5 loại trái cây phổ biến chứa carbs lành mạnh
Nhiều nghiên cứu về carbohydrate giàu chất xơ, bao gồm rau, trái cây, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt…
cho thấy chúng có thể cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ bệnh tật.
1. Carbs là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể
Carbs là chữ viết tắt của carbohyrate. Carbs là nguồn nhiên liệu ưa thích của cơ thể và là nguồn nhiên liệu duy nhất của não. Carbs là một trong 3 thành phần chất dinh dưỡng chính có trong thức ăn con người nạp vào hàng ngày, cùng với protein (chất đạm) và lipid (chất béo), carbs là các chất dinh dưỡng đa lượng.
Theo ThS.BS. Lê Thị Hải – nguyên Giám đốc Trung tâm tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, carbs là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Thiếu carbs, bạn sẽ dễ gặp tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng, ảnh hưởng đến cả thể chất lẫn tinh thần. Thường xuyên ăn chế độ ăn đủ carbs tốt cho sức khỏe, có thể kéo dài tuổi thọ.
Carbs phức hợp có trong rau củ, các loại hạt là loại carbs lành mạnh, tốt cho sức khỏe.
Số lượng carbs mà cơ thể cần phụ thuộc vào giới tính, trọng lượng cơ thể, mức độ hoạt động (nhu cầu năng lượng một ngày) và tình trạng bệnh lý kèm theo. Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), lượng carb được khuyến nghị bổ sung hàng ngày cho người lớn là khoảng 300g trong một chế độ ăn chứa 2.000 calo. Tuy nhiên, carb cụ thể cho từng người có thể tùy thuộc vào nhu cầu cá nhân, nhưng lượng carbohydrate nên chiếm khoảng 45-65% tổng lượng calo.
1g carb cung cấp khoảng 4 kcalo. Điều này có nghĩa là một người tiêu thụ chế độ ăn 2.000 calo nên ăn từ 900-1.300 calo, tương ứng là 225-325g mỗi ngày dưới dạng carbohydrate. Tuy nhiên, những người mắc bệnh đái tháo đường nên giới hạn việc tiêu thụ carbohydrate chỉ khoảng 200g và phụ nữ mang thai cần ít nhất 175g carbs mỗi ngày.
ThS. BS. Lê Thị Hải – Viện Dinh dưỡng Quốc gia:
Carbs chỉ có thể tăng lên hoặc giảm đi, không thể không có trong chế độ ăn hàng ngày.
2. Một số loại trái cây giàu carbs tốt cho sức khỏe
Nhiều người cho rằng tất cả các loại carbs đều không tốt cho sức khỏe. Trên thực tế, nhiều loại thực phẩm lành mạnh đều chứa nhiều carbohydrate. Vì vậy hoàn toàn có thể thưởng thức những loại trái cây chứa carbs bổ dưỡng dưới đây như một phần của chế độ ăn lành mạnh.
2.1. Chuối
Video đang HOT
Chuối là loại trái cây được nhiều người yêu thích sử dụng trong nhiều công thức nấu ăn khác nhau. Nhờ hàm lượng kali cao, chuối có thể giúp hạ huyết áp và cải thiện sức khỏe tim mạch. Một quả chuối lớn (136g) chứa khoảng 31g carbs, ở dạng tinh bột hoặc đường. Chuối cũng chứa nhiều kali, vitamin B6 và C, đồng thời chúng chứa một số hợp chất thực vật có lợi.
Khi chưa chín, chuối có hàm lượng tinh bột cao hơn. Chất này chuyển hóa thành đường tự nhiên khi chuối chín, chuyển sang màu vàng trong quá trình này. Vì vậy, bạn sẽ có xu hướng nhận được nhiều tinh bột hơn và ít đường hơn nếu ăn chuối khi chúng chưa chín.
Chuối chưa chín cũng chứa một lượng lớn tinh bột kháng và pectin, cả hai đều hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa và cung cấp nhiên liệu cho vi khuẩn có lợi cho sức khỏe đường ruột.
Chuối là loại trái cây được nhiều người yêu thích và có nhiều lợi ích sức khỏe.
2.2. Cam
Cam là loại trái cây thuộc họ cam quýt được ưa chuộng phổ biến. Chúng chủ yếu bao gồm nước và chứa khoảng 15,5g carbs trên mỗi khẩu phần 100g. Cam cũng là một nguồn chất xơ tốt.
