5 loại “bệnh vặt” không lo chữa, để quá lâu sẽ có nguy cơ tiến triển thành ung thư
Một người đàn ông bị polyp túi mật nhưng không điều trị, chỉ sau một năm đã phát triển thành khối u lớn gấp đôi. Đây là 5 bệnh nhỏ có thể tiến triển thành bệnh nguy hiểm cần chú ý.
Bị “ bệnh vặt” không lo chữa, chỉ một năm sau đã gây nguy hiểm
Một thực tế mà hầu như ai trong chúng ta cũng đã chứng kiến hoặc nghe thấy rằng, một người nào đó sau khi đi viện về đã mất hết hy vọng khi nhận ra bản thân đã bị ung thư giai đoạn cuối. Các bác sĩ nói rằng, ung thư hầu hết được phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn, điều trị tốn kém thời gian và tiền bạc, thậm chí khó giữ được mạng sống.
Một người đàn ông họ Hà, 35 tuổi ở Trung Quốc là một ví dụ để bạn thấy có rất nhiều người trong chúng ta cũng giống như anh ấy. Biết bệnh nhưng chủ quan, khi khám lại thì đã thành trọng bệnh.
Hàng năm, anh Hà đều tham gia chương trình khám sức khỏe định kỳ ở cơ quan nơi anh làm việc. Năm ngoái, anh đã được các bác sĩ thông báo rằng họ phát hiện ra một polyp túi mật tại thời điểm kiểm tra thể chất tổng thể thông qua nhiều hình thức siêu âm và xét nghiệm.Lúc đó, phần polyp cũng đã lớn khoảng 0,8 cm.
Trong khi đó, một đồng nghiệp cùng đơn vị với anh cũng đã phát hiện túi mật có nhiều polyp từ 5 năm trước và không tìm cách điều trị. Trong 5 năm đó cho đến nay, polyp túi mật của người đồng nghiệp cũng không thay đổi.
Với suy nghĩ đơn giản, người ta bị 5 năm rồi cũng không thấy sao, trong khi bản thân tuổi đời còn trẻ hơn, chắc sẽ không có vấn đề gì lớn, nên anh Hà cũng không tiếp tục tìm kiếm giải pháp điều trị, anh lờ đi bệnh của mình, coi đó là “bệnh vặt”.
Thật không ngờ, sau một năm tái khám theo chương trình khám sức khỏe định kỳ của cơ quan, Bác sĩ nói rằng polyp túi mật đã tăng gần gấp đôi và đường kính to lên tới 1,5 cm. Lúc này, anh Hà chắc chắn phải tiến hành xử lý kịp thời. Bởi vì, anh không biết rằng, khi thời gian trôi qua, khả năng polyp phát triển rồi trở thành khối u ác tính sẽ rất cao.
Một tuần trước, anh Hà đã trải qua phẫu thuật cắt túi mật nội soi bằng hình thức gây mê toàn thân. Sau khi khám lại, bác sĩ nói rằng khả năng polyp của anh sẽ tiến triển thành ung thư là rất cao nếu không chú ý điều trị sớm.
Bác sĩ nói thêm rằng, nhiều khi polyp tăng sinh, phát triển mạnh có thể sẽ tạo tiền đề trở thành ung thư giai đoạn sớm, thậm chí chỉ khoảng nửa năm sau có khả năng phát triển thành ung thư túi mật.
Do đó, một số bệnh mà chúng ta xem rằng chỉ là “bệnh vặt” xuất hiện trong cơ thể cũng rất cần được thực hiện khám chữa nghiêm túc và tốt nhất là điều trị kịp thời, xem xét chúng một cách thường xuyên. Đừng trì hoãn việc điều trị sẽ khiến bệnh vặt thành bệnh nghiêm trọng.
Cần phải biết rằng những bệnh nhỏ này thực sự là triệu chứng của những bệnh lớn trong tương lai. Khi có triệu chứng rõ ràng, chúng thường đã phát triển thành ung thư, đó là lý do tại sao đa số những ca ung thư được phát hiện đều đã ở giai đoạn giữa và cuối, khả năng điều trị khỏi không cao, thậm chí phải từ bỏ cuộc sống.
Video đang HOT
5 loại “bệnh vặt” bạn phải chú ý điều trị trước khi nó thành “bệnh chết người”
1. Polyp túi mật
Đây là một tổn thương tiền ung thư phổ biến, trong đó nguy cơ biến đổi ác tính của polyp túi mật là rất cao. Một khi bạn được cho rằng đang có polyp túi mật, bạn nên kiểm tra siêu âm B mỗi sáu tháng nếu polyp túi mật có đường kính hơn 1,5 cm.
Tốt nhất là loại bỏ nó kịp thời để tránh những thay đổi ác tính có thể xảy ra sau đó.
Đây cũng là một trong những loại bệnh gây tổn thương dạ dày nằm trong nhóm bệnh tiền ung thư phổ biến.
Kinh nghiệm cho chúng ta thấy rằng, khi bạn có bệnh, dù là ở giai đoạn sớm, cách tốt nhất là nên kiểm tra nội soi dạ dày thường xuyên, vì nguy cơ viêm dạ dày teo đặc biệt cao theo thời gian có thể sẽ tiến triển thành ung thư.
3. Các vấn đề về u tuyến giáp
Có nhiều bệnh liên quan đến tuyến giáp và tỉ lệ người mặc bệnh rất phổ biến, hầu hết bệnh nhân vô tình tìm thấy mình bị bệnh nổi u hoặc cục hạch ở tuyến giáp trong khi kiểm tra siêu âm tuyến giáp định kỳ.
