5 loại “kháng sinh tự nhiên” nên có sẵn trong nhà
Thay vì dùng thuốc, bạn hãy thử bổ sung những thực phẩm này vào bữa ăn hàng ngày để bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh.
Có rất nhiều biện pháp điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn tại nhà mà không cần kháng sinh. Thay vì dùng thuốc, bạn hãy thử bổ sung những thực phẩm này vào bữa ăn hàng ngày để bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh.
Thuốc kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Nhưng do lạm dụng và sử dụng không đúng cách mà ngày nay nhiều vi khuẩn đã kháng lại các loại thuốc này. Hơn nữa, nhiều loại thuốc kháng sinh cũng đi kèm với các tác dụng phụ đôi khi có thể gây hại cho các cơ quan như gan và thận.
Do đó, nhiều người đã tìm tới các giải pháp thay thế tự nhiên. Nhiều phương pháp điều trị tại nhà và thực phẩm có tác dụng như thuốc kháng sinh tự nhiên. Vì vậy, thay vì đi mua thuốc, bạn có thể bổ sung những thực phẩm này vào bữa ăn hàng ngày để bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của vi khuẩn hay giảm nhẹ tình trạng.
Chúng không chỉ có thể ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn mà còn giúp bạn chống lại các mầm bệnh xâm nhập nếu bạn đã bị nhiễm bệnh, làm giảm viêm và tăng sự hiện diện của vi khuẩn tốt.
Gừng
Đây là một trong những thực phẩm chống vi khuẩn và chống viêm tốt nhất mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy và sử dụng hàng ngày. Gừng chứa gingerol, terpenoids, shogaol, zerumbone và zingerone cũng như các flavonoid mạnh có đặc tính chống vi khuẩn. Loại thực phẩm gia vị này có thể giúp bạn chống lại nhiều chủng vi khuẩn một cách hiệu quả.
Cách tận dụng tốt nhất tác dụng của gừng là dùng thô. Bạn có thể ăn một lát gừng sau bữa ăn như một chất làm thơm miệng, băm một ít gừng vào món salad và súp hay cũng có thể thêm một ít vào tách trà buổi sáng của mình.
Dầu Oregano
Video đang HOT
Dầu Oregano chứa các hợp chất chống vi khuẩn và kháng nấm mạnh ở dạng carvacrol và thymol. Dầu Oregano có thể giúp bạn chống lại một số chủng vi khuẩn, thậm chí là một số vi khuẩn kháng kháng sinh. Nó đặc biệt hiệu quả trong việc điều trị khuẩn E. coli. Nhưng hãy chắc chắn là bạn sử dụng dầu nguyên chất và mua nó từ một nguồn đã được xác minh.
Cách sử dụng: Chỉ cần trộn 1- 2 giọt dầu Oregano vào nước hoặc khuếch tán dầu Oregano vào không khí bằng máy xông tinh dầu để giúp cải thiện bệnh viêm mũi dị ứng. Hãy lưu ý rằng, bạn tuyệt đối không nên ăn hoặc nuốt tinh dầu Oregano hay thoa trực tiếp tinh dầu lên da mà không pha loãng. Không dùng quá 2 tuần một lần và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng vì có thể có phản ứng với một số loại thuốc.
Đây là một nguồn bổ sung dồi dào các hợp chất lưu huỳnh trị liệu được gọi là cysteine sulphoxide bên cạnh đó còn chứa flavonoid có tác dụng kháng sinh tuyệt vời.
Để có thể tận dụng tốt nhất loại “kháng sinh tự nhiên” này bạn nên cắt lát hành và để một thời gian trước khi dùng. Điều này sẽ làm tăng hàm lượng dinh dưỡng thực vật của hành. Bạn cũng có thể thêm hành vào món hầm và súp hoặc chỉ áp chảo. Để có tác dụng mạnh hơn, hãy sử dụng cùng một ít tỏi.
Tỏi
Tỏi chứa allicin, có thể chống lại nhiều chủng vi khuẩn một cách hiệu quả. Tuy nhiên, đây lại là loại gia vị cần được sử dụng một cách có chừng mực. Những người bị rối loạn chảy máu nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng và tỏi không dành cho trẻ em. Tuy nhiên, tỏi có thể tiêu diệt các mầm bệnh gây ra các bệnh nhiễm trùng phổ biến cũng như hiếm gặp. Nó có đặc tính chống vi khuẩn và chống vi trùng mạnh và tốt nhất nên được tiêu thụ thô.
Cách sử dụng: Chỉ cần băm một tép tỏi thành những miếng nhỏ hoặc đập dập và để một lúc. Điều này sẽ giải phóng các enzym được chuyển đổi thành allicin. Bạn có thể rửa sạch bằng nước nếu không thích mùi hăng của tỏi. Bạn có thể thử bắt đầu với một tép tỏi và tăng dần lên 3 tép.
Tất cả mật ong đều tốt để chống lại mầm bệnh. Nhưng mật ong Manuka mạnh hơn các loại khác. Mật ong này có nguồn gốc từ New Zealand. Nó có đặc tính kháng sinh, chống vi khuẩn và chống vi trùng đáng kinh ngạc và được sử dụng ngay cả trong điều trị nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA- là bệnh do vi khuẩn tụ cầu vàng) hay ức chế nhiều mầm bệnh kháng thuốc. Nhưng nó không được dùng cho trẻ sơ sinh.