Cam đặc biệt giàu vitamin C, kali và một số vitamin B. Ngoài ra, chúng còn chứa acid citric, cũng như một số hợp chất thực vật và chất chống oxy hóa mạnh mẽ.
Ăn cam cả múi thường xuyên giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa sỏi thận. Lượng vitamin C có trong cam làm tăng sự hấp thu sắt từ các thực phẩm khác, giúp ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.
2.3. Bưởi
Bưởi là một loại trái cây thuộc họ cam quýt có vị ngọt, chua và đắng. Bưởi chứa khoảng 8% carbs, rất giàu nhiều loại vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa có lợi cho cơ thể.
Theo một số nghiên cứu trên người và động vật, bưởi có thể tăng cường sức khỏe tim mạch và cải thiện việc quản lý lượng đường trong máu. Hơn nữa, nghiên cứu khác cho thấy một số hợp chất có trong bưởi có thể giúp ngăn ngừa sỏi thận, giảm mức cholesterol, thậm chí có khả năng làm chậm sự phát triển và lây lan của tế bào ung thư.
Bưởi chứa khoảng 8% carbs và rất giàu chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.
2.4. Táo
Táo nổi tiếng với hương vị ngọt ngào, chua chua và kết cấu giòn. Táo thường chứa khoảng 14-16g carbs trong 100g. Táo cũng có nhiều vitamin và khoáng chất nhưng thường chỉ với lượng nhỏ. Tuy nhiên, chúng là nguồn cung cấp vitamin C, chất chống oxy hóa và chất xơ tốt.
Táo cũng có thể mang lại một số lợi ích sức khỏe, bao gồm cải thiện việc quản lý lượng đường trong máu và sức khỏe tim mạch. Ăn táo cũng tốt cho sức khỏe đường ruột và não bộ. Nghiên cứu ban đầu cho thấy rằng việc thêm táo vào chế độ ăn uống có thể làm giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn.
2.5. Việt quất
Quả việt quất thường được biết đến như một “siêu thực phẩm” do hàm lượng chất chống oxy hóa phong phú. Chúng bao gồm chủ yếu là nước, cũng như khoảng 14,5g carbs trong 100g. Quả việt quất cũng chứa một lượng lớn vitamin và khoáng chất, bao gồm vitamin C, vitamin K và mangan.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng quả việt quất là nguồn cung cấp các hợp chất chống oxy hóa tốt giúp bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do gây hại. Các nghiên cứu cho thấy ăn quả việt quất thậm chí có thể cải thiện trí nhớ ở người lớn tuổi.
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí y học Molecules, các loại quả mọng như việt quất, dâu tây, nam việt quất rất giàu chất chống oxy hóa có lợi cho đường ruột và não bộ, đồng thời bảo vệ khỏi các chứng rối loạn viêm nhiễm, rối loạn chuyển hóa, phòng ngừa ung thư và bệnh tim mạch.
5 bí quyết để có buổi chạy hiệu quả
Chạy bộ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Để có một buổi chạy hiệu quả, bạn nên lưu ý 5 mẹo dưới đây...
1. Bổ sung năng lượng
Theo BS. Nguyễn Trọng Thủy (Nguyên bác sĩ Đội tuyển U23 Việt Nam), đối với những người chạy bộ, carbohydrate là nguồn năng lượng chính để đảm bảo hiệu suất tập luyện.
Khi chạy bộ, cơ thể phải vận động với cường độ cao sẽ tiêu hao rất nhiều năng lượng. Cơ thể không được bổ sung năng lượng trước khi chạy sẽ dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi, kiệt sức.
Do đó, cơ thể cần được "tiếp nhiên liệu" trước mỗi buổi chạy. Bạn có thể ăn nhẹ trước khi chạy từ 30 phút đến 1 giờ. Đối với các bữa ăn lớn, cần nghỉ ngơi 3 đến 4 giờ sau ăn để đảm bảo không ảnh hưởng đến tiêu hóa.
Việc nạp thức ăn giàu tinh bột giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể nhằm tối đa hóa hiệu suất tập luyện. Tuy nhiên, khi ăn quá nhiều tinh bột cùng một lúc sẽ gây khó khăn cho cơ thể. Nhìn chung, một bữa ăn nhẹ có sự kết hợp giữa protein và carbohydrate là tốt nhất.
