5 lực lượng hải quân hàng đầu thế giới
Những lực lượng hải quân này sở hữu số lượng lớn tàu chiến và có quân số đông đảo.
So với thời xa xưa, vai trò của các lực lượng hải quân trên thế giới ngày càng được mở rộng trong nhiều thập kỷ qua, bao gồm những nhiệm vụ và thách thức mới.
Hải quân hiện đại ngày nay đảm nhận trách nhiệm duy trì sức mạnh răn đe hạt nhân chiến lược, phòng thủ trước chống lại các cuộc tấn công từ các tên lửa đạn đạo, các hoạt động không gian, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai. Xét tới những vai trò này, tạp chí The National Interest (Mỹ) đã bình chọn 5 lực lượng hải quân hàng đầu thế giới.
1. Hải quân Mỹ
Các cụm tàu sân bay trên đại dương từ lâu đã trở thành một biểu tượng cho sức mạnh của Hải quân Mỹ.
Hải quân Mỹ (USN) sở hữu số lượng tàu hoạt động tầm xa nhiều hơn bất kỳ lực lượng hải quân nào khác và duy trì sự hiện diện khắp toàn cầu.
USN có 288 tàu chiến, bất kỳ thời điểm nào cũng có 1/3 lực lượng này hoạt động. USN có 10 tàu sân bay, 9 tàu tấn công đổ bộ, 22 tuần dương hạm, 62 khu trục hạm, 17 khinh hạm và 72 tàu ngầm. Ngoài ra, 3.700 máy bay của bộ phận Không quân Hải quân tương đương với một lực lượng không quân lớn thứ 2 thế giới.
Với 323.000 quân nhân tại ngũ và 109.000 quân dự bị, đây là lực lượng hải quân đông nhất thế giới.
Điều giúp USN nổi bật nhất là 10 tàu sân bay, lớn hơn số lượng tàu sân bay đang hoạt động của tất cả các nước khác cộng lại. Không chỉ đông đảo, các tàu sân bay của Mỹ còn áp đảo về kích thước và sức mạnh, có thể mang theo một số lượng máy bay gấp đôi so với các tàu sân bay lớn nhất của nước khác.
2. Hải quân Trung Quốc
Hải quân Trung Quốc đang được lột xác nhanh chóng bởi những đầu tư mạnh mẽ.
Sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng cho phép Bắc Kinh tăng gấp 10 lần chi tiêu cho quốc phòng so với năm 1989, một hải quân hiện đại được tạo ra như một lẽ tất yếu.
Hải quân Trung Quốc (PLAN) hiện có 1 tàu sân bay, 3 tàu vận tải đổ bộ, 25 tàu khu trục, 42 khinh hạm, 8 tàu ngầm tấn công hạt nhân và khoảng 50 tàu ngầm tấn công thông thường. Quân số của PLAN gồm 133.000 người, trong đó có 2 lữ đoàn Thủy quân lục chiến Trung Quốc, mỗi lữ đoàn có quân số 6.000. Bên cạnh tàu chiến, PLAN còn sở hữu 650 máy bay cánh cố định và máy bay trực thăng.
Liêu Ninh là nỗ lực hồi sinh của Trung Quốc từ một xác tàu của thời Chiến tranh Lạnh, bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2012.
Video đang HOT
3 tàu đổ bộ type 071 hiện có là một ví dụ về quá trình hiện đại hóa hải quân mạnh mẽ mà Bắc Kinh đang theo đuổi. Type 071 có thể mang 500-800 lính và 15-18 xe cơ giới. Có thông tin cho rằng Trung Quốc đang đóng tiếp 6 tàu Type 071 nữa, bên cạnh đó là một chương trình phát triển 6 tàu tấn công đổ bộ tương tự lớp Wasp của Mỹ.
Lực lượng tàu ngầm Trung Quốc khá hỗn tạp với khoảng 60 tàu ngầm có chất lượng khác nhau do nhập khẩu từ Nga hoặc do Trung Quốc tự sản xuất.
3. Hải quân Nga
Thời gian khiến những chiến hạm lẫy lừng một thời của Nga trở nên cũ kỹ và lạc hậu
Hải quân Nga đang tỏ ra là một thế lực già nua và gặp khó khăn trong việc hiện đại hóa.
Hải quân Nga có 79 tàu chiến các loại trong đó có một tuần dương hạm mang máy bay, 5 tuần dương hạm, 13 khu trục hạm và 52 tàu ngầm. Hầu hết chúng được đóng từ thời Chiến tranh Lanh. Sự thiếu thốn ngân sách kéo dài trong vài thập kỷ khiến Hải quân Nga phải đối mặt với tình trạng xuống cấp trầm trọng, không đảm bảo khả năng sẵn sàng chiến đấu cùng hiệu quả của các con tàu.
