5 trường cao đẳng, trung cấp đầu tiên tại TP HCM dạy học trực tiếp từ ngày 13-12
Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn, Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng, Trường CĐ nghề TP HCM, Trường CĐ Lý Tự Trọng TP HCM và Trường trung cấp nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương được thí điểm tổ chức dạy học trực tiếp từ ngày 13-12.
Ngày 6-12, giám đốc Sở Lao động Thương binh và xã hội TP HCM (LĐTBXH) đã có công văn gửi các trường cao đẳng, trung cấp về tổ chức hoạt động giáo dục theo kế hoạch số 3997 ngày 30-11 của UBND TP HCM.
Trong công văn này, Sở LĐTBXH TP HCM đề xuất từ ngày 13-12, năm trường: Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn, Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng, Trường CĐ nghề TP HCM, Trường CĐ Lý Tự Trọng TP HCM và Trường trung cấp nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương, được tổ chức học trực tiếp lý thuyết và thực hành cho những sinh viên, học sinh, học viên năm cuối để làm đồ án tốt nghiệp.
Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn là 1 trong 5 trường thuộc khối giáo dục nghề nghiệp tại TP HCM được tổ chức dạy học trực tiếp
Sở LĐTBXH TP HCM đề nghị người tham gia giảng dạy và học phải là người đã tiêm đủ liều vắc-xin Covid-19 hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong thời gian không quá 6 tháng; thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn phòng chống dịch bệnh Covid-19.
TS Lê Lâm, Hiệu trưởng Trường CĐ Đại Việt sài Gòn (1 trong 5 trường được thí điểm tổ chức dạy học trực tiếp) cho biết trường lên kế hoạch về việc tổ chức học trực tiếp bao gồm các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực; phương án xử lý khi có trường hợp là F0, nghi là F0, F1… . Kế hoạch của trường đã được các cơ quan liên quan thẩm định, trên cơ sở kết quả thẩm định Sở LĐTBXH TP cho phép tổ chức dạy học trực tiếp.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 30-11, UBND TP HCM đã ban hành công văn số 3997 về kế hoạch tổ chức học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố có quy định các cơ sở giáo dục ĐH, cao đẳng tổ chức dạy học trực tiếp theo cấp độ dịch của TP.
Trong đó, địa bàn cấp 1 và 2 được tổ chức dạy học trực tiếp nếu đảm bảo các quy định về phòng, chống dịch bệnh; đối với địa bàn cấp độ 3 và 4, các cơ sở tổ chức dạy học trực tuyến hoặc kết hợp dạy trực tiếp với trực tuyến tùy theo phương án cụ thể của nhà trường được UBND TP chấp thuận.
Sáng 6-12, UBND TP HCM có thông báo về cấp độ dịch trên địa bàn thành phố theo Nghị quyết 128. Theo đó, dịch tại TP HCM vẫn đạt cấp độ 2 là vùng vàng – nguy cơ trung bình. Đáng chú ý, TP HCM có 3 quận, huyện tăng cấp độ dịch so với tuần trước.
Có 8/22 địa phương đạt cấp 1 là vùng xanh – nguy cơ thấp, gồm các quận 1, 6, 7, 8, Tân Bình, Tân Phú, huyện Bình Chánh, Củ Chi. 13/22 địa phương ở cấp 2 là quận 3, 5, 10, 11, 12, Bình Tân, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, TP Thủ Đức, huyện Cần Giờ, Hóc Môn, Nhà Bè. Quận 4 là địa phương duy nhất ở cấp độ 3 là vùng cam – nguy cơ cao.
Như vậy, so với tuần trước, quận 11 và huyện Cần Giờ tăng cấp độ dịch từ 1 lên 2; quận 4 tăng từ 2 lên cấp 3. Quận Tân Phú là địa phương duy nhất giảm cấp độ dịch, từ cấp 2 xuống cấp 1.
Sinh viên chưa thể ra trường vì dịch Covid-19
Dịch Covid-19 kéo dài khiến sinh viên khóa cuối của nhiều trường cao đẳng lẽ ra tốt nghiệp từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa thể ra trường do chưa xong thực hành và đồ án tốt nghiệp.
Phụ huynh, sinh viên sốt ruột
Nguyễn Thu Hà, sinh viên (SV) năm cuối ngành quản trị khách sạn Trường CĐ Nghề du lịch Sài Gòn, cho biết thời gian này rất sốt ruột vì chưa thể ra trường. "Tụi em đã bị dời lịch tốt nghiệp 2 lần vì dịch Covid-19. Các môn lý thuyết, tụi em cũng đã hoàn thành, chỉ còn một phần thực hành nữa nhưng vì giãn cách xã hội nên phải dừng lại. Ba mẹ em cũng rất lo lắng", Thu Hà bày tỏ.
