các tấm pin năng lượng thường có công suất khoảng 25 watts, đủ dùng cho mục đích cá nhân. Để nạp đầy pin cho điện thoại, bạn phải đặt ba tấm pin ở chỗ có nhiều ánh nắng mặt trời trong vòng vài giờ.
Tuabin sạc điện nhờ sức gió và nước
Sử dụng tuabin di động cũng là lựa chọn của nhiều người khi đi cắm trại
Không giống như ánh sáng mặt trời, sông và gió là nguồn năng lượng liên tục, không phụ thuộc vào tình hình thời tiết. Tuabin di động WaterLily có thể chuyển hóa sức nước hoặc gió thành nguồn điện 12 volt. Nhà sản xuất WaterLily cho biết thiết bị này có thể tạo ra công suất 15 watts và sạc các thiết bị nhỏ với tốc độ tương đương bộ sạc tường.
Hạn chế là bạn phải dùng dây cáp dài, chống thấm nước thì mới có thể sạc điện thoại của mình khi tuabin quay trong dòng nước. How To Geek khuyên nên dùng WaterLily nạp pin cho cục sạc USB, sau đó chuyển pin từ cục sạc vào điện thoại. Bạn cũng có thể kết hợp một lúc nhiều tuabin WaterLily để tạo ra dòng điện mạnh nhất.
Bộ sạc quay tay
Bộ sạc quay tay với thiết kế nhỏ gọn, dễ mang theo
Đây chỉ là phương pháp thay thế cho trường hợp bạn đang ở trong tình huống bất khả kháng, điều kiện không đủ thuận lợi để dùng các loại sạc năng lượng tự nhiên. Với bộ sạc sử dụng sức người, bạn không thể nạp đầy cho điện thoại nhưng cũng đủ pin để thực hiện một cuộc gọi khẩn cấp.
Bộ sạc quay tay có nhiều mức giá, từ 500.000 – 10 triệu đồng. Giá càng cao, thiết bị càng bền và nhiều tính năng hơn, như tích hợp radio và đèn pin, hoặc cho phép bạn kiểm soát điện áp, chống thấm nước.
Sử dụng bếp cắm trại
Pin của BioLite có cường độ khoảng 2.600 mAh
Một số loại bếp cắm trại có khả năng chuyển nhiệt thải thành điện năng để sạc smartphone. Ví dụ loại bếp BioLite CampStove 2 tạo ra điện năng nhờ sử dụng các chất đốt như gỗ và viên nhiên liệu sinh học, cho phép bạn vừa nấu ăn vừa sạc thiết bị điện tử.
Sử dụng ô tô
Sạc ô tô của Anker được bán rộng rãi trên thị trường
Miễn là còn đủ nhiên liệu trong xe hơi, bạn có thể chạy động cơ trong thời gian ngắn để nạp pin điện thoại. Hầu hết các ô tô hiện đại đều có cổng USB cung cấp ít nhất 5 volt/amp, đủ sạc smartphone. Sạc ô tô Anker PowerDrive PD 2 có bộ sạc USB hai cổng với giá khoảng 400.000 đồng. Vì tốc độ sạc của Anker PowerDrive khá nhanh, người dùng lưu ý không để điện thoại sạc quá lâu bằng thiết bị này, nếu không có thể gây chết pin.
Lạ: Sầu riêng có thể sạc điện thoại nhanh "ngoài sức tưởng tượng"
Trái sầu riêng ngoài tác dụng làm thực phẩm còn có thể được tận dụng để sạc pin cho điện thoại rất hiệu quả.
Dây chuyền chế tạo pin Li-ion thông thường.
Thông thường, chúng ta chỉ biết đến trái sầu riêng với công dụng là món ăn có hương vị đặc trưng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng ruột sầu riêng có thể biến thành 'siêu tụ điện' để lưu trữ một nguồn năng lượng điện không hề nhỏ.
Theo các nhà khoa học tại Trường Kỹ thuật Hóa học & Sinh học Phân tử của Đại học Sydney (Úc), sầu riêng là loại trái cây có thể sạc được pin điện thoại, và đã công bố nghiên cứu này trên Tạp chí lưu trữ năng lượng.
Cụ thể, sau khi trải qua một quá trình xử lý đun nóng và làm lạnh, các nhà khoa học đã thu được hợp chất aerogel carbon từ trái sầu riêng, có cấu tạo gần giống như than hoạt tính chứa bên trong pin.
Sau khi kết hợp thêm một vài phương pháp, các nhà khoa học đã có thể chế tạo một "siêu tụ điện" từ loại trái cây này, với mật độ điện dung cực cao, cho phép thúc đẩy quá trình nạp và cung cấp năng lượng một cách nhanh chóng.
Theo nhóm nghiên cứu, thậm chí nó còn có khả năng sạc nhanh hơn rất nhiều lần so với tốc độ sạc của pin Li-ion phổ biến hiện nay.
Trên thực tế, sầu riêng vốn đã sở hữu đặc tính là cùi mềm, hình sợi, lõi sầu riêng có độ xốp cao chứa nhiều carbon nên giữ được sự ổn định về mặt hóa học khi phân tách và chuyển hóa aerogel. Hơn nữa, sầu riêng còn có một ưu điểm là bề mặt rộng và giàu nitơ có thể dẫn điện tốt.
Ngoài hiệu năng kể trên, phương pháp chế tạo pin từ trái sầu riêng còn tương đối rẻ tiền so với các loại tụ điện thông thường, đồng thời thân thiện với môi trường vì được tạo ra bằng chất thải hữu cơ.
Liệu smartphone có thật sự sạc pin nhanh hơn khi bật chế độ máy bay? Bật chế độ máy bay sẽ giúp smartphone sạc pin nhanh hơn là lời đồn chúng ta đã được nghe rất nhiều. Nếu như bạn là một người "nghiện" smartphone hoặc do nhu cầu công việc mà thường xuyên phải sử dụng điện thoại thì việc phải cắm sạc nhiều lần là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, có nhiều lúc bạn vội...