5 thói quen xấu làm tăng nguy cơ mắc ung thư ở độ tuổi 20
Cách đây không lâu, báo chí Trung Quốc xôn xao về câu chuyện cô gái 18 tuổi có dạ dày 80 tuổi vì bị ung thư dạ dày. Đó không phải trường hợp hiếm gặp, ngày càng nhiều người trẻ mắc bệnh ung thư ở độ tuổi 20 do có 5 thói quen xấu này.
Ngoài việc được biết đến là một trong những căn bệnh quái ác, ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến sức khỏe con người, ngày nay, ung thư còn trở thành loại bệnh tật phổ biến ở nhiều quốc gia trên khắp thế giới. Điều đáng sợ hơn là ngày càng có nhiều người trẻ mắc bệnh ung thư ở giai đoạn mà đáng lẽ ra cơ thể của họ phải khỏe mạnh, tràn đầy sức sống nhất.
Cách đây không lâu, báo chí Trung Quốc xôn xao về câu chuyện cô gái 18 tuổi nhưng lại có dạ dày bị lão hóa, già đến 80 tuổi do bệnh ung thư dạ dày gây nên. Hay một mẩu chuyện khác về cô gái 17 tuổi cũng ở nước này qua đời chỉ 3 tháng sau khi phát hiện ra khối u ở thận trái. Và còn vô vàn những trường hợp trái ngang như thế diễn ra hàng ngày, hàng giờ.
Nguyên nhân chính dẫn đến ung thư không từ đâu khác mà chính là từ những thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh của người trẻ, khiến cho căn bệnh này không biết từ bao giờ đã trở nên phổ biến với những người ở độ tuổi 20.
Dưới đây là 5 thói quen xấu mà nhiều người trẻ mắc phải, vô tình khiến họ mắc bệnh ung thư ở độ tuổi 20.
1. Thích ăn uống khi còn nóng (trên 65 độ C)
Nhiều người trẻ hiện nay luôn thích ăn, uống thức ăn, đồ uống khi chúng còn nóng “hôi hổi” bởi họ cho rằng ăn nóng mới ngon và kích thích vị giác, trong khi đó ăn đồ nguội sẽ khiến thức ăn không còn ngon nữa.
Tuy nhiên, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc ăn uống đồ nóng trên 65 độ C sẽ khiến niêm mạc miệng và thực quản bị tổn thương, gây viêm nhiễm, về lâu dài khả năng gây ung thư thực quản là rất cao.
Do đó, trong chế độ ăn uống, bạn cần chú ý đến nhiệt độ thích hợp của thức ăn, đồ uống trước khi tiêu thụ, đặc biệt là với những thức ăn nóng lâu (cháo, các loại bánh có vỏ dày, các món nhồi…) và đồ uống nóng, bạn nên để nguội và nếm ít từng chút một để chắc chắn nó không quá nóng.
2. Không ăn trái cây và rau quả
Thịt vốn là món ăn yêu thích của nhiều người, đặc biệt là người trẻ, tuy nhiên thịt thường chứa nhiều chất béo, ăn nhiều sẽ có nguy cơ gây tăng cân. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng béo phì và hàm lượng chất béo cao có liên quan mật thiết đến một số bệnh ung thư.
Trong khi đó, rau và trái cây chứa nhiều chất xơ, có thể thúc đẩy nhu động của ruột, đồng thời có thể cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, đây lại không phải là món ăn yêu thích của nhiều người. Dù WHO luôn khuyến cáo mọi người nên ăn nhiều rau quả nhưng phần lớn giới trẻ hiện nay thường ăn ít hoặc thậm chí không ăn.
Video đang HOT
Việc ăn nhiều trái cây và rau quả sẽ giúp bạn bổ sung nguyên tố selen có thể làm giảm chất gây ung thư, ức chế sự sinh sản của tế bào ung thư và ngăn cơ thể chuyển hóa các gốc tự do, peroxit, nâng cao hệ thống miễn dịch của cơ thể. Đặc biệt là selen thực vật có trong rong biển có hiệu quả giúp đẩy lùi bệnh ung thư, cải thiện khả năng chống lại bệnh ung thư và giảm bớt sự đau khổ cho bệnh nhân ung thư.
3. Ít vận động
Ít vận động trong thời gian dài gây hại cho cơ thể, một số chuyên gia chỉ ra rằng các tế bào miễn dịch tăng lên cùng với sự gia tăng hoạt động. Ngược lại, các tế bào miễn dịch của những người ngồi lâu sẽ giảm và ung thư xâm nhập dễ dàng hơn. Vì vậy, hay từ bỏ thói quen ít vận động, ngồi lâu này càng sớm càng tốt.
4. Thức khuya thường xuyên
Chúng ta vẫn đều được khuyên rằng không nên thức khuya, tuy nhiên vẫn có rất nhiều người trẻ thường xuyên thức khuya. Thức khuya không chỉ phá hủy đồng hồ sinh học bình thường mà còn ảnh hưởng đến sự hình thành melatonin trong cơ thể con người, từ đó làm giảm chức năng miễn dịch của cơ thể, và xác suất ung thư đến với bạn tăng cao.
5. Thuốc lá và nghiện rượu
Thuốc lá là một trong những tác nhân gây ung thư hàng đầu được WHO khuyến cáo nên tránh xa, nó không chỉ gây ung thư phổi mà còn có thể gây ung thư vòm họng, ung thư thực quản, ung thư thận…
Trong khi đó, rượu bia cũng độc hại không kém, các chất sinh ra trong quá trình trao đổi chất sau khi tiêu thụ chúng có ảnh hưởng lớn đến cơ thể con người, uống thường xuyên và lâu dài sẽ làm tăng cao khả năng mắc ung thư.