Sinh viên trường cao đẳng, trung cấp phải thực hành tới 70% thời lượng nên phải học trực tiếp mới đảm bảo tay nghề - MỸ QUYÊN
Chia sẻ về vấn đề này, thạc sĩ Ngô Thị Quỳnh Xuân, Hiệu trưởng Trường CĐ Nghề du lịch Sài Gòn, lý giải: "Quả thực 5 tháng giãn cách vừa qua khiến việc học thực hành của SV không thể thực hiện. Với đặc điểm của trường nghề là có tới 70% thời lượng thực hành nên cho dù có sử dụng các phần mềm thực hành ảo cũng không thể truyền tải hết được các kiến thức quan trọng. Các em bắt buộc phải đến trực tiếp, được cầm tay chỉ việc mới có thể đạt được thao tác chuẩn và kỹ năng nghề thuần thục. Lẽ ra các em đã được tốt nghiệp từ mấy tháng trước, nhưng do lý thuyết đã học xong mà thực hành còn thiếu nên phải dời đến 2 - 3 lần".
Được biết, có 2.635 SV của trường chưa thể học thực hành, còn số SV phải hoãn thi tốt nghiệp phần thực hành để được tốt nghiệp đúng thời hạn là gần 800. Theo thạc sĩ Xuân, hiện nay phụ huynh và SV đang rất sốt ruột vì thời gian bị kéo dài. Trong khi đó, dịch bệnh khiến tài chính của gia đình người học ngày càng eo hẹp, phụ huynh mong con mau chóng ra trường để có thể kiếm việc làm phụ giúp ba mẹ.
Tiến sĩ Lê Đình Kha, Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng, cũng cho hay khóa 2018 của trường đã quá thời hạn tốt nghiệp, do một phần thực hành vẫn chưa xong và SV một số ngành kỹ thuật chưa thể hoàn thiện đồ án tốt nghiệp. "Lý thuyết thì các em hoàn toàn có thể học trực tuyến nhưng thực hành máy móc phải học trực tiếp mới đảm bảo kỹ năng.Thời điểm này, có một số doanh nghiệp đã liên hệ với trường để tuyển dụng nhưng tiếc là các em bị tốt nghiệp trễ do dịch Covid-19", tiến sĩ Kha chia sẻ.
Tại Trường CĐ Viễn Đông, thạc sĩ Phan Thị Lệ Thu, Phó hiệu trưởng cho biết SV năm cuối các ngành chăm sóc sắc đẹp, sức khỏe, công nghệ ô tô... cũng đã học xong hết lý thuyết nhưng thực hành còn vướng nên chưa thể tốt nghiệp.
Mong ưu tiên SV năm cuối được đi học
Các trường nên chủ động xây dựng phương án cụ thể
Trao đổi với PV Thanh Niên, thạc sĩ Đặng Minh Sự, Trưởng phòng Giáo dục nghề nghiệp, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, cho biết: "Chúng tôi cũng đã xây dựng một bộ tiêu chí riêng cho khối giáo dục nghề nghiệp, hiện đang đợi UBND thành phố phê duyệt. Các trường cao đẳng, trung cấp nếu đáp ứng đủ điều kiện thì xây dựng phương án cụ thể về việc tổ chức học trực tiếp cho SV đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin, trình lên UBND thành phố. Các trường cứ chủ động và sẽ chịu trách nhiệm về công tác phòng chống dịch".
Thạc sĩ Quỳnh Xuân cho rằng việc tốt nghiệp quá trễ so với quy định sẽ rất thiệt thòi cho SV. "Đối với bậc phổ thông, Sở GD-ĐT có kế hoạch đầu năm 2022 mới đi học trực tiếp trở lại. Còn đối với đại học, cao đẳng, các trường cũng rất mong muốn có kế hoạch cụ thể để tính toán và trao đổi lại với phụ huynh, SV.
Tuy nhiên, chúng tôi mong muốn riêng với SV năm cuối, thành phố nên ưu tiên cho các em được tới trường hoàn thành nốt các học phần thực hành. Các trường sẽ rà soát xem SV nào đã được tiêm vắc xin, kèm với việc xét nghiệm hằng tuần và tổ chức học một cách khoa học, đảm bảo giãn cách, tuân thủ nghiêm những quy định về phòng chống dịch", thạc sĩ Quỳnh Xuân đề xuất.
Mới đây, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cũng đã có văn bản gửi các trường yêu cầu đánh giá mức độ an toàn trong việc phòng chống dịch theo các tiêu chí. Tiến sĩ Lê Đình Kha nhìn nhận: "Điều đó rất cần thiết để tiến hành chuẩn bị cho SV đi học lại. Nhưng trước tiên, trường mong muốn tổ chức học thực hành ngay cho các em khóa cuối, không thể để các em chờ đợi đến tận năm sau.
Vì thế, rất mong có một chính sách đồng bộ của thành phố và các tỉnh lân cận, chẳng hạn như cho phép đón SV đã được tiêm vắc xin và xét nghiệm âm tính trở lại thành phố, cho phép SV năm cuối được tới trường học với điều kiện các trường đảm bảo tốt công tác phòng chống dịch".
Cũng theo các chuyên gia, cần sớm tiêm vắc xin cho sinh viên, để có thể quay lại trường tiếp tục các học phần... Có như thế thì sinh viên mới sớm được ra trường, tham gia vào thị trường lao động góp phần phục vụ đất nước.
TP.HCM: Trường đại học ở vùng dịch cấp độ 1, 2 được học trực tiếp Theo kế hoạch của UBND TP. HCM, các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng tổ chức dạy học trực tiếp theo cấp độ dịch của thành phố. Ảnh minh họa Trong đó, trên địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 1 và cấp độ 2 hoạt động đào tạo trực tiếp nếu bảo đảm các quy định...