5 thói quen ăn uống có hại trong mùa lễ tết
Ăn nhiều thịt, uống nhiều đồ ngọt, sẽ khiến cho bạn càng chán ăn hơn. Hậu quả là không tăng cân cũng sụt cân.
Ngày lễ tết, không nên dự trữ và nấu quá nhiều món ăn vì dễ gây ngộ độc thực phẩm và một số bệnh về tiêu hóa, tim mạch, huyết áp, hô hấp… Dưới đây là 5 thói quen ăn uống có hại mà bạn nên quan tâm.
Dự trữ thức ăn quá lâu
Mặc dù cuộc sống đã khá lên, nhưng thói quen tích trữ nhiều thức ăn trong ngày lễ của nhiều người vẫn không thay đổi. Theo các bác sĩ khoa dinh dưỡng, thực phẩm được tích trữ lâu ngày, dù là được bảo quản trong tủ lạnh cũng không tốt.
Thức ăn dù tươi sống nhưng để lâu cũng bị mất chất dinh dưỡng và thậm chí còn có nguy cơ bị nhiễm khuẩn gây ra các bệnh về đường tiêu hóa.
Đun lại thức ăn nhiều lần
Cả năm có mấy ngày lễ tết, gia đình nào cũng muốn chuẩn bị cho tươm tất. Vì vậy mà các món ăn cũng nhiều hơn hẳn so với ngày thường. Nấu nướng nhiều dẫn đến tình trạng ăn không hết. Thức ăn dưa thừa được bảo quản và đun nóng lại cho bữa sau. Thức ăn được đun lại nhiều lần sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm.
Video đang HOT
Ăn nhiều món trong một bữa
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, ăn quá nhiều món ăn trong bữa cũng không tốt. Mỗi bữa ăn chỉ nên có đủ 4 nhóm thực phẩm là bột đường (cơm, bánh mì, phở, bún…), đạm (thịt, cá, trứng…), chất béo (dầu, mỡ, bơ…) và vitamin (rau -củ – quả).
Ngày lễ tết, các bữa ăn thiên về nhóm bột đường, đạm và chất béo mà thiếu mất nhóm vitamin. Cơ thể chỉ cần một tỷ lệ chất bột đường, chất đạm và chất béo nhất định, nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn đến béo phì. Do vậy, bạn nên cân bằng các nhóm thực phẩm này trong các bữa ăn của mình.
Uống nhiều đồ uống có cồn, ga
Trong bữa ăn ngày tết, các loại nước uống thường được dùng là rượu, bia và nước ngọt có ga. Nhiều quý ông thường nhậu nhiều quá đến quên cả ăn. Uống nhiều rượu bia sẽ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa làm cho dễ viêm tụy cấp, viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày…
Trẻ con thường rất thích nước ngọt, và trong những ngày lễ như này là cơ hội để chúng uống thỏa thích. Nhưng loại nước này không tốt nếu uống nhiều, nhất là với trẻ con bởi nó chỉ có đường và các loại hương liệu chứ không có thành phần dinh dưỡng cần thiết. Trẻ uống nhiều nước có ga sẽ nhanh no, chán ăn.
Ăn nhiều thịt, ít rau củ
Ăn quá nhiều thịt sẽ dẫn đến khả năng thừa cân, thừa chất. Để không tăng hay sụt cân và tránh mệt mỏi trong những ngày lễ, bạn nên lựa chọn các món ăn và ăn vừa phải. Nên hạn chế các món chiên xào và các loại thực phẩm chế biến sẵn.
Nên tăng các món thủy hải sản thay vì chỉ ăn thịt… nhiều rau. Ví dụ cá hấp cuốn rau, salad, lẩu mắm, lẩu hải sản, gỏi…
Theo PLXH
9 loại thực phẩm chống lại ung thư
Hãy giữ cho mình một trọng lượng vừa đủ, tập thể dục thường xuyên, ăn các loại thức ăn đa dạng, tránh hoặc hạn chế một số chất như đường, chất béo, natri và rượu... để tránh ung thư.
