5 phố ẩm thực nổi tiếng của Sài Gòn
Sự có mặt của hàng loạt hàng quán cùng kinh doanh một món biến những con đường như Nguyễn Cảnh Chân, Vĩnh Khánh, Hà Tôn Quyền… thành những phố ẩm thực riêng biệt của Sài Gòn.
Phố ốc Vĩnh Khánh
Càng nghẹ rang muối ớt đặc trưng của Ốc Oanh.
Ngoài việc nhấm nháp các món ốc, bạn còn có thể “tranh thủ” mang phần muối này về “chấm mút” với trái cây.
Từ chiều đến đêm, cả con đường Vĩnh Khánh (Q.4), nhất là khúc gần ngã ba Hoàng Diệu – Vĩnh khánh luôn nhộn nhịp với những chiếc bếp than đỏ lữa nướng ốc, rang ốc, những người phục vụ chạy không kịp nghĩ và hàng ngàn “tín đồ” ốc đến, thưởng thức hàng trăm món ốc ngon, rồi đi.
Rất khó để xác định các quán ốc tại đây, quán nào ngon hơn, nổi tiếng hơn vì mỗi quán đều chọn cho mình một thế mạnh khác nhau, một món đặc trưng riêng. Song nếu xét số lượng khách đến quán, lượng khách chờ chực “săn” chỗ ngồi cùng sự bành trướng bàn ghế trong một không gian rộng, ốc Oanh nổi trội hơn tất cả.
Hai trong những món bạn nên thử ở ốc Oanh là càng ghẹ rang muối ớt với cách chế biến “bới muối ớt tìm càng”, cùng vị cay, tươi, thơm, đậm của món ăn. Món thứ hai là một loại ốc nào đó xào rau muống. Điểm nhấn của món ăn này chính là vị thơm ngon khó cưỡng của phần nước xào chấm mút cùng bánh mì không chỉ ngon mà còn no bụng.
Phố ốc Thành Thái
Video đang HOT
Nếu “bê nguyên” con đường Thành Thái thì không đúng, chính xác là đoạn đường Thành Thái bắt đầu từ ngã tư Thành Thái – Tô Hiến Thành và kết thúc ở ngã ba Thành Thái – Lý Thường Kiệt.
Nếu phố ốc Vĩnh Khánh hơi “phức tạp” với những quán ốc bán dạng vỉa hè thì phố ốc Thành Thái “sang chảnh” hơn với những quán ốc được đầu tư kỹ về không gian, bài trí, thiết kế. Điểm cộng là chi tiền đầu tư nhiều hơn, song giá thành của hai nơi này tương đương nhau.
Cũng như phố ốc Vĩnh Khánh, rất khó nói quán nào tại phố ốc Thành Thái quán nào trội hơn hay đặc biệt hơn. Song nếu tìm hiểu kỹ, một số tín đồ ốc tại con đường này đánh giá khá cao Ốc Xuân và ốc Một. Tuy nhiên, cả hai quán ốc này đều có điểm trừ là phục vụ khá chậm. Riêng ốc Xuân, khi tính tiền, bạn nên xem kỹ hóa đơn nếu không sẽ phải trả một số món mình không gọi vì nhân viên nhầm lẫn với bàn khác.
Phố trái cây đĩa Nguyễn Cảnh Chân
Tọa lạc trong trung tâm Q.1, phố trái cây đĩa Nguyễn Cảnh Chân từ lâu là điểm đến của những bạn trẻ thích thưởng thức cái tươi mát của trái cây, cái thanh cảnh của việc ngồi “chém gió” với bạn bè.
Mỗi đĩa trái cây ở các quán tại đây đều khá giống nhau là có khoảng từ 5 – 8 loại trái cây theo mùa, một ít đông sương được chế biến theo kiểu thủy mặc, một ít dừa non rim dẻo xếp gọn trong một chiếc đĩa nhỏ. Đĩa trái cây đó trước khi đến tay khách sẽ được phủ thêm một lớp đá lạnh xay mịn, xiro xanh đỏ để tăng màu sắc và tăng vị.
