5 sai lầm khi ăn nhộng tằm bạn cần biết để đảm bảo sức khỏe cho gia đình
Nhộng tằm có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn nếu không được sử dụng đúng cách.
Nhộng tằm thường được chế biến thành nhiều món bổ dưỡng như: nhộng xào lá chanh, nhộng tằm chiên, nhộng tằm rang muối…
Không chỉ là một món ăn ngon miệng với vị béo bùi đặc trưng mà nhộng tằm còn chứa nhiều chất dinh dưỡng. Trong nhộng tằm có chứa nước, protid, lipid cùng nhiều vitamin như vitamin A, B1, B2, PP, C. Đặc biệt, nhộng tằm còn có nhiều acid amin thiết yếu như valin, tyrosin, trytophan… và các chất khoáng, nhất là canxi và photpho.
Ăn nhộng tằm có tác dụng hỗ trợ trị bệnh còi xương, suy nhược cơ thể, liệt dương, có lợi cho người bị bệnh thận, bệnh khớp, chống lại bệnh rối loạn tiêu hóa ở người già….
Tuy nhiên, dù nhộng tằm là món ăn bổ dưỡng, có rất nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh nhưng nếu ăn sai cách thì lại có hại cho sức khỏe. Dưới đây là những sai lầm khi ăn nhộng tằm mà bạn cần biết để đảm bảo sức khỏe cho bản thân.
Ăn nhộng quá to
Thông thường nhộng tằm chỉ có kích cỡ nhỉnh hơn đầu đũa. Nếu những con nhộng quá to là đã bị tẩm các chất hóa học để trông mập hơn, căng tròn, bắt mắt. Nếu chẳng may ăn phải sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Ăn nhộng chết
Những con nhộng tằm chết thường bị đổi màu sang vàng nhạt, thâm đen, các đốt trên thân rời rạc, không dính chắc vào nhau. Nhộng chết sẽ khiến chất đạm bị phân giải, không còn giá trị dinh dưỡng nữa, mà trở thành chất độc gây hại cho cơ thể. Vì vậy nhộng đã mua về tốt nhất nên chế biến ngay để đảm bảo sức khỏe.
Ăn nhộng quá 2-3 bữa/tháng
Video đang HOT
Dù bạn có thích ăn nhộng tằm đến mấy thì cũng chỉ nên sử dụng loại thực phẩm này từ 2 đến 3 lần mỗi tháng và không nên ăn quá nhiều trong một lần. Nguyên nhân là bởi nếu ăn quá nhiều, hàm lượng chất dinh dưỡng có trong nhộng khiến cơ thể khó hấp thụ hết, gây dư thừa và có thể dị ứng thực phẩm.
Người bệnh gout
Nhộng tằm có chứa nhiều chất đạm, vì thế những người bị bệnh gout nên tránh xa thực phẩm này. Nếu cố tình ăn vào sẽ khiến bệnh tình thêm nặng hơn.
Người có tiền sử dị ứng
Nhộng tằm có chứa một số chất gây dị ứng nên những người cơ địa không hợp với một chất nào đó có trong nhộng dễ gặp những triệu chứng như da nổi mẩn đỏ, chóng mặt, buồn nôn, thậm chí là đau bụng dữ dội, đi ngoài. Cho nên có tiền sử dị ứng thì nên tránh ăn nhộng để không bị dị ứng, ngộ độc…
Những thực phẩm là "thuốc quý" với bệnh nhân gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ là khi lượng chất béo chiếm khoảng 5-10% trọng lượng của gan.
Căn bệnh này thường gặp ở bệnh nhân đái đường hoặc ở những người trên 50 tuổi và được chia làm 2 loại :
- Gan nhiễm mỡ do rượu thường gặp ở những người nghiện rượu. Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên của xơ gan. Tình trạng bệnh sẽ được cải thiện đáng kể sau 6-8 tuần kiêng rượu, tuy nhiên nếu tiếp tục sẽ gây nên một số biến chứng.
-Gan nhiễm mỡ không do rượu, nguyên nhân thường gặp là đái đường type 2, béo phì, tăng cholesterol, tăng triglycerid, hội chứng chuyển hóa...
