Trung Quốc – châu Phi xây dựng cộng đồng cùng chia sẻ tương lai
Việc Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo tổ chức Diễn đàn An ninh và Hòa bình Trung Quốc-châu Phi lần thứ ba ngay sau chuyến thăm Nam Phi của Chủ tịch Tập Cận Bình cho thấy những tín hiệu mới trong nỗ lực tăng cường hơn nữa hợp tác chiến lược giữa hai bên, xây dựng mối quan hệ khăng khít trong thời đại mới.
China Daily đưa tin, Diễn đàn An ninh và Hòa bình Trung Quốc-châu Phi lần thứ ba chính thức diễn ra từ 28/8 đến 2/9. Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc sẽ tham dự phiên toàn thể của diễn đàn và có bài phát biểu quan trọng. Đáng chú ý, lãnh đạo quốc phòng và quân sự của gần 50 quốc gia châu Phi cũng như đại diện của Liên minh châu Phi (AU) và các tùy viên quân sự từ Đại sứ quán các nước châu Phi tại Trung Quốc cũng sẽ tham dự diễn đàn này.
Với chủ đề “Thực hiện Sáng kiến An ninh Toàn cầu, tăng cường đoàn kết và hợp tác Trung Quốc-châu Phi”, diễn đàn năm nay được tổ chức nhằm mục đích tăng cường hơn nữa liên lạc chiến lược giữa các cơ quan quốc phòng hai bên, phát huy vai trò tích cực trong việc xây dựng cộng đồng Trung Quốc-châu Phi cùng chia sẻ tương lai trong thời đại mới, theo thông cáo do Bộ Quốc phòng Trung Quốc đăng tải.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa. Ảnh: Bloomberg
Trên thực tế, việc diễn đàn được tổ chức sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi ( BRICS) lần thứ 15 được tổ chức tại Johannesburg, Nam Phi và thăm chính thức nước này từ ngày 21 – 24/8 cho thấy quyết tâm hiện thực hóa các cam kết giữa hai bên.
Global Times ngày 28/8 dẫn nhận định của giới quan sát cho rằng, chuyến thăm Nam Phi vừa qua là chuyến công du quốc tế lần thứ hai của ông Tập Cập Bình trong năm 2023, mang ý nghĩa không chỉ thúc đẩy và chứng kiến sự mở rộng mang tính lịch sử của cơ chế BRICS mà còn giúp xây dựng thêm một cộng đồng Trung Quốc – châu Phi gần gũi hơn, cùng chia sẻ tương lai, góp phần xây dựng chủ nghĩa đa phương thực sự.
Video đang HOT
Trong đó, nổi bật là sự kiện Đối thoại các nhà lãnh đạo châu Phi – Trung Quốc do Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đồng chủ trì diễn ra bên lề Hội nghị thượng đỉnh BRICS. Trong tuyên bố chung đưa ra sau cuộc đối thoại, các nhà lãnh đạo nhấn mạnh sẽ tiếp tục phối hợp quan hệ hợp tác song phương nhằm đưa quan hệ châu Phi – Trung Quốc lên tầm cao mới.
Các nhà lãnh đạo đồng thời tái khẳng định cam kết thúc đẩy hơn nữa việc xây dựng thể chế của Diễn đàn Hợp tác châu Phi – Trung Quốc (FOCAC), cũng như cam kết đối với các mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc. Hai bên cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của Kiến trúc Hòa bình và An ninh châu Phi như một khuôn khổ chặt chẽ để giải quyết các thách thức và mối đe dọa an ninh đối với châu lục.
Điểm nổi bật là tại Đối thoại, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh, tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vào tháng tới, Trung Quốc sẽ tích cực thúc đẩy nỗ lực đưa Liên minh châu Phi trở thành thành viên đầy đủ của G20, đồng thời cho biết Bắc Kinh ủng hộ việc thực hiện các thỏa thuận đặc biệt về cải cách Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhằm đáp ứng nguyện vọng của châu Phi là giành được một ghế thành viên thường trực trong tổ chức quốc tế này.
Về phía mình, các nước châu Phi đánh giá cao việc Trung Quốc đề xuất Sáng kiến phát triển toàn cầu, Sáng kiến an ninh toàn cầu và Sáng kiến văn minh toàn cầu nhằm củng cố chủ nghĩa đa phương, đồng thời tin tưởng sự phát triển trong quan hệ giữa Trung Quốc và châu Phi sẽ đóng góp cho nền hòa bình và sự phát triển trên thế giới.
Trên thực tế, trong hơn 20 năm trở lại đây, Trung Quốc đã không ngừng mở rộng ảnh hưởng ở châu Phi, tham gia vào việc thúc đẩy kinh tế và phát triển ở châu lục nghèo nhất thế giới này. Bắc Kinh đã tăng cường các cam kết thương mại, đặc biệt thông qua Sáng kiến “Vành đai, Con đường” năm 2013. Đối với các nước châu Phi, mặc dù Trung Quốc và châu Phi cách xa nhau, nhưng những kinh nghiệm lịch sử tương đồng và các khái niệm phát triển chung khiến Trung Quốc và châu Phi trở nên gắn bó chặt chẽ hơn với nhau.
