5 nguyên tắc vàng để luôn sống khỏe
Hãy tham khảo những nguyên tắc đơn giản sau đây để duy trì cơ thể khỏe mạnh, phòng tránh bệnh tật.
Ảnh minh họa
1. Ngừng ăn đường
Đường không chỉ gây tăng cân mà còn kích thích hormone dẫn đến mất cân bằng cơ thể. Chế độ ăn nhiều đường, tinh bột có thể dẫn đến nguy cơ tiểu đường và bệnh tim. Loại gia vị này còn tác động đến nội tiết tố nữ và khiến các hội chứng tiền kinh nguyệt ở phụ nữ nghiêm trọng hơn. Trong một số trường hợp, chế độ ăn này có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và thụ thai.
2. Cân bằng lượng omega-3 và omega-6
Trong chế độ ăn uống của người phương Tây, lượng chất béo omega-6 thường nhiều gấp 10 lần omega-3. Sự mất cân bằng này có thể khiến sức đề kháng của cơ thể giảm và rối loạn về hormone. Cách giải quyết vấn đề hữu hiệu nhất là hạn chế sử dụng các loại dầu thực vật và tăng những thực phẩm có nguồn gốc từ dầu cá, các loại hạt và bơ trong thực đơn hàng ngày. Dầu hoa anh thảo là một nguồn chất omega-3 dồi dào. Loại dầu này còn có tác dụng tốt trong việc hạn chế các hội chứng tiền kinh nguyệt PMS ở phụ nữ.
3. Cung cấp đủ vitamin D cho cơ thể
Video đang HOT
Vitamin đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể người, bao gồm quá trình cân bằng hormone. Các chuyên gia khuyến cáo chúng ta cần cung cấp 400 IU (10 mcg) vitamin D mỗi ngày. Những người thiếu chất nghiêm trọng cần bổ sung liều cao hơn.
4. Cung cấp chất phytoestrogens
Phytoestrogen là chính là estrogen thực vật có chứa chất lignans, flavone, coumestans và isoflavone. Chất này tồn tại nhiều trong thực phẩm có nguồn gốc từ đậu (đậu nành, đậu lăng, lạc). Tiêu thụ thực phẩm có chứa phytoestrogen có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, bệnh tim mạch và loãng xương. Đây cũng là estrogen tự nhiên trong cơ thể phụ nữ. Ngoài việc giúp cân bằng hàm lượng hormone khi tiêu thụ, phytoestrogen cũng tăng cường chức năng miễn dịch và có thể làm giảm triệu chứng của hiện tượng tiền kinh nguyệt và mãn kinh.
5. Sống vui vẻ, lạc quan
Tuyến thượng thận là một trong những trung tâm điều tiết nội tiết tố của cơ thể. Đôi khi, áp lực cuộc sống khiến bộ phận này phải làm việc với cường độ cao, gây bệnh suy giảm chức năng tuyến thượng thận (Addison). Đây là nguyên nhân chính gây chứng mệt mỏi mãn tính, huyết áp thấp và căng thẳng thường xuyên. Vì vậy, bạn cần cân bằng cuộc sống và công việc để có cuộc sống thoải mái. Chế độ ăn uống nên bổ sung nhiều vitamin B, magie (có nhiều trong gạo nguyên cám, các loại rau màu xanh đậm) để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Theo Zing
Những thực phẩm tối ưu mẹ cần bổ sung cho bé khi tập đi
Để con bạn có cơ thể khỏe mạnh với những bước đi đầu đời vững chắc hãy cung cấp cho con những dưỡng chất thiết yếu nhất nhé!
Protein: Trẻ trong độ tuổi tập đi cần 16gr protein/ngày và các thực phẩm giàu protein là trứng, đậu phụ, lườn gà, đỗ.
Chất béo và đường: Bao gồm dầu, bơ, bánh ngọt và bánh quy. Một số loại dầu ăn cung cấp chất béo Omega 3 và Omega 6. Bạn nên cho nhóm thực phẩm này vào khẩu phần ăn của bé, nhưng bạn phải nhớ đây là thực phẩm bổ sung, không thể thay thế cho các thực phẩm khác.
Carbohydrate (tinh bột): Bao gồm bánh mì, ngũ cốc, khoai tây, khoai lang, cơm, bún, mì sợi...Bạn có thể cho bé ăn nhóm thực phẩm tinh bột vào các bữa chính và các bữa phụ.
Vitamin D: Trẻ cần được bổ sung đầy đủ lượng vitamin D (400 IU/ngày) để số "vật liệu" can xi nạp vào.
Sắt: Trẻ tuổi này cần ít nhất 10mg sắt/ngày và thực phẩm giàu sắt gồm thịt nạc, thịt gia cầm, cá, đậu khô và ngũ cốc.
Kẽm: Các thực phẩm giàu kẽm gồm thịt bò, thịt gia cầm, cá, trứng, đậu đỗ, bánh mỳ, bánh quy. Trẻ tuổi này cần 10mg kẽm/ngày.
Bữa ăn phụ: Bữa ăn phụ lý tưởng của trẻ là cam, kiwi, dưa hấu và dâu tây. Những loại quả ngon tuyệt này rất giàu vitamin C và trẻ tuổi tập đi cần 40mg/ngày.
Vitamin A: Hãy cho trẻ thỉnh thoảng được gặm những miếng cà rốt cứng, vừa giúp bé tập nhai lại bổ sung thêm vitamin A. Ở tuổi này, trẻ cần 400mcg/ngày từ cà rốt, các loại quả màu đỏ và rau.
Canxi: Đây là giai đoạn hệ xương của bé phát triển rất mạnh vì thế bé cần 500mg can xi/ngày. Tức là bé cần uống từ 2 cốc sữa (tương đương với 8 thìa sữa bột) trở lên.
Theo Khỏe và đẹp
6 mối nguy khi ăn cua ghẹ Cua ghẹ là một loại thực phẩm được rất nhiều người ưa chuộng bởi những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của nó. Tuy thế, ăn cua ghẹ không đúng cách tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Theo số liệu thống kê của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, thịt cua có hàm lượng chất béo bão hòa thấp, hàm lượng protein...