Hình thức giống nhau nên điểm thu hút khách của mỗi quán phụ thuộc vào vị ngon của đông sương hay mềm ngọt của dừa. Theo đánh giá của nhiều bạn trẻ, quán gần cuối bên tay phải hướng từ đường Trần Hưng Đạo vào Nguyễn Cảnh Chân có hai món này ngon nhất.
Phố sủi cảo Hà Tôn Quyền
Sủi cảo thập cẩm hấp dẫn.
Bạn sẽ không thể đoán được phần mực trong tô sủi cảo là mực khô hay mực tươi.
Bên cạnh há cảo nước, bạn đừng quên vị giòn, thơm của sủi cảo chiên.
Con đường nhỏ Hà Tôn Quyền trong Chợ Lớn có lẽ đã định danh với món sủi cảo được xem là ngon nhất ở Sài Gòn. Sủi cảo có vỏ là bột mì, trong là nhân thịt với tôm. Theo nhiều tài liệu thì sủi cảo là món biến thể của vằn thắn.
Sủi cảo nước được chia làm hai loại là sủi cảo chạp gồm sủi cảo, rau cải nước dùng. Sủi cảo thập cẩm phong phú hơn với sủi cái, cá viên, mực, da heo và rau cải. Khó nhận dạng nhất trong các thành phần của tô sủi cảo tại đây là mực. Rất dày, ăn giòn, nhưng khi ăn không phân biệt được đây là mực khô hay mực tươi. Tuy nhiên, theo người bán thì đây là mực khô được ngâm theo kỹ thuật riêng để tạo ra miếng mực nở to và giòn, có màu nâu sậm. Bên cạnh đó, bạn có thể thưởng thức vị giòn của sủi cảo chiên hợp vị với sa tế.
Mặc dù có vài chục quán trên đoạn đường này, nhưng người sành ăn thường chọn sủi cảo Thiên Thiên (hẻm 191 Hà Tôn Quyền) hoặc sủi cảo Ngọc Ý (187 Hà Tôn Quyền), hai trong những quán lâu đời nhất ở đây.
Phố trà chanh Võ Văn Kiệt
Trà chanh là một trong những nét văn hóa của Thủ đô và đã du nhập vào Sài Gòn được vài tháng. Với điểm mạnh giá rẻ, không gian rộng, trà chanh nhanh chóng chiếm được cảm tình của giới trẻ Sài thành và cũng từ đó, hàng loạt quán trà chanh, phố trà chanh ra đời như phố trà chanh Võ Văn Kiệt, Lê Thị Riêng, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Trần Quang Khải (Q.1); Nguyễn Thái Sơn, Quang Trung (Q.Gò Vấp), Nơ Trang Long, Xô Viết Nghệ Tĩnh (Bình Thạnh)… Trong đó với các điểm cộng như không gian rộng, thoáng, view đẹp, tọa lạc ở trung tâm, phố trà chanh Võ Văn Kiệt là nổi bật hơn cả.
Có khá nhiều quán trà chanh dọc con đường này thế chỉ những quán có chủ là người Hà Nội hay gốc Hà Nội với cách pha “chính chủ” mới thu hút được nhiều khách đến quán.
Theo Tapchiamthuc
Mở tuyến phố ẩm thực giữa phố cổ Hà Nội
Quận Hoàn Kiếm đang xúc tiến triển khai xây dựng tuyến phố ẩm thực tại khu bảo tồn cấp I phố cổ Hà Nội, gồm Hàng Buồm - Mã Mây - Hàng Giầy - Lương Ngọc Quyến - Tạ Hiện - Đào Duy Từ.