Điều này thực sự cho thấy rằng cáckhối u tuyến giáp là căn bệnh nhỏ nhưng không nên bỏ qua, vì có một phần của các khối u tuyến giáp đó có nguy cơ biến đổi ác tính, trở thành ung thư tuyến giáp trong tương lai. Tốt nhất là bạn nên cảnh giác cẩn thận.
4. Bệnh polyp đại tràng, polyp túi mật, polyp tuyến thượng thận
Đây là những nhóm bệnh phổ biến có nguy cơ chuyển thành ung thư đại trực tràng, polyp đại tràng và các bệnh ung thư liên quan, tốt nhất là cắt bỏ bằng hình thức mổ nội soi.
5. Viêm tụy mãn tính
Những người thường xuyên uống rượu, người bị sỏi mật thường sẽ có thể gây ra viêm tụy mãn tính theo thời gian, sau đó dẫn đến nguy cơ ung thư tuyến tụy cao hơn so với người bình thường. Đây là lúc bạn cần đi khám và được tư vấn để điều trị kịp thời, xem xét thường xuyên.
Ngoài ra, đồng thời với việc khám chữa bệnh, mỗi người cần phải nhanh chóng thay đổi thói quen không lành mạnh trong cuộc sống hàng ngày.
Các chuyên gia sức khỏe luôn khuyên bạn rằng, đừng bao giờ coi nhẹ các căn bệnh nhỏ, nó có thể âm thầm phát triển thành các căn bệnh nghiêm trọng trong tương lai.
Hãy ngăn chặn mầm bệnh ngay từ trong trứng nước, sau khi bạn được bác sĩ thông báo có bệnh. Đừng để mầm bệnh đó phát triển thành ung thư.
*Theo Health/Sohu
Bé 21 tháng tuổi đánh bại ung thư giai đoạn cuối
Sau 5 đợt hóa trị, 2 lần ghép tế bào gốc và cả tá đợt xạ trị, một bé gái 21 tháng tuổi đã đánh bại hoàn toàn ung thư giai đoạn cuối.
Năm 2017, bé Molly Hughes 4 tháng tuổi ở bang Kentucky (Mỹ) được chẩn đoán mắc ung thư giai đoạn cuối, khả năng chữa khỏi khi phát hiện bệnh ở giai đoạn này là rất thấp.
Tuần qua, kết quả xét nghiệm cho thấy không còn dấu hiệu bệnh tật trong cơ thể bé.
"Chúng tôi thở phào. Cháu vui vẻ, chơi đùa và làm những việc bình thường như trước kia", mẹ Molly, chị Chelsea Hughes, nói với CNN ngày 5/4.
Molly được chẩn đoán có u nguyên bào thần kinh - một loại ung thư phát triển từ tế bào thần kinh. Bệnh này thường tấn công trẻ em dưới 5 tuổi, bác sĩ Kelly Goldsmith, người chỉ đạo chương trình điều trị tại bệnh viện nhi Atlanta, cho biết.
Ung thư có nguy cơ tái phát cao nên Molly sẽ phải đi khám mỗi tháng 3 lần trong vòng 5 năm, chị Hughes nói.
Molly đã bắt đầu dùng một loại thuốc mới đang được thử nghiệm. Thuốc này sẽ giúp ngăn ung thư tái phát. Nhưng chị Hughes nói: "Chúng tôi vẫn cần những lời cầu nguyện".
Bé Molly đã khỏi bệnh ung thư dù bệnh được phát hiện ở giai đoạn cuối. Ảnh: Chelsea Hughes.
130 đêm trong bệnh viện
"Khi bác sĩ phát hiện cháu bị ung thư, bệnh đã chạy khắp cơ thể con bé", chị Hughes kể.
Điều trị kéo dài khoảng 15 tháng, bao gồm hóa trị, xạ trị, phẫu thuật, ghép tế bào gốc và liệu pháp miễn dịch. "Con bé thực sự ốm yếu. Việc điều trị quá khắc nghiệt đối với cơ thể trẻ con", mẹ của Molly kể.
Gia đình Molly đã trải qua khoảng 130 đêm ở trong bệnh viện. Mọi người đều bị ảnh hưởng, trong đó có anh trai của Molly (hiện nay 4 tuổi). Anh trai của Molly phải ở với bà ngoại.
Ngoài ra, một trong những đợt hóa trị khiến Molly bị điếc. Giờ đây, bé phải đeo máy trợ thính.
Vì Molly bị ung thư giai đoạn cuối ở phần ngực nên ngực bé không được để ướt. Tắm cho bé là việc rất khó khăn.
Để ăn mừng Molly khỏi bệnh, gia đình em sẽ sớm ra bãi biển. "Đây sẽ là lần đầu tiên con bé có thể bơi được", chị Hughes nói.
Bé Molly đã khỏi bệnh ung thư dù bệnh được phát hiện ở giai đoạn cuối. .
THÁI AN
Theo Tiền Phong
Thêm phương pháp điều trị ung thư mới bằng văc xin hệ miễn dịch Phương pháp điều trị ung thư mới này đã cứu sống được nhiều bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối. TS.BS. Kenichiro Hasumi đang trình bày phương pháp điều trị ung thư bằng văcxin tại hội thảo. Ảnh: THÙY DƯƠNG Ngày 30-3, TS.BS. Kenichiro Hasumi, Chủ tịch phòng khám Shukokai, Bệnh viện Hijirigaoca, Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Hijiri-no-Sato,...