6 cách giảm tình trạng kháng Insulin, cải thiện lượng đường trong má.u
Ăn nhiều thực vật hơn, giảm chất béo bão hòa, tập thể dục thường xuyên… là những cách giảm tình trạng kháng insulin để có lượng đường trong má.u tốt hơn.
Kháng insulin là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, có thể dẫn đến tăng đường huyết, tiề.n tiểu đường và tiểu đường. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát và cải thiện tình trạng này một cách tự nhiên.
Ăn nhiều thực vật hơn, giảm chất béo bão hòa, tập thể dục thường xuyên… là những cách giảm tình trạng kháng insulin để có lượng đường trong má.u tốt hơn. Ảnh: PHƯƠNG LÊ.
Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về kháng insulin và 6 cách đơn giản để giảm tình trạng này, từ đó cải thiện lượng đường trong má.u.
Ăn nhiều thực vật hơn
Thực phẩm giàu chất xơ như đậu, đậu lăng, ngũ cốc nguyên hạt, rau củ quả, các loại hạt… giúp cân bằng lượng đường trong má.u, hỗ trợ chức năng insulin và giảm kháng insulin.
Giảm chất béo bão hòa
Chất béo bão hòa dư thừa có thể gây kháng insulin và tăng đường huyết. Do đó, bạn nên hạn chế thực phẩm giàu chất béo bão hòa như thịt đỏ, thịt chế biến, sữa nguyên kem, bơ, đồ ăn chiên rán…
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục giúp cơ bắp hấp thụ glucose, tăng độ nhạy insulin và giảm kháng insulin. Vì vậy, bạn nên tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần với cường độ vừa phải.
Ưu tiên giấc ngủ
Thiếu ngủ có thể làm tăng kháng insulin. Do đó, bạn cần đảm bảo ngủ đủ 7 tiếng mỗi đêm để giúp giảm tình trạng kháng insulin.
Giảm căng thẳng
Video đang HOT
Căng thẳng mãn tính có thể làm tăng kháng insulin. Vì vậy, bạn cần thực hành các phương pháp giảm căng thẳng như thiền, yoga, hít thở sâu… sẽ hỗ trợ giảm tình trạng kháng insulin.
Cân nhắc việc giảm cân
Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ kháng insulin. Do đó, nếu bạn đang thừa cân, béo phì thì nên giảm cân có thể giúp cải thiện độ nhạy insulin.
Kháng insulin là gì?
Insulin là hormone giúp đưa glucose từ má.u vào tế bào. Tình trạng kháng insulin xảy ra khi tế bào không phản ứng tốt với insulin, khiến glucose tích tụ trong má.u.
Bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và lối sống, bạn có thể ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí đảo ngược tình trạng kháng insulin.
Chế độ ăn giúp kiểm soát hội chứng thận hư ở người lớn
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với người bị hội chứng thận hư. Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho thận, kiểm soát các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
1. Tầm quan trọng của chế độ ăn đối với người bị hội chứng thận hư
Hội chứng thận hư là một bệnh lý ảnh hưởng đến chức năng lọc của thận. Khi mắc hội chứng thận hư nếu điều trị không đúng hoặc điều trị muộn sẽ gây nhiều hậu quả như: suy dinh dưỡng, thiếu má.u, tăng huyết áp, suy thận...
Mục tiêu điều trị của hội chứng thận hư là kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra như suy thận mạn tính, tăng huyết áp, tim mạch... Các phương pháp điều trị bao gồm điều trị nguyên nhân, điều trị triệu chứng, kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện để tăng cường sức khỏe, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho thận, kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng của bệnh này. Việc hạn chế một số chất trong chế độ ăn giúp giảm bớt công việc của thận. Chế độ ăn cần cân bằng các chất điện giải như kali, natri để duy trì chức năng bình thường của cơ thể. Nhiều người bệnh hội chứng thận hư thường đi kèm với tăng huyết áp nên ăn chế độ ăn ít muối sẽ giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả. Hạn chế muối và nước cũng góp phần giảm tình trạng phù nề thường gặp.
Chế độ ăn giảm muối giúp kiểm soát hội chứng thận hư.
Theo BSCKII Trịnh Hùng, Phó Trưởng Khoa Nội thận khớp, Bệnh viện 19-8, người bị hội chứng thận hư cần tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ để kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh, điều trị được nguyên nhân và tránh các biến chứng nguy hiểm.
Trong thời gian điều trị, cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh việc sử dụng thuố.c, người bệnh cần lưu ý: Ăn nhạt, giảm tối đa muối trong các bữa ăn để cải thiện tình trạng tăng huyết áp và phù; Ăn nhiều trái cây tươi và rau quả giàu chất xơ; Chọn các thực phẩm giàu protein như trứng, thịt gia cầm, cá, cua, tôm, các loại đậu, giảm thịt đỏ; Hạn chế nước uống khi đang phù; Hạn chế chất béo, ăn ít mỡ, không sử dụng các loại chất béo bão hòa trong sữa, mỡ động vật, đồ ăn chế biến sẵn...