Các tuyến phố ẩm thực sẽ nằm trong không gian đi bộ mở rộng phục vụ khách du lịch và người dân Hà Nội tham quan, trải nghiệm phố cổ Hà Nội, khám phá các giá trị văn hóa, ẩm thực của đất Kinh kỳ xưa.
Một góc phố Mã Mây (Hà Nội).
Để triển khai hiệu quả, công ty CP Đồng Xuân, đơn vị thực hiện đề án đang tích cực vận động các hộ dân kinh doanh các món ăn truyền thống của Hà Nội như: Bún thang, bún ốc, phở, phở cuốn, bánh cuốn Thanh Trì, bánh tôm Hồ Tây, các loại chè cổ truyền,... đồng thời tổ chức sắp xếp cửa hàng, quầy hàng đảm bảo mỹ quan, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm.
Đặc biệt, công ty còn tổ chức lớp tập huấn, nâng cao kỹ năng của người bán hàng, tránh những trường hợp chèo kéo, chặt chém du khách. Công ty cổ phần Đồng Xuân cũng xây dựng phương án vị trí đặt các điểm chốt, bố trí các điểm giao thông tĩnh, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường...
Qua khảo sát các nhà mặt phố mở cửa hàng kinh doanh trên các tuyến phố Hàng Buồm - Hàng Giầy - Lương Ngọc Quyến - Mã Mây - Tạ Hiện, trong tổng số 159 cửa hàng có 47 cửa hàng kinh doanh ăn uống, chiếm 30%. Trên vỉa hè các tuyến phố này có 50 người bán hàng buổi tối.
Việc hình thành các nhà hàng ăn uống tự phát trên các tuyến phố nói trên với nhiều chủng loại phong phú đã đáp ứng được phần nào yêu cầu của du khách, nhất là du khách nước ngoài.
Ông Đỗ Xuân Thủy - Tổng Giám đốc công ty CP Đồng Xuân cho biết, đặc trưng của các khu phố này là nhiều món ăn đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, mang đậm dấu ấn của người Việt, người Hoa. Những món ăn đó thể hiện nét tài hoa tinh tế của người Hà Nội, trở thành thương hiệu nổi tiếng của các khu phố và đã để lại ấn tượng tốt cho bạn bè trong và ngoài nước.
Trước đó, nhiều người cũng lo ngại về việc xây dựng phố ẩm thực tại khu bảo tồn cấp I do thất bại của khu ẩm thực Tống Duy Tân. Tuy nhiên, khu vực Tống Duy Tân không hút khách là do tách biệt với khu vực phố cổ và thiếu những không gian văn hóa truyền thống của Hà Nội. Trong khi, đa phần du khách quốc tế khi đến Hà Nội đều thích thú khám phá nhịp sống sôi động, tấp nập tại khu vực phố cổ.
Theo ông Mai Tiến Dũng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội: "Khu vực không gian đi bộ mở rộng tại khu phố cổ rất cần kết nối với phố ẩm thực Tống Duy Tân hoặc khai thác ẩm thực tại một số tuyến phố có nhiều món ăn nổi tiếng như Hàng Buồm, Tạ Hiện, Đào Duy Từ... để phục vụ du khách có nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi sau khi tham quan, mua sắm tại đây. Việc kết hợp hài hòa giữa không gian đi bộ, mua sắm với ẩm thực là cần, vấn đề tổ chức như thế nào cho đồng bộ, hấp dẫn".
Theo TTXVN
Phố Ẩm thực Hà Nội: 11 năm "cầm cự" Nếu chưa quen với khung cảnh vắng vẻ quen thuộc ở phố Tống Duy Tân - ngõ Hàng Bông (tức ngõ Cấm Chỉ cũ), chắc không ai nghĩ rằng gần 11 năm trước, đây là nơi được người dân Hà Nội kỳ vọng sẽ trở thành địa chỉ ẩm thực biểu trưng cho nền văn hóa lâu đời của đất Kinh kỳ. Vắng...