Như Liên Xô trước đây, sức mạnh của Hải quân Nga tập trung ở lực lượng tàu ngầm. Nga có 15 tàu ngầm tấn công hạt nhân, 16 tàu ngầm tấn công thông thường, 6 tàu ngầm mang tên lửa hành trình và 9 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo được coi là có sức mạnh lớn nhất và khả năng sẵn sàng chiến đấu cao nhất. Gần như tất cả chúng được đóng từ thời Chiến tranh Lạnh và đã trải qua nhiều lần đại tu.
Nga đang có muốn hiện đại hóa các hạm đội của mình bằng ít nhất là một tàu sân bay mới, phát triển khuc trục hạm tên lửa chưa biết tên, đóng thêm các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo Borey cùng các tàu ngầm tấn công hạt nhân Yasen, mua thêm các Kilo nâng cấp và Lada. Tuy nhiên, Moscow rõ ràng đang gặp nhiều khó khăn.
4 Hải quân Anh
Hải quân Anh duy trì sức mạnh răn đe từ những tàu ngầm chiến lược hàng đầu thế giới
Cũng như Nga, Hải quân Anh không còn giữ được sức mạnh và vị thế trước kia.
Vấn đề mà Hải quân Anh phải đối mặt là yêu cầu cắt giảm lực lượng. Việc cho 2 tàu sân bay lớp Invincible nghỉ hưu gần đây cùng với đó là các phi đội Sea Harrier đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng của lực lượng này.
Trong 5 lực lượng hải quân hàng đầu thế giới, Anh có quân số ít nhất với khoảng 33.400 người và 2.600 người dự bị.
Họ đang sở hữu 3 tàu đổ bộ tấn công cỡ lớn, 19 khu trục hạm và tàu hộ tống, 7 tàu ngầm tấn công hạt nhân và bốn tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo hạt nhân. Lực lượng Không quân của Hải quân Hoàng gia có 149 máy bay, chủ yếu là máy bay trực thăng.
Xương sống của lực lượng tàu nổi là 6 khu trụng hạm mang tên lửa dẫn đường Type 045 Daring. Lực lượng tàu ngầm của Hải quân Hoàng gia số lượng không lớn nhưng đều là tàu ngầm hạt nhân.
Hải quân Hoàng gia sẽ có bước nhảy vọt mới khi 2 tàu sân bay hạng “khủng” HMS Queen Elizabeth và HMS Prince of Wales hoàn thiện. Mỗi tàu có lượng giãn nước 70.000 tấn khi đầy tải, có thể mang 36 máy bay F-35B cùng một số máy bay trực thăng.
Nhật Bản đang xây một lực lượng hải quân không chính thức hiện đại mà mạnh mẽ.
Đây có thể coi là một bất ngờ vì về mặt kỹ thuật, Nhật Bản không có quân đội cũng như lực lượng hải quân thực sự.
Tuy nhiên, có thể thể nói một cách không chính thức, Tokyo đã tạo ra một trong những lực lượng hải quân lớn nhất, tiên tiến nhất và chuyên nghiệp nhất thế giới.
Lực lượng Tự vệ Biển Nhật Bản (MSDF) có tổng cộng 114 tàu và 45.800 nhân viên. Sức mạnh cốt lõi của lực lượng này là hạm đội lớn của những tàu khu trục được thiết kế để bảo vệ các tuyến đường biển đi và đến nước Nhật, đảm bảo chúng không bị chặn đứt như trong Thế chiến II.
Hạm đội gồm 46 tàu khu trục -nhiều hơn so với lực lượng của Anh-Pháp cộng lại và được mở rộng trong những năm gần đây để thích ứng với nhiệm vụ mới.
Trong những năm gần đây, Nhật Bản còn cho hạ thủy 3 tàu khu trục chở trực thăng. Nhưng thực chất nếu xem xét hình dạng và chức năng của chúng có thể coi đây là các tàu sân bay.
Nhật Bản có một lực lượng tàu đổ bộ khá khiêm tốn nhưng ngày càng phát triển. Ba tàu vận tải đổ bộ tăng với lượng giãn nước gần 9.000 tấn, có thể mang theo 300 binh sĩ cùng 2 tàu đổ bộ đệm khí và 10 xe tăng.
Theo Tri Thức
Sức mạnh tuần tra biển của Nhật
Các tàu tuần tra đến từ Nhật Bản được kỳ vọng sẽ giúp tăng cường mạnh mẽ khả năng bảo vệ biển của các nước Đông Nam Á.