Gần đây, Trung Quốc đã đưa ra Sáng kiến An ninh toàn cầu (GSI) được biết đến như một “giải pháp của Trung Quốc đối với các thách thức an ninh quốc tế”, đại diện cho một sự thay đổi đáng kể trong cách tiếp cận của nước này đối với các vấn đề an ninh toàn cầu nhằm đối phó với sức ép toàn diện ngày một gia tăng từ Mỹ và phương Tây. Dễ nhận thấy, GSI có mối liên hệ mật thiết với các chiến lược đã được Trung Quốc đề xuất và triển khai trước đó như Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) hay Cộng đồng chung vận mệnh.
Dựa trên chủ đề “Thực hiện Sáng kiến An ninh Toàn cầu, tăng cường đoàn kết và hợp tác Trung Quốc-châu Phi”, các chuyên gia tin tưởng rằng Trung Quốc sẽ nỗ lực thúc đẩy hơn nữa GSI nhằm tăng cường quan hệ với châu Phi thông qua các hoạt động huấn luyện quân sự, chia sẻ thông tin tình báo và chống khủng bố, trong một nỗ lực gia tăng ảnh hưởng quân sự và hợp tác quốc phòng tại khu vực này.
BRICS mở rộng sẽ chiếm gần 40% nền kinh tế toàn cầu
Trích dẫn các tính toán dựa trên dữ liệu toàn cầu, một số phương tiện truyền thông Nga đưa tin việc kết nạp thêm 6 thành viên mới sẽ thúc đẩy các quốc gia BRICS vượt xa đối thủ G7 về mặt kinh tế.
Theo đài RT (Nga), BRICS hiện bao gồm các nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Đến tháng 1/2024, nhóm này sẽ kết nạp thêm Argentina, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).
Báo cáo từ các hãng tin RBK và TASS của Nga cho biết tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của BRICS mở rộng tính theo sức mua tương đương (PPP) sẽ đạt khoảng 65 nghìn tỷ USD. Điều này sẽ giúp tỷ trọng của khối trong GDP toàn cầu tăng từ 31,5% hiện nay lên 37%. Trong khi đó, tỷ trọng của nhóm G7 - gồm các nền kinh tế tiên tiến - hiện ở mức khoảng 29,9%.
Hơn nữa, với động thái kết nạp thành viên mới, các quốc gia BRICS sẽ chiếm gần một nửa sản lượng lương thực toàn cầu. Năm 2021, sản lượng thu hoạch lúa mì của khối đạt 49% tổng sản lượng toàn cầu, trong khi thị phần của G7 ở mức 19,1%.
BRICS cũng sẽ chiếm lợi thế về sản xuất kim loại dùng trong ngành công nghệ cao. 11 quốc gia trong khối sẽ chiếm 79% sản lượng nhôm toàn cầu, so với mức 1,3% do G7 nắm giữ. Đối với kim loại hiếm palladi, BRICS sẽ chiếm 77% sản lượng toàn cầu, trong khi G7 chỉ chiếm 6,9%.
Việc mở rộng khối cũng sẽ giúp BRICS chiếm khoảng 38,3% sản lượng công nghiệp toàn cầu, trong khi con số này của G7 là 30,5%. Tuy nhiên, G7 vẫn giữ được lợi thế về xuất khẩu, với thị phần 28,8% so với 23,4% của BRICS.
Saudi Arabia là nền kinh tế lớn nhất trong số các quốc gia thành viên BRICS mới. GDP của nước này tính bằng USD vào cuối năm 2022 ước tính là 1,1 nghìn tỷ USD.
Trong khi đó, UAE sẽ là thành viên "nặng ký" của BRICS nhờ vị thế là nước xuất khẩu lớn. Xuất khẩu hàng hóa của quốc gia Trung Đông này vào năm 2022 lên tới gần 600 tỷ USD.
Nhìn chung, 11 quốc gia BRICS sẽ chiếm 48,5 triệu km2, chiếm 36% diện tích đất liền thế giới. Con số này cao hơn gấp đôi so với G7. Tổng dân số của BRICS sẽ lên tới 3,6 tỷ người, chiếm 45% tổng dân số toàn cầu và cao hơn G7 gấp 4 lần.
Trước đó, tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Johannesburg hôm 24/8, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa tuyên bố Argentina, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Saudi Arabia và UAE sẽ trở thành thành viên chính thức của khối từ ngày 1/1/2024.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết tất cả các quốc gia BRICS đều nhất trí không thay đổi tên nhóm sau khi kết nạp các thành viên mới.
Chuyên gia Nga đánh giá về việc mở rộng BRICS, tác động đối với Nga và Ukraine Các sáng kiến hòa bình về Ukraine do Trung Quốc và một nhóm nước châu Phi đưa ra có thể mang lại kết quả trong tương lai nếu tình hình trên chiến trường thay đổi. BRICS đã đồng ý mở rộng thêm với 6 thành viên mới. Ảnh: TASS Vào ngày 1/1/2024, Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE), Iran,...