2. Những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể người bị hội chứng thận hư
Mặc dù cần hạn chế một số chất nhưng người bị hội chứng thận hư vẫn cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Chú ý khi bổ sung các dưỡng chất sau:
Protein
Protein là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và sửa chữa các tế bào, mô. Tuy nhiên, đối với người bị hội chứng thận hư, việc cung cấp protein cần phải cân nhắc kỹ lưỡng. Việc điều chỉnh lượng protein cần phải được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Không tự ý cắt giảm protein hoàn toàn vì có thể gây thiếu hụt dinh dưỡng.
Người bệnh nên ưu tiên chọn nguồn thực phẩm chứa protein lành mạnh, dễ tiêu hóa từ thực vật (đậu, đậu phụ, các loại hạt), trứng, sữa ít béo; hạn chế lượng protein động vật (thịt đỏ, hải sản...).
Chất xơ
Chất xơ giúp tăng cường nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón và các vấn đề tiêu hóa khác. Chất xơ hòa tan giúp giảm lượng cholesterol xấu trong má.u, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, một biến chứng thường gặp ở người bệnh thận.
Chất xơ cũng giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường vào má.u, giúp ổn định đường huyết. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người bị bệnh thận, vì bệnh thận thường đi kèm với các vấn đề về đường huyết.
Nguồn cung cấp chất xơ tốt cho người bị hội chứng thận hư bao gồm: rau xanh, trái cây, hạt và các loại đậu...
Chất béo
Chất béo là nguồn năng lượng quan trọng cho cơ thể, đặc biệt khi lượng protein cần hạn chế. Loại chất béo tốt cho người bệnh hội chứng thận hư bao gồm chất béo không bão hòa đơn và đa có nhiều trong dầu ô liu, dầu đậu nành, cá béo, các loại hạt. Loại chất béo này giúp giảm cholesterol xấu, giảm viêm, bảo vệ tim mạch và thận.
Cần hạn chế chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có nhiều trong thịt mỡ, bơ, sữa nguyên kem, thức ăn nhanh... Loại chất béo này làm tăng cholesterol xấu, có hại cho tim mạch.
Vitamin và khoáng chất
Bệnh thận có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ vitamin và khoáng chất của cơ thể. Do đó việc cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể và hệ miễn dịch của người bệnh.
Những vitamin và khoáng chất quan trọng cho người bệnh thận hư bao gồm vitamin nhóm B, C, D, sắt, kẽm... Người bệnh nên bổ sung vitamin và khoáng chất từ các nguồn rau xanh, trái cây, các loại hạt. Ưu tiên các loại thực phẩm tươi sống, đa dạng nhiều màu sắc để cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất.
Người bị hội chứng thận hư nên ăn rau quả giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất.
3. Cách kiểm soát lượng muối trong chế độ ăn của người bị hội chứng thận hư
Chế độ ăn nhiều muối rất có hại cho người bị hội chứng thận hư vì muối giữ nước trong cơ thể, làm tăng thể tích má.u và gây tăng huyết áp. Huyết áp cao lại càng gây áp lực lên thận, là.m tìn.h trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Thận của người bệnh hội chứng thận hư đã bị tổn thương, việc nạp quá nhiều muối sẽ khiến thận phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ lượng nước dư thừa, gây quá tải và làm tổn thương thêm. Việc giữ nước do muối gây ra cũng dẫn đến tình trạng phù nề ở chân, mắt cá chân và các bộ phận khác. Nếu không kiểm soát được lượng muối có thể làm chậm quá trình hồi phục của thận và tăng nguy cơ biến chứng.
Do đó người bệnh cần lưu ý cần tránh những thực phẩm chứa nhiều muối như: Thực phẩm chế biến sẵn, các loại đồ hộp, đồ ăn nhanh, xúc xích, thịt nguội...; Gia vị như nước mắm, tương; Các loại hạt đã rang muối...
Cách giảm lượng muối trong chế độ ăn:
Nêm nếm vừa phải, tập ăn nhạt dần;
Sử dụng các loại gia vị tự nhiên để thay thế muối;
Chọn thực phẩm tươi sống;
Đọc kỹ nhãn mác thực phẩm và kiểm tra hàm lượng natri trước khi mua;
Tự nấu ăn tại nhà giúp kiểm soát lượng muối nạp vào hiệu quả. Các món ăn ngoài hàng thường chứa nhiều muối hơn so với khi tự nấu tại nhà...
7 lý do nên bổ sung quả bơ vào bữa sáng Thêm quả bơ vào bữa sáng giúp no lâu, cải thiện tiêu hóa, điều chỉnh lượng đường trong má.u hay cung cấp năng lượng cho cả ngày. Thêm quả bơ vào bữa sáng giúp tăng cường sức bền thể chất và tinh thần. (Nguồn: Pixabay) Tăng cường sức khỏe tim mạch Quả bơ rất giàu chất béo không bão hòa đơn, đặc biệt...