Mỹ và Trung Quốc tiếp tục “mở lòng”
Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã lần đầu tiên xác nhận nước này hợp tác với Mỹ để khôi phục kênh liên lạc quân sự vốn bị đình trệ trong bối cảnh quan hệ giữa hai cường quốc xấu đi.
Bên cạnh đó, hai bên cũng sẽ tổ chức các cuộc thảo luận kỹ thuật về việc tăng cường bảo vệ bí mật thương mại trong quá trình tố tụng vào tháng 1/2024.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm ngày 30/11 cho biết, với sự đồng thuận giữa hai nguyên thủ quốc gia, trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng, Trung Quốc và Mỹ sẽ nối lại liên lạc quân sự cấp cao, đàm phán phối hợp chính sách quốc phòng Trung-Mỹ, các cuộc họp của Hiệp định Tư vấn hàng hải quân sự Trung-Mỹ và tiến hành điện đàm giữa các chỉ huy chiến trường.
Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình tại cuộc gặp ở California, Mỹ.
Quân đội Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với đối tác Mỹ để thúc đẩy mối quan hệ quân sự Trung-Mỹ lành mạnh và ổn định. Đây là lần đầu tiên Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận Bắc Kinh hợp tác với Washington để khôi phục kênh liên lạc quân sự vốn bị đình trệ trong bối cảnh quan hệ giữa hai cường quốc xấu đi.
Video đang HOT
Ngoài ra, ông Ngô Khiêm xác nhận, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thảo luận và nhất trí hơn 20 mục tiêu trong các lĩnh vực khác nhau, động thái này là chỉ dấu cho sự phát triển lành mạnh, ổn định và bền vững của quan hệ giữa hai nước.
Hồi tháng trước, Bộ trưởng Thương mại hai nước cũng đã thống nhất sẽ tổ chức các cuộc thảo luận kỹ thuật về việc tăng cường bảo vệ bí mật thương mại trong quá trình tố tụng vào tháng 1/2024. Ngoài, ra Bộ Thương mại Mỹ có kế hoạch hợp tác với Trung Quốc để thúc đẩy mối quan hệ thông qua việc khôi phục hội nghị lãnh đạo ngành du lịch, dự kiến diễn ra tháng 5/2024 tại Tây An (Trung Quốc).
Điều này cho thấy, từ sau cuộc gặp giữa Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình, đã liên tục xuất hiện những tín hiệu đáng mừng cho mối quan hệ Mỹ – Trung. Dù vậy, vẫn có ý kiến cho rằng, mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn khó khăn. Thậm chí, một ý tưởng mới đang ngày càng phổ biến trong số các chính trị gia và nhà hoạch định chính sách ở Washington là Hoa Kỳ đang ở trong một cuộc “Chiến tranh Lạnh” với Trung Quốc. Đó là một ý tưởng tồi trên cả khía cạnh lịch sử lẫn chính trị và không tốt cho tương lai của bất cứ ai. Nó che khuất thực tế và đánh lừa người ta bằng cách khiến họ đánh giá thấp các thách thức thực sự mà họ phải đối mặt, và khiến họ đưa ra những chiến lược không hiệu quả.
Chính Tổng thống Joe Biden cũng đã cho rằng, luận điệu Chiến tranh Lạnh có nhiều tác động tiêu cực hơn tích cực. Trên bình diện kinh tế, Mỹ và Trung Quốc phụ thuộc lẫn nhau sâu sắc. Do đó, dù phân tách một phần (hay “giảm thiểu rủi ro”) về các vấn đề an ninh là một biện pháp hữu ích, việc phân tách toàn bộ nền kinh tế sẽ khiến Mỹ phải trả giá đắt, và rất ít đồng minh sẽ làm theo. Nhiều quốc gia hiện đang xem Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của họ, chứ không phải Mỹ.
Các khía cạnh khác của sự phụ thuộc lẫn nhau, chẳng hạn như biến đổi khí hậu và đại dịch, tuân theo các định luật vật lý và sinh học, vì thế cũng khiến cho việc phân tách hoàn toàn là không thể. Không một quốc gia nào có thể một mình giải quyết được những vấn đề xuyên quốc gia này. Dù tốt hay xấu, Mỹ vẫn bị mắc kẹt trong một cuộc “cạnh tranh có tính hợp tác” với Trung Quốc. Điều đó đòi hỏi một chiến lược có thể đạt được hai mục tiêu trái ngược đó – vừa cạnh tranh, vừa hợp tác – cùng một lúc.