Người bệnh gan nhiễm mỡ khiến gan phải làm việc nhiều hơn, chức năng gan suy giảm, đặc biệt khi gan gặp các tác nhân gây hại như rượu bia, chất độc hại, thuốc tây.... khiến các tế bào gan dễ bị tổn thương. Vì vậy người bệnh gan nhiễm mỡ có thể sử dụng các thảo dược, thực phẩm có chức năng bảo vệ gan khỏi tác nhân gây hại, tăng cường chức năng gan.
Những thực phẩm bệnh nhân gan nhiễm mỡ nên ưu tiên trong chế độ ăn hàng ngày:
Ngô
Trong ngô chứa nhiều axit béo không no có khả năng thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo nên ngô là loại ngũ cốc rất thích hợp với người gan bị nhiễm mỡ cũng như những người bị cholesterol cao. Ngô dễ ăn và dễ chế biến, có thể nấu chè, luộc, rang, nấu cháo...
Rau lá xanh
Các nhà khoa học tại Viện Karolinska ở Thụy Điển đã công bố một nghiên cứu mới. Trong đó chỉ ra rằng, nitrat vô cơ - một hợp chất xuất hiện tự nhiên trong rau xanh, có thể làm giảm sự tích tụ chất béo trong gan.
PGS.Mattias Carlstrm, khoa Sinh lý học và Dược lý học tại Viện Karolinska là một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu và cũng chính là người phát hiện ra điều này.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, các loài gặm nhấm khi được bổ sung nitrat có huyết áp thấp hơn và độ nhạy insulin tốt hơn so với chế độ ăn nhiều chất béo mà không có nitrat.
Trong nghiên cứu trước đây, các nhà nghiên cứu từng đề cập chế độ ăn uống chứa nitrat làm tăng việc chuyển hóa tế bào. Các loại rau lá xanh như rau diếp, rau chân vịt, rau cải... là những thực phẩm có chứa nồng độ nitrat cao.
Nhộng tằm
Cũng giống như ngô, nhộng tằm có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa của chất béo và cholesterol nên rất tốt cho người bị gan nhiễm mỡ, ngoài ra nhộng tằm còn cải thiện chức năng gan.
Chanh
Chúng ta có thể thêm nước cốt chanh vào trong trà, salad, thức uống...Chanh là một trong những chất giúp thanh lọc gan mạnh nhất, giúp loại bỏ chất béo tích tụ trong gan.
Nấm hương
Đây là loại thực phẩm lý tưởng cho người bị gan nhiễm mỡ. Nấm hương cũng có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu và tế bào gan, giảm sự tích mỡ trong gan. Nấm hương là loại thực phẩm hay được dùng trong các món ăn thông thường, dễ ăn và dễ chế biến.
Gừng
Các nghiên cứu cho thấy rằng trong gừng có chứa các chất chống oxy hóa, giúp giảm triglycerid rất hiệu quả. Dùng dưới dạng trà gừng (2 muỗng cà phê gừng đã nghiền nát hòa vào trong cốc nước sôi, để nguội khoảng vài phút) hoặc thái nhỏ trộn vào salad.
Lá sen
Từ lâu, trong dân gian đã dùng lá sen để làm mát gan, giảm béo. Lá sen có thể hãm nước sôi uống thay nước lọc hàng ngày giúp hạ mỡ máu và giảm tích lũy mỡ trong gan.
Bưởi
Bưởi là loại trái cây rất tốt cho những người mắc bệnh gan nhờ vào chất naringenin, chất này sẽ kích hoạt các chất chịu trách nhiệm oxy hóa các acid béo. Ngoài ra còn giúp giảm lượng mỡ trong cơ thể và hội chứng chuyển hóa- hai yếu tố có liên quan trực tiếp đến bệnh gan nhiễm mỡ.
Ngạc nhiên trước 13 công dụng tuyệt vời của đậu đen Trong đậu đen có rất nhiều dinh dưỡng như: Glucid, protein, lipid, các vitamin A, B1, B2 PP, các nguyên tố vô cơ: Ca, P, Fe... giúp cơ thể bạn ngừa một số bệnh khi sử dụng. 1. Duy trì sức khỏe xương khớp Các thành phần photpho, canxi và protein đều là những vật liệu cần thiết để cơ thể xây dựng...