5 mỏ dầu lớn nhất thế giới và tác động
Những mỏ dầu khổng lồ này chi phối giá cả dầu, chính sách năng lượng và quan hệ quốc tế, đồng thời khẳng định vai trò của chúng trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng thế giới và duy trì sự ổn định của thị trường toàn cầu.
Một cơ sở lọc dầu ở Iran. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Theo mạng tin Oilprice.com ngày 18/8, nền kinh tế toàn cầu hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào dầu mỏ, và sự phân bổ trữ lượng dầu trên thế giới đã ảnh hưởng sâu rộng đến tình hình năng lượng, chính trị và công nghệ.
Những mỏ dầu lớn nhất thế giới không chỉ cung cấp khối lượng dầu khổng lồ mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc định hình giá dầu, quan hệ quốc tế và chính sách năng lượng. Dưới đây 5 mỏ dầu lớn nhất thế giới và tác động của chúng.
Video đang HOT
Thứ nhất, mỏ dầu Ghawar (Saudi Arabia): Đây là mỏ dầu lớn nhất thế giới với trữ lượng ước tính khoảng 170 tỷ thùng dầu thô. Được phát hiện vào năm 1948, Ghawar đã trở thành nền tảng chính cho sự thống trị của Saudi Arabia trong ngành công nghiệp dầu mỏ toàn cầu. Mỏ Ghawar đã sản xuất hơn 88 tỷ thùng dầu và tiếp tục đóng vai trò then chốt trong việc duy trì sự ổn định của thị trường dầu mỏ, ảnh hưởng đến giá cả và động lực cung ứng toàn cầu. Tầm quan trọng của Ghawar không chỉ nằm ở giá trị kinh tế mà còn trong việc định hình các mối quan hệ địa chính trị và chính sách năng lượng quốc tế.
Thứ hai, mỏ dầu Burgan (Kuwait): Mỏ dầu này nằm ở sa mạc phía Đông Nam của Kuwait và có trữ lượng ước tính khoảng 70 tỷ thùng dầu thô. Được phát hiện vào năm 1938, Burgan đã đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế của Kuwait. Sản lượng của mỏ Burgan không chỉ thúc đẩy nền kinh tế Kuwait mà còn có ảnh hưởng lớn đến thị trường năng lượng khu vực và quốc tế. Mặc dù đã trải qua những biến cố như cuộc tấn công của Iraq năm 1990, Burgan vẫn chứng tỏ được khả năng phục hồi và tiếp tục đóng góp quan trọng vào nguồn cung dầu toàn cầu.
Thứ ba, mỏ dầu Ahvaz (Iran): Mỏ dầu Ahvaz nằm ở phía Tây Nam Iran và không phải là một mỏ đơn lẻ mà là một tổ hợp gồm nhiều mỏ, với tổng trữ lượng ước tính hơn 65 tỷ thùng dầu thô. Sự phát triển của mỏ Ahvaz đã bị ảnh hưởng bởi bối cảnh chính trị và kinh tế của Iran, với sản lượng thay đổi do các lệnh trừng phạt và quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, Ahvaz vẫn là một yếu tố chủ chốt trên thị trường dầu mỏ toàn cầu, với trữ lượng khổng lồ có khả năng thúc đẩy tham vọng năng lượng của Iran trong nhiều năm tới. Tổ hợp mỏ này bao gồm nhiều “bể chứa” và các cấu trúc địa chất phức tạp, minh chứng cho sự phong phú của tài nguyên dầu mỏ trong khu vực.
Thứ tư, mỏ dầu Upper Zakum (Abu Dhabi, UAE): Mỏ này nằm ngoài khơi bờ biển Abu Dhabi ở Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và có trữ lượng ước tính khoảng 50 tỷ thùng dầu thô. Đây là một trong những mỏ dầu ngoài khơi lớn nhất thế giới, nổi bật với việc áp dụng các công nghệ tiên tiến để khai thác dầu từ dưới đáy biển. Sản lượng của Upper Zakum không chỉ thúc đẩy nền kinh tế của UAE mà còn củng cố vị thế của nước này trên thị trường năng lượng toàn cầu. Các kế hoạch phát triển trong tương lai của mỏ, bao gồm việc xây dựng các đảo nhân tạo và áp dụng các kỹ thuật phục hồi nâng cao, cho thấy tầm quan trọng liên tục của Upper Zakum trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng toàn cầu.