Ví dụ như chuối với bơ hạt, bánh mỳ nướng với nửa quả bơ, một bát nhỏ yến mạch và quả mọng, bánh mỳ với bơ hạt... Tránh ăn thực phẩm giàu chất xơ ngay trước khi chạy bộ vì có thể gây đau dạ dày trong khi tập luyện.
2. Khởi động trước khi bắt đầu
Mặc dù chạy bộ là môn thể thao khá an toàn, nhưng nó vẫn tiềm ẩn nguy cơ chấn thương như viêm gân bánh chè, căng cơ, bong gân... Khởi động trước khi chạy sẽ giúp làm nóng cơ thể và giảm nguy cơ chấn thương.
Các bài tập khởi động trước khi chạy như đứng lên - ngồi xuống, nhảy đập tay trên đầu, nhảy cao chân tại chỗ, đá gót chạm mông... Trước khi chạy, nên đi bộ rồi sau đó mới dần tăng tốc. Đây cũng là bài tập khởi động toàn thân an toàn cho người tập.
Khởi động trước khi chạy sẽ giúp làm nóng cơ thể và giảm nguy cơ chấn thương.
3. Hít thở đúng cách trong khi chạy bộ
Trong quá trình chạy, bạn nên hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Khi hít vào bằng mũi, lông mũi giữ lại bụi bẩn bên ngoài và làm ấm không khí để đi vào phổi. Điều này đặc biệt hữu ích khi tập luyện dưới thời tiết lạnh, hanh khô, độ ẩm không khí thấp, ngăn ngừa các bệnh đường hô hấp. Trong khi đó, thở ra bằng miệng sẽ giúp tống đẩy CO2 ra ngoài nhanh hơn, tạo điều kiện cho phép nhiều oxy đi vào phổi hơn.
Việc hít thở, điều chỉnh nhịp thở đúng cách sẽ tối ưu lượng oxy dung nạp vào máu, tăng hiệu quả hô hấp và sức bền trong quá trình tập luyện. Ngoài ra, khi chạy, các cơ ở lưng trên, vai và cổ thường siết chặt, có thể dẫn đến hơi thở nông nếu thở bằng ngực. Trong khi đó, thở bằng cơ hoành sẽ giúp làm tăng lượng oxy đi vào phổi, tăng hiệu quả luyện tập hơn. Bởi vậy, hãy cố gắng hít thở sâu, sử dụng cơ hoành, tập trung vào việc thả lỏng cánh tay và phần thân trên để có buổi chạy hiệu quả.
4 . Uống đủ nước
Nước đóng vai trò quan trọng trước, trong và sau khi tập luyện. Uống đủ nước không chỉ cần thiết cho các chức năng chung của cơ thể mà còn giúp tăng hiệu suất và giảm thiểu tình trạng mất nước khi chạy bộ. Nước cũng giúp hạn chế sự thay đổi nhiệt độ cơ thể. Để cơ thể đủ nước, chỉ cần uống nước lọc thôi là đủ. Ngoài ra, có thể bổ sung nước có chất điện giải cũng rất tốt.
Ăn sau khi chạy giúp cơ thể phục hồi.
5. Hỗ trợ cơ thể hồi phục sau khi chạy
Sau khi chạy, nguồn năng lượng dự trữ trong cơ thể bị giảm sút. Để phục hồi nhanh chóng, nên cung cấp các thực phẩm giàu protein và carbohydrate để cơ thể sửa chữa các mô, sẵn sàng cho các buổi tập sau.
Ngoài ra, bạn có thể tự massage, xoa bóp để cải thiện lưu thông máu, xoa dịu các cơ bị căng sau khi chạy. Áp dụng các phương pháp chườm lạnh, ngâm chân cũng giúp giảm viêm và làm dịu cơ bắp bị đau, từ đó hỗ trợ cơ thể phục hồi sau khi chạy bộ.
Loại rau bị 'ghẻ lạnh' nhưng giàu canxi ngang sữa Một vài thìa rong biển khô có thể cung cấp lượng canxi ngang với cốc sữa không béo. Giàu chất dinh dưỡng và mọc khắp nơi nhưng rong biển chỉ phổ biến trong ẩm thực Đông Á và Thái Bình Dương. Ở rất nhiều nước khác, rong biển bị đánh giá thấp. Theo khảo sát do Trung tâm Đổi mới Nuôi trồng Thủy...