5 vị trí trên cơ thể con gái cần được vệ sinh sạch sẽ, nếu không rất dễ trở thành “ổ” của vi khuẩn
Đối với con gái, việc vệ sinh cá nhân hàng ngày là vô cùng quan trọng, vừa giúp bạn đẹp từ trong ra ngoài vừa giúp bảo vệ sức khỏe bản thân. Tuy nhiên, có 5 vị trí trên cơ thể rất dễ bị bẩn nhưng khi vệ sinh lại rất nhiều người không chú ý.
Phái nữ yêu cái đẹp, dành nhiều tâm sức và thời gian để làm đẹp mình bằng cách xăm lông mày, chăm sóc da, ăn kiêng để có thân hình nuột nà… Ngoài các việc đó, việc vệ sinh cá nhân hàng ngày cũng giúp các bạn có một vẻ ngoài đẹp hơn, đồng thời còn giúp bảo vệ sức khỏe cơ thể.
Để làm được điều đó, bạn cần chú ý 5 vị trí sau trên cơ thể, rất dễ bị bẩn, cần phải vệ sinh cẩn thận nếu không sẽ thành “ổ” cho vi khuẩn trú ngụ.
1. Móng tay
Để giúp bàn tay thon, đẹp hơn thì các bạn nữ hay để móng tay dài, thường xuyên đi làm móng và sơn móng rất dày. Nhưng ít ai chú ý rằng vi khuẩn từ lúc đó cũng đang “tụ tập” một cách lặng lẽ, đặc biệt chỗ kẽ móng.
Khi chúng ta dùng tay ăn uống thì vi khuẩn sẽ đi theo con đường này chui vào cơ thể, gây ra các bệnh về đường tiêu hóa. Bởi vậy, các bạn nữ nên cắt móng tay thường xuyên, vệ sinh cẩn thận, nhất là các chỗ kẽ móng để tránh nó trở thành nơi sinh sản của vi khuẩn.
2. Vành tai
Mọi người thường rửa mặt rất kĩ, thậm chí qua mấy bước liền nhưng lại bỏ sót đôi tai không vệ sinh thường xuyên. Nơi đây cũng rất dễ trở thành nơi tụ tập của vi khuẩn. Mỗi lần rửa mặt hoặc tắm, bạn nên chú ý rửa vành tai, xung quanh vành tai thật sạch sẽ.
Video đang HOT
3. Nách
Vùng nách, da dưới cánh tay có nhiều nếp nhăn, không dễ để vệ sinh, đặc biệt đối với những người hay toát mồ hôi. Nách luôn ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sống. Lúc này, chúng ta nên vệ sinh nách mỗi lần tắm thật sạch và mặc quần áo rộng rãi cho thoáng khí.
4. Khoang miệng
Do cấu tạo của khoang miệng cho nên nơi đây rất dễ trở thành nơi vi khuẩn trú ngụ, sinh sôi. Trong miệng của chúng ta chứa rất nhiều vi khuẩn, vi sinh vật. Khi bạn không chú ý vệ sinh miệng sau khi ăn thì những vi khuẩn này sẽ tích tụ lại, lâu dần sẽ khiến chúng ta bị hôi miệng, viêm răng.
Vì vậy, nên chú ý vệ sinh răng miệng, súc miệng, đánh răng mỗi ngày để loại bỏ vi khuẩn độc hại tích tụ trong miệng.
5. Vùng kín
Vùng kín của nữ giới cũng là một môi trường rất dễ sản sinh vi khuẩn. Nếu vệ sinh không sạch sẽ, đúng cách vi khuẩn sẽ sinh sôi một cách nhanh chóng gây ra rất nhiều bệnh viêm nhiễm nguy hiểm. Thường xuyên rửa vùng kín và thay quần lót sạch sẽ hàng ngày để tránh nguy cơ mắc bệnh.
Ảnh: Pinterest
7 vật dụng gia đình có thể gây hại cho sức khỏe
Nếu không sử dụng đúng cách, 7 vật dụng gia đình dưới đây có thể trở thành "kẻ thù" đối với sức khỏe của bạn.