Tàu tuần tra Nhật phun vòi rồng ngăn tàu Đài Loan - Ảnh: The Sydney Morning Herald
Tại diễn đàn an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương mang tên Đối thoại Shangri-La ở Singapore vừa qua, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe khẳng định nước ông "ủng hộ tối đa" các nước ASEAN trong nỗ lực giữ an ninh vùng biển và vùng trời, nhằm bảo đảm quyền tự do đi lại trên biển và trên không. Cụ thể, ông Abe thông báo: "Chúng tôi quyết định cung cấp 10 tàu tuần tra cho lực lượng bảo vệ biển của Philippines. Chúng tôi đã cung cấp 3 tàu tuần tra mới tinh cho Indonesia và đang nhanh chóng khảo sát để cung cấp cho VN những tàu tương tự". Trước đó, tờ Asahi Shimbun dẫn một nguồn tin từ chính phủ Nhật cho hay cung cấp tàu tuần tra cho VN là một vấn đề "quan tâm lớn" của Thủ tướng Abe.
Những thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh ASEAN nói riêng và thế giới nói chung đang rất quan ngại về những diễn biến trên biển Đông khi Trung Quốc (TQ) hạ đặt phi pháp giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trong vùng biển VN và leo thang các hành vi đe dọa, tấn công tàu VN.
Tàu tuần tra Nhật (xa) so kè với tàu hải giám TQ gần Senkaku/Điếu Ngư - Ảnh: Reuters
Đội tàu lợi hại
Theo trang Homelandsecurity-technology.com, Lực lượng tuần duyên Nhật (JCG) được cho là đang sở hữu một trong những đội tàu tuần tra biển mạnh mẽ nhất thế giới với hơn 350 tàu tuần tra các loại. Trong số này chủ yếu bao gồm tàu tuần tra cỡ lớn chở trực thăng (PLH), tàu tuần tra lớn từ 1.000 tấn đến 3.500 tấn (PL), tàu tuần tra cỡ trung (PM) từ 350 đến 500 tấn, tàu tuần tra cỡ nhỏ (PS) 130 đến 220 tấn và tàu tuần tra cao tốc (PC). Phần lớn được trang bị radar và hệ thống kiểm soát hỏa lực tiên tiến.
Đặc biệt, trong số này có tàu Akitsushima thuộc lớp Shikishima dài 150 m, độ choán nước 6.500 tấn và là tàu tuần tra lớn nhất thế giới hiện nay. Với vận tốc 46 km/giờ, tầm hoạt động 20.000 hải lý (hơn 37.000 km), tàu có thể chạy từ Nhật sang châu Âu mà không cần tiếp nhiên liệu. Theo Homelandsecurity-technology.com, lớp Shikishima được trang bị 2 súng 20 mm JM61 Gatling, 2 súng đôi chống máy bay 35 mm Oerlikon, nhiều pháo 35 mm và có thể mang thêm 2 súng máy 12,7 mm. Trên tàu có gắn nhiều loại radar tân tiến phục vụ các nhiệm vụ khác nhau từ dò tìm trên biển đến theo dõi máy bay. Ngoài ra, nhờ kích cỡ "khủng", tàu lớp Shikishima chở được 2 máy bay trực thăng EC225 Super Puma do châu Âu sản xuất. Ngoài Shikishima, đội tàu PLH của Nhật còn có các lớp khác như Mizuho, Soya và Tsugaru.
Tàu lớp Hateruma thuộc PL có chiều dài 89 m, độ choán nước 1.300 tấn và vận tốc hơn 55 km/giờ, được trang bị pháo tự động 30 mm Mk44 Bushmaster II, với hệ thống kiểm soát hỏa lực được hỗ trợ quang học, định tầm laser. Đây là loại pháo hoàn toàn mới, giúp tăng hỏa lực so với các tàu tuần tra 1.000 tấn bình thường của JCG.
Kềm Trung Quốc, chặn Đài Loan
Giới quan sát cho rằng ngoài việc muốn quảng bá, đẩy mạnh ngành đóng tàu tuần tra của mình, Nhật hỗ trợ các nước Đông Nam Á còn nhằm góp phần bảo đảm an ninh và ổn định trong khu vực sau hàng loạt hành động gây lo ngại của TQ. Nhu cầu này càng lớn hơn khi căng thẳng cũng đang dâng cao giữa Tokyo và Bắc Kinh liên quan tới nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.