Ung thư là một trong những bệnh đáng sợ nhất với con người ngày nay. Theo Viện nghiên cứu Ung thư Quốc gia Mỹ, nhiều bệnh ung thư có thể phòng tránh được và 35-50% bệnh ung thư là do thói quen ăn uống không lành mạnh và ăn kiêng quá khắt khe.
Chế độ ăn xơ có tác dụng chống ung thư
Chất xơ là các chất mà con người không thể tiêu hóa hoặc chỉ có thể tiêu hóa một phần. Nó giúp thực phẩm di chuyển qua ruột và ra khỏi cơ thể, góp phần cho một hệ tiêu hóa tốt. Một chế độ ăn giàu chất xơ, ít chất béo có thể sẽ giúp bạn giảm nguy cơ ung thư đại tràng và trực tràng, đồng thời lại loại bỏ được các độc tố ra khỏi cơ thể.
Theo các chuyên gia sức khỏe, mỗi người nên tiêu thụ 20-30gram chất xơ mỗi ngày thì sẽ rất tốt cho sức khỏe. Các thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt và bột từ lúa mì, lúa mạch đen, yến mạch... có hàm lượng chất xơ cao hơn cả.
Các loại thực phẩm có khả năng ngăn ngừa ung thư
- Nước ép tỏi: Tỏi vốn được coi là loại thực phẩm chống lại ung thư rất hữu hiệu. Nếu thường xuyên ăn tỏi hàng ngày, bạn sẽ không những duy trì được sức khỏe tim mạch ổn định mà còn giảm lượng cholesterol trong máu và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
- Củ nghệ: Củ nghệ cũng thuộc một trong số họ nhà tỏi. Không những có tác dụng làm đẹp món ăn, làm cho món ăn ngon hơn, củ nghệ còn có tác dụng chống oxy hóa và là chất kháng viêm rất tốt.
- Họ nhà cải: (cải bruxen, cải xanh, cải bắp, xúp lơ, cải xoăn): Các loại rau thuộc họ nhà cải được coi là có chứa thành phần chống ung thư bởi chúng rất giàu các hợp chất bảo vệ như chất chống ung thư sulforaphane.
- Các loại đậu: Các loại đậu thường rất giàu chất đậu nành - một loại thuốc nhóm hóa chất hữu cơ được coi là có tác dụng chống lại ung thư.
- Trà xanh: Các chất oxy hóa có trong trà xanh chính là tác nhân góp phần làm giảm sự tăng trưởng của các tế bào ung thư và bảo vệ các tế bào khỏe mạnh tránh được những tổn thương không đáng có.
- Cà chua/ Nước sốt cà chua: Cà chua có chứa nhiều lycopence và chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn chặn sự tàn phá của các phân tử có hại có nguồn gốc tự do gây ra đối với các tế bào và các mô trong cơ thể. Các phân tử này bị nghi ngờ là tác nhân là quá trình ung thư phát triển nhanh hơn. Cà chua còn đặc biệt có tác dụng trong công cuộc chống lại ung thư tuyến tiền liệt.
- Cam quýt và những loại quả mọng nước: Các loại hoa quả này có chứa lượng chất bảo vệ cao, giúp cung cấp các chất chồng oxy hóa và có tác dụng cản trở quá trình phát triển ung thư trong cơ thể.
- Chocolate đen: Chocolate đen vẫn được coi là sản phẩm chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là chất polyphenols - một chất chống oxy hóa có thể giúp giảm nguy cơ ung thư phát triển vì nó chống lại những tổn thương các tế bào trong cơ thể do các khối u phát triển gây nên.
- Dầu olive: Dầu oliu là một trong những loại thực phẩm có chứa các loại chất béo tốt cho sức khỏe, nhất là các chất oxy hóa dạng phytochemicals.
Theo PLXH
Ngộ độc kim loại từ thói quen ăn uống Sự ô nhiễm xảy ra khắp mọi nơi và ngay khi cả bản thân bị ngộ độc kim loại bạn cũng không rõ. Rất có thể những thói quen ăn uống không tốt là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngộ độc này. 1. Thường xuyên ăn hải sản Các loài cá, sò ốc là những thực phẩm dễ nhiễm kim loại nặng...