Thứ năm, mỏ dầu Safaniya (Saudi Arabia): Mỏ dầu Safaniya nằm ở Vịnh Ba Tư với trữ lượng ước tính hơn 37 tỷ thùng dầu thô. Được phát hiện vào năm 1951, Safaniya đã trở thành nền tảng cho hoạt động sản xuất dầu của Saudi Arabia trong nhiều thập kỷ. Sự phát triển của mỏ này liên quan đến một mạng lưới phức tạp các giàn khoan, đường ống và cơ sở chế biến, thể hiện năng lực của quốc gia này trong việc khai thác tài nguyên ngoài khơi. Sản lượng lớn của Safaniya đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu và duy trì vị thế của Saudi Arabia là nước xuất khẩu dầu hàng đầu.
Những mỏ dầu khổng lồ trên không chỉ có trữ lượng khổng lồ mà còn giúp một số nước trở thành những cường quốc kinh tế, định hình bức tranh năng lượng toàn cầu. Chúng không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng mà còn có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và chính trị toàn cầu. Dù thế giới đang chuyển sang các nguồn năng lượng sạch hơn, những mỏ dầu này vẫn tiếp tục đóng vai trò thiết yếu trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng và duy trì sự ổn định của thị trường toàn cầu trong nhiều năm tới.
Iran thúc đẩy việc đổi vũ khí lấy uranium ở châu Phi?
Iran đang sử dụng hoạt động quốc phòng để theo đuổi uranium hoặc các khoáng sản khác ở châu Phi.
Iran có thể cần uranium cho nhà máy điện hạt nhân của mình. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo nhận định của Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Mỹ mới đây, Iran đang sử dụng sự can dự quốc phòng để theo đuổi việc tiếp cận uranium ở châu Phi.
ISW dẫn thông tin từ truyền thông Pháp cho biết, Iran và Niger đã đàm phán từ cuối năm 2023 để quốc gia châu Phi này cung cấp 300 tấn uranium cho Tehran để đổi lấy thiết bị bay không người lái (UAV) và tên lửa đất đối không.
Về phần mình, tờ Wall Street Journal đưa tin Mỹ đã cảnh báo các quan chức Niger trong các cuộc họp rằng bất kỳ việc bán uranium nào cho Iran sẽ dẫn đến các lệnh trừng phạt, điều này đã góp phần khiến chính quyền quân sự Niger hủy bỏ hợp tác quốc phòng và cuối cùng trục xuất hơn 600 quân nhân Mỹ vẫn đang đồn trú tại nước này.
Trong khi đó, Iran cũng đang sử dụng hoạt động quốc phòng để theo đuổi uranium hoặc các khoáng sản khác ở Zimbabwe. Iran đã tăng cường tiếp cận Zimbabwe kể từ tháng 4 năm nay. Các quan chức Zimbabwe đã gặp một số quan chức cấp cao của Iran trong nhiều hội nghị khác nhau, như với Phó Tổng thống thứ nhất Iran Mohammad Mokhber và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Iran, Chuẩn tướng Mohammad Reza Gharaei Ashtiani vào cuối tháng 4 vừa qua.
Bộ trưởng Ashtiani chịu trách nhiệm quản lý ngành công nghiệp quốc phòng, mua sắm và bán vũ khí của Iran và bày tỏ sự sẵn sàng của Tehran trong việc tăng cường hợp tác với Zimbabwe trong các cuộc họp của ông với các quan chức Zimbabwe. Các quan chức Zimbabwe cũng đã tham dự một triển lãm công nghệ quốc tế tại Tehran diễn ra từ ngày 7 - 10/5, nơi có sự góp mặt của Viện Nghiên cứu và Đào tạo Công nghiệp Quốc phòng Iran, đơn vị chịu trách nhiệm thiết kế các hệ thống vũ khí và thiết bị quân sự.
ISW đánh giá, Iran có thể đang tìm cách tiếp cận các mỏ uranium và các nguồn tài nguyên khác chưa được khai thác của Zimbabwe. Hiệp hội hạt nhân thế giới báo cáo rằng Zimbabwe có ít nhất 1.800 tấn uranium và có thể lên tới 25.000 tấn. Chính phủ Zimbabwe đã thăm dò các mỏ của mình trong nhiều năm nhưng chưa bắt đầu hoặc ký hợp đồng sản xuất. Một công ty của Australia cũng đã phát hiện ra các mỏ dầu, heli và hydro đáng kể ở miền Bắc Zimbabwe kể từ năm 2023, sau khi ký hợp đồng thăm dò với Chính phủ Zimbabwe vào năm 2018.
Cường quốc và vũ khí laser Quân đội Mỹ cho biết kế hoạch chế tạo vũ khí điều khiển bằng laser trên không đầu tiên được thực hiện trong nhiều năm. Năm 2019, Lockheed Martin đã giành được hợp đồng AHEL 5 năm của Lầu Năm Góc. Giả định trước việc cung cấp nguồn laser cho hệ thống, sau đó hỗ trợ việc tích hợp nó vào pháo hạm...