Cốc uống nước
Cốc là một trong những vật dụng mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên, bạn không thể uống nước với chiếc cốc bẩn, chứa đầy vi khuẩn. Điều này sẽ gây hại cho sức khỏe; do đó, hãy rửa cốc ngay sau khi sử dụng, bởi chỉ trong vòng 45 phút, vi khuẩn, nấm mốc đã bắt đầu phát triển.
Nệm
Bọ ve và bụi có thể tích tụ trên nệm của chúng ta theo thời gian. Điều này không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là những người có cơ địa dị ứng hoặc gặp các vấn đề về hô hấp. Hơn nữa, khi nệm không ở trong tình trạng hoàn hảo, bạn có thể gặp vấn đề về giấc ngủ, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến bệnh tim hoặc bệnh thận.
Ga giường
Nếu không được bảo quản và vệ sinh đúng cách, ga giường có thể sinh ra nấm, vi khuẩn và mạt bụi. Điều này gây hại cho sức khỏe của bạn, đặc biệt nếu bạn bị hen suyễn hoặc dị ứng.
Ga trải giường bẩn cũng có thể gây viêm da tiếp xúc. Hãy giặt sạch ga trải giường bằng nước nóng để loại bỏ các loại vi khuẩn, vi trùng gây bệnh.
Những vật dụng gia đình thân thuộc có thể gây hại cho sức khỏe nếu bạn sử dụng không đúng cách.
Gối
Sau khoảng 1-2 năm sử dụng, bạn nên thay ruột gối. Bởi, chúng ta sử dụng gối liên tục khi ngủ nên nó có thể hấp thụ các tế bào chết từ tóc và da đầu.
Theo đó, gối sẽ trở thành môi trường cho mạt bụi phát triển - thứ không tốt đối với làn da của bạn. Tương tự, với vỏ gối, hãy thay đổi chúng 6 tháng một lần. Đồng thời, nên sử dụng vỏ bảo vệ giữa ruột gối và vỏ gối.
Khăn tắm, khăn mặt
Nếu khăn tắm, khăn mặt không được bảo quản đúng cách, da bạn có thể bị kích ứng, thậm chí bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra, bất cứ khi nào khăn của bạn ẩm ướt, vi trùng và các mầm bệnh sẽ có cơ hội phát triển. Vì vậy, khăn của bạn nên được giặt sau 3 lần sử dụng. Ngoài ra, bạn nên thay khăn ít nhất 6 tháng một lần, vì chúng có xu hướng mất khả năng thấm hút sau khoảng thời gian đó.
Hãy vệ sinh, bảo quản và sử dụng đúng cách các vật dụng trong gia đình.
Rèm phòng tắm
Nhiều gia đình sử dụng một tấm rèm để phân tách buồng tắm và khu vực vệ sinh bên ngoài. Với vật dụng này, bạn nên vệ sinh đều đặn một lần một tuần. Điều này rất quan trọng và cần thiết để loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc cũng như bụi bẩn tích tụ theo thời gian.
Bông tắm xơ mướp
Nếu bạn không thay đổi bông tắm xơ mướp thường xuyên, nó sẽ chứa vi trùng, tế bào da chết, tàn dư của dầu và bụi bẩn có hại cho làn da của bạn.
Loại bông tắm này nên được thay đổi sau 3-4 tuần sử dụng. Để phòng tránh các vấn đề về da liễu, bạn nên duy trì việc vệ sinh và thay mới bông tắm xơ mướp theo định kỳ.
Người dân cẩn thận nguồn nước lũ chứa nhiều tạp chất Chuyên gia cảnh báo các khu vực ngập sâu nhiều ngày thiếu nước, thức ăn, nguồn nước lũ chứa nhiều tạp chất, vi khuẩn, xác động thực vật chết... nên dễ gây bệnh cho người dân. Người dân xã Phong Sơn (huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế) phơi lại lúa sau lũ chiều 14-10 - Ảnh: PHƯỚC TUẦN Ngày 14-10, Huế trời đã...