Cách sử dụng: Chỉ cần hai thìa mật ong Manuka mỗi ngày. Tránh đun nóng vì làm như vậy có thể làm mất giá trị điều trị của mật ong./.
Vị thuốc quý từ hoa quả (4): "Bí mật" về loại quả mọng nước, vị ngọt thanh mát có thể bạn chưa biết
Quả roi mọng nước, vị ngọt thanh mát không chỉ có tính giải nhiệt rất tốt trong ngày hè mà còn có nhiều công dụng có thể bạn chưa biết.
Quả roi là quả của cây roi còn gọi được gọi là bòng bòng, quả mận. Loại quả này chứa nhiều vitamin, giàu chất xơ rất tốt cho sức khỏe. Trong 100gr roi có chứa 90% nước, chất xơ 0,5%, Protein 1%, 29g canxi...
Theo lương y đa khoa Vũ Quốc Trung (Hội Đông Y Hà Nội), roi co vị ngọt, chát, tính bình được sử dụng như một vị thuốc trong đông y. Lá của roi được dùng làm thuốc trị bệnh đường hô hấp, có tác dụng với các vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là vi khuẩn phế cầu, bạch hầu... Nước sắc từ vỏ cây roi có thể giúp giảm bệnh hen suyễn, viêm phế quản. Tuy nhiên, lá và thân có độc tính nên khi dùng cần phải có chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng.
Quả roi chứa nhiều chất dinh dưỡng
Loại quả mọng nước, vị ngọt thanh mát này còn có một số công dụng có thể nhiều người chưa biết đến như:
Tăng cường miễn dịch cơ thể
Quả roi chứa một hàm lượng lớn vitamin C cùng các chất chống oxi hóa, khoáng chất trong quả roi như canxi, photpho, kẽm, natri, magie giúp loại bỏ các độc tố trong cơ thể, tăng cường hệ thống miễn dịch. Các hợp chất phenolic khác gọi là flavonoid giúp chống lại các độc tố trong cơ thể.
Trị tiêu chảy, đầy hơi
Quả roi có tới hơn 90% là nước, chất xơ nên hỗ trợ tiêu hóa rất tốt, đặc biệt là trong việc trị đầy hơi, tiêu chảy. Trong những ngày hè, với hàm lượng nước cao còn giúp ngăn ngừa đột quỵ nhiệt và mất nước do sốt cao. Đồng thời giữ sức khỏe của thận do lợi tiểu, giúp làm sạch độc tố ở gan và thận.
Cải thiện sức khỏe mắt
Quả roi rất giàu vitamin A, giúp cho bạn có một đôi mắt khỏe mạnh, giảm căng thẳng mắt, và giúp cải thiện thị lực. Nó cũng giúp làm giảm tỷ lệ mắc các vấn đề về mắt theo tuổi tác như đục thủy tinh thể, cận thị.
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Đây là một trong những lợi ích lớn nhất của trái roi bởi giúp kiểm soát lượng đường trong cơ thể ở mức ổn định nên tốt với người bị tiểu đường. Hạt của quả roi nếu tán thành bột khô dùng làm đồ uống cũng giúp duy trì sức khỏe của mắt, gia tăng cường hệ thống miễn dịch (kháng khuẩn, kháng nấm) chống lại các bệnh truyền nhiễm...
Quả có nguồn sắt dồi dào giúp duy trì sức khỏe của răng và nướu, tăng vẻ đẹp làn da nhờ tác dụng làm ẩm mà nước trong quả roi cung cấp. Ngoài ra, chúng còn giữ sức khoẻ của tim mạch, ngăn ngừa các biến chứng như đau tim, đột quỵ, bệnh tim mạch vành...
Các chuyên gia cho rằng, dù quả roi tốt cho sức khỏe nhưng để đảm bảo cho sức khỏe khi ăn cần lưu ý:
Ăn quá nhiều cùng lúc, ăn lúc đói vì hàm lượng lớn vitamin C có trong quả roi sẽ làm dạ dày tiết dịch tiêu hóa nhiều hơn, các vết viêm sẽ tái phát điều trị lâu khỏi.
Không ăn sau khi ăn hải sản vì vitamin C kết hợp với hải sản sẽ khiến bạn rất dễ bị khó tiêu, đau bụng, đi ngoài và đôi khi dị ứng mẩn ngứa với những người cơ địa nhạy cảm.
Phụ nữ mang thai ăn nhiều quả roi sẽ không tốt vì tiểu nhiều lần.
Hơn nữa, quả roi rất dễ bị sâu bệnh gây thối ủng, rụng quả nên thường phun hóa chất. Rốn của quả cũng dễ tích tụ bẩn, các côn trùng như kiến, sâu... nên trước khi ăn cần rửa sạch, ngâm nước muối.
4 lý do bạn cần làm sạch nắp đồ hộp trước khi mở Nắp hộp thực phẩm có thể chứa các vi khuẩn gây bệnh mà bạn không ngờ tới. Gần đây, các ca ngộ độc thực phẩm khi ăn đồ hộp đang gây ra lo lắng cho người tiêu dùng trong cả nước. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới ngộ độc thực phẩm khi sử dụng đồ hộp như chất lượng thực phẩm bên trong...