Trên thực tế, đến nay, đội tàu tuần tra Nhật đang làm rất tốt nhiệm vụ kiểm soát Senkaku/Điếu Ngư và đã chứng tỏ được năng lực vượt trội qua những lần chạm trán tàu TQ đại lục và Đài Loan tại đây. Chẳng hạn như theo Asahi Shimbun, ngày 7.9.2010, một tàu tuần tra cỡ nhỏ đã rượt đuổi và bắt giữ một tàu cá TQ trên vùng biển Tokyo tuyên bố chủ quyền gần Senkaku/Điếu Ngư. Dù tàu cá hung hăng chống trả, thậm chí tông thẳng vào tàu Nhật nhưng cuối cùng vẫn phải khuất phục. Từ đó đến nay, tàu công vụ TQ cấp tập leo thang tần suất xuất hiện gần Senkaku/Điếu Ngư nhưng lần nào cũng phải rút về sau các trận rượt đuổi, so kè cùng tàu tuần tra Nhật.
Ngoài tàu TQ đại lục, tàu tuần duyên Nhật cũng không ít lần giành ưu thế trong các vụ va chạm với tàu Đài Loan. Cụ thể, vào ngày 25.9.2012, đội tàu tuần tra Nhật có cuộc đấu vòi rồng quyết liệt với 12 tàu tuần tra Đài Loan đang hộ tống 40 tàu cá kéo đến gần Senkaku/Điếu Ngư, theo Đài NHK. Sau khoảng 3 giờ đồng hồ, nhóm tàu Đài Loan không chịu nổi và đành rút lui. Đến ngày 24.1.2013, lực lượng Nhật tiếp tục dùng vòi rồng đẩy lùi tàu tuần duyên Đài Loan khỏi khu vực tranh chấp.
Dù vẫn kiểm soát hiệu quả Senkaku/Điếu Ngư nhưng trước tình hình TQ đẩy mạnh hoạt động gần khu vực này và đơn phương lập Vùng nhận diện phòng không ở biển Hoa Đông, Nhật cũng đang xúc tiến kế hoạch lập một đội tàu gồm 12 chiếc chuyên tuần tra nhóm đảo tranh chấp, gồm 10 tàu 1.000 tấn trở lên và 2 tàu có bãi đáp trực thăng, theo tờ Yomiuri Shimbun.
Hàng "tuyển"
Ngày 1.6, trong cuộc trả lời phỏng vấn với Reuters bên lề Đối thoại Shangri-La tại Singapore, Thứ trưởng Quốc phòng VN, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, cho hay Nhật Bản sẽ hỗ trợ huấn luyện và chia sẻ thông tin với cảnh sát biển cũng như gửi vài tàu cho VN. Ông cho biết quá trình này đang tiến triển rất tốt và dự đoán VN sẽ nhận tàu tuần tra Nhật vào đầu năm 2015.
Hiện chưa có thông báo cụ thể chính thức nhưng Asahi Shimbun dẫn một số nguồn tin cấp cao từ Tokyo tiết lộ các tàu được chuyển tới Đông Nam Á là tàu đa nhiệm dài 40 m, độ choán nước 180 tấn, có thể chở thủy thủ đoàn 25 thành viên, được trang bị pháo tự động 20 - 30 mm, súng máy... Trước đó, hồi cuối tháng 3, phát ngôn viên Lực lượng tuần duyên Philippines (PCG) Armand Balilo cũng xác nhận 10 tàu sẽ nhận từ Nhật là tàu đa nhiệm, mới hoàn toàn, có chiều dài khoảng 40 m. Theo PCG, tàu đa nhiệm có nghĩa là nó không chỉ thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ, tuần tra, giám sát mà còn có khả năng đảm nhận nhiều sứ mệnh khác của lực lượng tuần duyên. PCG dự kiến sẽ nhận 2 chiếc đầu tiên trước quý 3/2015 và nhận số còn lại trong năm tiếp theo. Tổng thống Philippines Benigno Aquino III cho hay Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) sẽ cấp khoản vay ưu đãi 184 triệu USD để Philippines sắm 10 tàu tuần tra nói trên và nhấn mạnh chúng sẽ giúp tăng cường an ninh biển cho nước này.
Theo Thanh Niên
Nhật Bản điều tàu quân sự tới Biển Đông diễn tập Cuộc diễn tập nhằm thể hiện tinh thần đoàn kết trước sự hung hăng của Trung Quốc. Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ điều tàu vận tải quân sự Kunisaki của nước này tới Biển Đông để tham gia diễn tập đối phó thảm họa quốc tế. Theo tờ Yomiuri Shimbun của Nhật Bản, tàu Kunisaki của Lực lượng phòng vệ biển Nhật...