5 trường tại TP.HCM cho sinh viên học tập trung sau Tết
ĐH Công nghiệp TP.HCM, ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH)… đã thông báo việc tổ chức giảng dạy và học tập theo hình thức tập trung tại trường sau Tết Nhâm Dần 2022.
Căn cứ tình hình dịch bệnh Covid-19, hiệu trưởng ĐH Công nghiệp TP.HCM đã thông báo về việc giảng dạy, học tập trước và sau Tết Nhâm Dần.
Cụ thể, từ ngày 14/2, các lớp thực hành/thí nghiệm ở ĐH Công nghiệp TP.HCM sẽ học tập theo hình thức tập trung tại trường. Đối với lớp lý thuyết, nhà trường quy định tùy thuộc đặc điểm môn học sẽ tổ chức kết hợp giảng dạy, học tập trực tiếp và trực tuyến (ưu tiên cho lớp của sinh viên năm cuối) hoặc toàn bộ trực tuyến.
Sinh viên ở TP.HCM về quê ăn Tết Nguyên đán. Ảnh: Duy Anh.
Trước đó, ngày 3/1-24/1, các lớp lý thuyết và thực hành/thí nghiệm của ĐH Công nghiệp TP.HCM tiếp tục học trực tuyến theo kế hoạch. Sinh viên năm cuối có nhu cầu làm thực hành/thí nghiệm phục vụ cho khóa luận tốt nghiệp có thể vào trường để thực hiện.
Sinh viên ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) sẽ nghỉ Tết cổ truyền từ ngày 23/1. Sau kỳ nghỉ, thời gian trở lại học tập trung tại trường của sinh viên các khóa sẽ có sự khác nhau.
Cụ thể, sinh viên năm thứ nhất (khóa tuyển sinh 2021) của trường dự kiến bắt đầu học lại từ ngày 7/2. Sinh viên năm thứ hai, thứ ba và thứ tư học lại từ ngày 14/2.
Video đang HOT
Chia sẻ với Zing, tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết ngày 7/2, sinh viên năm nhất sẽ ở lại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh của ĐH Quốc gia TP.HCM để học Giáo dục Quốc phòng.
Lịch nghỉ Tết Nhâm Dần của sinh viên ĐH Công nghệ TP.HCM ( HUTECH) từ 26/1 đến hết 13/2. Ngày 14/2, sinh viên sẽ bắt đầu học kỳ II và lựa chọn hình thức học tập theo mong muốn cá nhân dựa trên việc đáp ứng các yêu cầu tiêm vaccine; phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định của trường.
Cụ thể, sinh viên ĐH Công nghệ TP.HCM sẽ có hai hình thức học tập là đến trường học trực tiếp hoặc học trực tuyến tại nhà.
Đại diện ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM cho biết sau khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2022 (từ ngày 24/1 đến hết 13/2), trường sẽ cho sinh viên học tập trung.
Lộ trình dự kiến, sinh viên năm nhất sẽ trở lại trường từ ngày 14/2. Sinh viên năm cuối đi học từ đầu tháng ba. Sau đó một tuần, sinh viên năm thứ hai, ba sẽ đi học trực tiếp. Mỗi học phần lý thuyết, giảng viên có thể dạy trực tuyến tối đa 20% thời lượng học phần.
Ngày 14/2 cũng là mốc thời gian ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM yêu cầu sinh viên quay lại học tập trung. Kế hoạch đã được nhà trường công bố chiều 6/1.
Theo đó, tất cả học phần được mở trong học kỳ II năm học 2021-2022 đều được giảng dạy với hình thức trực tiếp.
Đối với học phần lý thuyết/tích hợp, giảng viên có thể chủ động sử dụng tối đa 20% (mở cho các lớp thuộc khóa 2020 trở về trước) hoặc 30% (mở cho các lớp thuộc khóa 2021) thời lượng học phần để dạy trực tuyến. Với học phần thực tập/thí nghiệm, nhà trường tổ chức dạy 100% trực tiếp.
Để tham gia giảng dạy, học tập trực tiếp tại trường, giảng viên, nhân viên, sinh viên phải tiêm ít nhất một liều vaccine phòng Covid-19 sau 14 ngày hoặc F0 đã khỏi bệnh, người thuộc diện chỉ định không thể tiêm vaccine (có giấy xác nhận của bệnh viện).
Trường ĐH từng bước mở cửa đón sinh viên
Các trường ĐH tại TP HCM đang lên kế hoạch để đón sinh viên trở lại học tập trung, ưu tiên sinh viên năm cuối đã tiêm đủ liều vắc-xin
Từ hôm nay, 25-10, khoảng 70 sinh viên đầu tiên thuộc 3 khoa của Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM đến trường để học thực hành, làm đồ án, khóa luận tốt nghiệp.
Tạo điều kiện để sinh viên xong khóa luận
ThS Thái Doãn Thanh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM, cho biết 70 sinh viên này sẽ chia thành 7 nhóm nhỏ để bảo đảm giãn cách đồng thời phải tuân thủ các yêu cầu khác theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Theo kế hoạch, trường sẽ tổ chức cho sinh viên năm cuối đến trường để hoàn thành thực hành, khóa luận theo từng đợt.