Theo giới chuyên gia, chiến lược của Washington đối với Bắc Kinh nên là tránh cả chiến tranh nóng lẫn chiến tranh lạnh, hợp tác khi có thể, và huy động nguồn lực của mình để định hình hành vi đối ngoại của Trung Quốc. Chiến lược này có thể được thực hiện thông qua việc ngăn chặn và tăng cường các liên minh và thể chế quốc tế. Và tựu chung lại, Mỹ nên tập trung vào một chiến lược mang lại nhiều hứa hẹn hơn là tái diễn “Chiến tranh Lạnh”
Trung Quốc giải thích lý do ngừng liên lạc quân sự với Mỹ
Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã quyết định cắt một số đường dây liên lạc với các đối tác Mỹ sau khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi tới thăm Đài Loan/Trung Quốc, cảnh báo chuyến thăm sẽ nhận về những hậu quả nghiêm trọng.
Trung Quốc đã tiến hành các cuộc tấn công bằng tên lửa chính xác ở vùng biển ngoài khơi Đài Loan trong khuôn khổ các cuộc tập trận quân sự sau chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi. Ảnh minh họa: Tân Hoa Xã
Theo hãng tin ABC, chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Pelosi đã khiến Bắc Kinh nổi giận, dẫn đến một loạt phản ứng bao gồm tập trận qui mô lớn ở Eo biển Đài Loan cũng như cắt đứt một số đường dây liên lạc với Washington.
"Tình hình căng thẳng hiện nay tại Eo biển Đài Loan hoàn toàn do phía Mỹ khiêu khích và tạo ra. Phía Mỹ phải chịu mọi trách nhiệm và gánh những hậu quả nghiêm trọng vì hành động này. Có những lằn ranh không thể vượt qua và đối thoại cần sự chân thành", phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm cho hay.
Một quan chức Mỹ tiết lộ các quan chức Trung Quốc đã không trả lời các cuộc gọi từ các quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc trong bối cảnh căng thẳng xảy ra vào tuần trước.
Sau khi bà Pelosi rời khỏi khu vực vào ngày 5/8, Trung Quốc đã đình chỉ các đường dây liên lạc chính thức với quân đội Mỹ bao gồm liên lạc cấp chỉ huy, điều phối chính sách quốc phòng và tham vấn an ninh hàng hải.
Tuy nhiên, Trung Quốc khẳng định đây không phải là hành động chính thức cắt đứt quan hệ với các nhân vật cấp cao như Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin.
Người phát ngôn Ngô Khiêm nhấn mạnh: "Các biện pháp đáp trả liên quan của Trung Quốc là lời cảnh báo cần thiết đối với các hành động khiêu khích của Mỹ và Đài Loan, đồng thời là biện pháp bảo vệ chính đáng cho chủ quyền và an ninh quốc gia".
Về phần mình, các quan chức Lầu Năm Góc, Bộ Ngoại giao và Nhà Trắng đã lên tiếng phản đối hành động này, mô tả đây là một phản ứng thái quá.
Theo các nhà phân tích an ninh và ngoại giao, việc Trung Quốc ngừng một số đường dây liên lạc với quân đội Mỹ vô tình làm tăng nguy cơ leo thang đối với Đài Loan vào thời điểm quan trọng.
Mặc dù các cuộc tập trận bắn đạn thật chưa từng có từ trước đến nay tại Eo biển Đài Loan dự kiến kết thúc vào ngày 7/8 song Trung Quốc tuyên bố cuộc tập trận tiếp tục kéo dài. Giới chức Trung Quốc chưa chính thức thông tin cụ thể về ngày kết thúc cuộc tập trận.
Mỹ - Trung lên kế hoạch đàm phán thương mại trực tiếp Ngày 17/11, Bộ Thương mại Mỹ cho biết nước này và Trung Quốc có kế hoạch đàm phán thêm về các vấn đề thương mại vào năm tới. Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo. Ảnh: AFP/TTXVN Thông báo trên được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có cuộc hội đàm bên...