Tưởng thói quen bình thường, nào ngờ lại là nguyên nhân gây ung thư hàng đầu đối với nhiều người
Hãy cùng tìm hiểu 4 nguyên nhân gây ra bệnh ung thư từ những thói quen xấu của bản thân để kịp thời phòng tránh.
Ngỡ rằng những thói quen xấu không gây ra nguy hiểm gì, nhưng lâu dài sẽ là nguyên nhân gây ra ung thư khiến sức khỏe bị ảnh hưởng.
1. Hút thuốc lá gây ung thư
Nhiều người biết được rằng hút thuốc lá không tốt cho sức khỏe. Thế nhưng thói quen xấu này vẫn được hình thành hàng ngày gây ảnh hưởng đến phổi nghiêm trọng.
Thói quen hút thuốc lá có thể làm tổn thương các tế bào ở phổi, gây ra bệnh ung thư phổi. Ban đầu, cơ thể của bạn có thể hồi phục được những tổn thương này do thuốc lá gây ra. Tuy nhiên nếu bạn tiếp tục hút thuốc lá trong một khoảng thời gian dài, những ảnh hưởng từ thuốc lá sẽ khiến các tế bào trong cơ thể hoạt động không bình thường. Đây chính là nguyên nhân làm xuất hiện bệnh ung thư.
Hút thuốc lá còn có thể gây ra những bệnh ung thư khác như: hầu họng, mũi xoang,...
Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư - Ảnh Internet
2. Ăn uống không khoa học
Thói quen xấu khi thực hiện chế độ ăn uống không khoa học sẽ khiến bạn dễ tăng cân. Theo các chuyên gia thì đây là cách tăng cân không lành mạnh, do làm tăng lượng mỡ nội tạng nhiều.
Khi trọng lượng cơ thể quá nặng sẽ tác động đến các yếu tố làm tăng nguy cơ gây ra ung thư. Thừa cân có thể làm tăng nguy cơ mắc những loại ung thư như: trực tràng, nội mạch tử cung, đại tràng, ung thư vú, thực quản,...
Để loại bỏ thói quen xấu gây ra bệnh ung thư, bạn hãy kiểm soát lượng thực phẩm tiêu thụ của cơ thể mỗi ngày. Đồng thời, xây dựng lại cho mình chế độ ăn hợp lý với những loại thực phẩm tươi sạch.
3. Uống nhiều rượu bia
Nếu bạn dùng quá nhiều loại đồ uống có cồn sẽ gây ra những tổn hại cho cơ thể. Việc này sẽ khiến cơ thể tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư theo 3 cách:
- Tăng hấp thu các chất độc hại: Những loại đồ uống có còn tác động đến tế bào ở khoang miệng và cổ họng. Đây là nguyên nhân làm tăng khả năng hấp thụ các chất gây ra ung thư.
- Gây hại cho DNA: Đồ uống có cồn khi vào trong cơ thể sẽ được chuyển hóa thành acetaldehyd. Acetaldehyd có thể gây ra ung thư bằng cách tổn thương DNA và ngăn chặn các tế bào hồi phục.
- Thay đổi nội tiết tố: Uống rượu bia có thể làm tăng mức độ của estrogen và insulin, yếu tố tăng trưởng tế bào ung thư.
Uống nhiều rượu bia gây ung thư - Ảnh Internet
Nếu bạn có thói quen uống quá nhiều rượu bia sẽ làm tăng nguy cơ gây ung thư thực quản, ung thư vòm họng, ung thư vú, ung thư thanh quản, ung thư gan và ung thư ruột.
Ngoài ra, nếu bạn vừa có thói quen uống rượu bia và hút thuốc là thì nguy cơ mắc ung thư còn tăng hơn gấp nhiều lần. Vậy nên, hãy bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách hạn chế hoặc tránh xa những thói quen xấu này.
4. Quan hệ không an toàn
Không chỉ những thói quen ăn uống gây ra nguy cơ mắc bệnh ung thư. Quan hệ tình dục không an toàn cũng là nguyên nhân phát triển một số bệnh ung thư.
Những thói quen quan hệ tình dục không an toàn như: không dùng bao cao su, vệ sinh không sạch sẽ khi quan hệ sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư. Đặc biệt, virus papillomavirus ở người có thể gây ra khi bạn quan hệ tình dục không an toàn.
Hiện nay có đến 15 chủng HPV có nguy cơ cao gây ung thư tử cung, tiền ung thư, ung thư hậu môn,... Ngoài việc có những biện pháp bảo vệ bản thân khi quan hệ tình dục, bạn nên tiêm vắc xin để phòng ngừa HPV để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm và mắc phải bệnh ung thư.
Nắng Mai
Có 6 tín hiệu trong cơ thể, ẩn chứa một sự thật: Ung thư đang ngấp nghé đe dọa bạn Khi phát hiện mắc bệnh ung thư, đa phần đã ở giai đoạn muộn. Khi phát hiện muộn sẽ khiến việc điều trị trở nên khó khăn. Có những dấu hiệu cảnh báo của cơ thể mà bạn cần biết để có thể đi khám bệnh sớm nhằm phát hiện bệnh ung thư ở giai đoạn đầu. Có 6 tín hiệu trong cơ...