Sinh viên của Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM chủ yếu từ TP HCM và các tỉnh Tây Nam Bộ nên tỉ lệ tiêm đủ liều vắc-xin khá cao, tỉ lệ này ở đội ngũ giảng viên, nhân viên là 100%. Tuy vậy, thời điểm này, trường chỉ tổ chức cho sinh viên năm cuối cần đến trường để làm đồ án tốt nghiệp, những sinh viên khác tiếp tục học online.
Tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, từ ngày 1-11, sinh viên sẽ đến trường học thực hành, thí nghiệm, làm đồ án môn học, khóa luận tốt nghiệp. Với các học phần lý thuyết, trường tiếp tục dạy trực tuyến. PGS-TS Nguyễn Trường Thịnh, phụ trách Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, cho biết để đến trường dạy - học trực tiếp, giảng viên, người học phải tiêm đủ liều vắc-xin, đủ điều kiện di chuyển. Các học phần được mở khi có tối thiểu 15 người đăng ký đối với hệ đại trà và 10 người với hệ chất lượng cao. Số lượng người học tối đa cho mỗi học phần là 20 sinh viên.
Tại Trường ĐH Công nghiệp TP HCM, những sinh viên đang ở thành phố đã được tiêm đủ liều vắc-xin vẫn được đến trường để làm đồ án trên cơ sở tuân thủ 5K. TS Phan Hồng Hải, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết thực tế là trường đã từng bước mở cửa khi dịch ở TP HCM từng bước được kiểm soát. Những sinh viên tiêm đủ liều vắc-xin vẫn đến thư viện, đến phòng thực hành, làm khóa luận tốt nghiệp. Theo thống kê của trường, khoảng 15.000 sinh viên trong tổng số 32.000 sinh viên của trường đã tiêm đủ liều vắc-xin. Việc mở cửa cho sinh viên trở lại trường học tập trung đang được trường từng bước mở rộng.
Trường ĐH Luật TP HCM tổ chức cho thí sinh thi tập trung đầu vào tiếng Anh cao học
Tổ chức học, thi trực tiếp
Trường ĐH Bách khoa (thành viên ĐHQG TP HCM) cho sinh viên đã tiêm vắc-xin đăng ký các môn thực hành, thí nghiệm, dự kiến tổ chức dạy tập trung. Với học phần đồ án môn học, đề cương luận văn, luận văn tốt nghiệp, người học có nhu cầu sử dụng phòng thí nghiệm, xưởng thực hành cũng được trường bố trí, bảo đảm định chống dịch. PGS-TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa, cho biết có hơn 2.000 sinh viên đăng ký học trực tiếp tại trường. Nhà trường sẽ dựa vào danh sách này để sắp xếp thời khóa biểu, bố trí lớp học bảo đảm các yêu cầu theo quy định phòng chống dịch của thành phố.
Trường ĐH Luật TP HCM cuối tuần trước đã tổ chức kỳ kiểm tra đánh giá tiếng Anh tuyển sinh cao học cho hơn 100 thí sinh. PGS-TS Trần Hoàng Hải, quyền Hiệu trưởng nhà trường, cho biết ngoài việc khai báo y tế, có chứng nhận đã tiêm đủ vắc-xin, đo thân nhiệt, thí sinh được test nhanh Covid-19 tại cổng trường. Để chuẩn bị cho kỳ thi trực tiếp tại trường, Trường ĐH Luật TP HCM đã phun khử khuẩn toàn bộ điểm thi và xét nghiệm Covid-19 theo phương pháp PCR với tất cả cán bộ làm nhiệm vụ tại điểm thi. Ông Hải cho biết dạy online không phải là trở ngại đối với cơ sở đào tạo nhưng thi online khó bảo đảm công bằng nên trường phải linh hoạt kết hợp thi trực tiếp với trực tuyến.
Đại diện các trường ĐH cho rằng các trường phải từng bước mở cửa đón sinh viên trở lại học tập trung nhưng phải thực hiện từng bước và thận trọng. Để đón sinh viên trở lại trường, trước tiên các em phải được tiêm đủ liều vắc-xin đồng thời tuân thủ 5K.
Nhiều sinh viên tỉnh chưa tiêm vắc-xin
Để chuẩn bị đón sinh viên trở lại học tập trung, từ đầu tháng 10, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM đã cho sửa chữa phòng học, thực hành, thí nghiệm. Thông tin từ trường cho biết hiện có hơn 90% giảng viên, nhân viên trường đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin. Con số này ở sinh viên là 2.000, chiếm khoảng 10% tổng số. Nhiều sinh viên đang kẹt ở các tỉnh, thành khác, chưa có điều kiện tiêm đủ 2 mũi vắc-xin.
Trường đại học đầu tiên ở TP.HCM thông báo học tập trung sau Tết Từ ngày 14/2, sinh viên ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM học tập trung tại trường, cả học phần lý thuyết và thực hành. Để sinh viên chủ động sắp xếp kế hoạch di chuyển vào TP.HCM học tập, ngày 6/1, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM thông báo kế hoạch tổ chức dạy và học trực tiếp sau Tết Nguyên đán. Theo...