5 điều phải lưu ý khi đi ăn ngoài thời dịch COVID-19
Với số ca tử vong và lây nhiễm không ngừng tăng trên toàn cầu, virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã chứng tỏ nó là một ‘kẻ thù’ ghê gớm và khiến nhiều người lo lắng.
Đi ăn cùng với một nhóm nhỏ cũng là một ý tưởng tốt. Ăn tại một bàn lớn với một nhóm đông người có thể làm tăng tỷ lệ tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh – Ảnh minh họa: Shutterstock
Khi nói đến chuyện ăn uống giữa thời dịch bệnh COVID-19, đặc biệt là ăn ngoài, chúng ta cần lưu ý những điều sau, theo trang tin The Health Site.
1. Chọn nhà hàng vệ sinh và đừng quá đông đúc
Tránh thử nghiệm các nhà hàng hay quán ăn mới. Lý do là bạn không thể biết chính xác liệu nhà hàng hay quán ăn đó có thực sự sạch sẽ hay không. Chỉ nên đến những nhà hàng nổi tiếng về việc duy trì các tiêu chuẩn vệ sinh, hay chí ít là bạn có thể kiểm chứng được về sự sạch sẽ, theo The Health Site.
Bạn cũng có thể kiểm tra xếp hạng trực tuyến và quyết định nơi nào an toàn hơn để đi. Ngoài ra, tránh một nơi quá đông đúc vì nó có thể làm tăng nguy cơ bạn bị nhiễm bệnh.
2. Thận trọng chọn dịch vụ giao đồ ăn
Video đang HOT
Những người nghĩ rằng đi ra ngoài ăn là cách không an toàn duy nhất để “kiếm cái bỏ bụng”, hãy để chúng tôi nói với bạn rằng điều đó không đúng. Những ngày này, chúng ta thường tận dụng các dịch vụ giao thức ăn trực tuyến nhiều hơn là đi ăn ở ngoài.
Tuy nhiên, bạn cần phải hết sức thận trọng, bởi lẽ bạn không thể chắc chắn người giao hàng có tuân thủ hoặc đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh hay không.
Lý do là người giao hàng hoạt động ở nhiều địa điểm, nên anh ta dễ có nguy cơ nhiễm bệnh hơn so với một nhân viên phục vụ tại nhà hàng, theo The Health Site.
3. Không cần tránh thịt và hải sản
Không có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 lây lan qua việc ăn thịt gà, thịt cừu hoặc hải sản.
Do đó, việc ăn thịt trong thời dịch COVID-19 là an toàn. Tuy nhiên, sẽ luôn tốt khi dùng bữa tối trong các quán ăn đáng tin cậy về chất lượng và vệ sinh, và ăn chín.
4. Tránh tham dự các cuộc buffet mở
Tại các bữa tiệc buffet, thức ăn luôn được phủ bằng những tấm giấy bọc trong suốt. Nhưng điều đó không nhất thiết làm cho chúng trở nên an toàn để dùng.
Virus SARS-CoV-2 lẻn vào bên trong cơ thể chúng ta thông qua các giọt nhỏ bắn ra không khí khi một người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi. Vì vậy, trong trường hợp một bữa tiệc buffet mở, virus cũng có thể rơi vào thực phẩm của bạn. Theo logic này, bạn cũng nên hạn chế thức ăn đường phố trong thời gian dịch COVID-19 đang bùng phát, theo The Health Site.
5. Ăn tối cùng nhau, nhưng trong các nhóm nhỏ
Đi ăn cùng với một nhóm nhỏ cũng là một ý tưởng tốt. Ăn tại một bàn lớn với một nhóm đông người có thể làm tăng tỷ lệ tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh, theo The Health Site.
Theo Thanh niên
Tạp chí khoa học AIM: Cách ly 14 ngày là quãng thời gian phù hợp để phòng dịch COVID-19
Theo một nghiên cứu gần đây, người nhiễm virus Corona (SARS-CoV-2) gây dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 có thể không biểu hiện bất cứ triệu chứng nào trong vòng 5 ngày. Điều này cho thấy quãng thời gian cách ly 14 ngày đang được áp dụng trên toàn thế giới là phù hợp.
Nhân viên y tế chuẩn bị thuốc cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại một bệnh viện ở Vũ Hán. Ảnh: AFP
Tờ Guardian (Anh) cho biết dựa trên kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí Annals of Internal Medicine (AIM) ngày 9/3, các nhà phân tích nhận thấy 5,1 ngày là thời gian trung bình trước khi người mắc xuất hiện triệu chứng.
Từ đó, ông Justin Lessler tại trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg (Mỹ) cho biết: "Dựa trên phân tích về dữ liệu, khoảng thời gian 14 ngày để theo dõi và cách ly là hợp lý".
Ông Lessler và các đồng nghiệp nhận ra rằng khoảng 98% người nhiễm bệnh COVID-19 sẽ có biểu hiện triệu chứng trong 11,5 ngày. Cứ 10.000 cá nhân phải cách ly trong 14 ngày, chỉ có 101 người sẽ phát triển triệu chứng sau khi được rời khỏi cách ly.
Cách ly 14 ngày cũng là khoảng thời gian Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang khuyến cáo các nước nên thực hiện để theo dõi các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2.
Nghiên cứu này theo dõi 181 trường hợp mắc COVID-19 trước 24/2 tại Trung Quốc và các quốc gia khác.
5,1 ngày là khoảng thời gian trung bình tương tự với những người bệnh nhiễm SARS và MERS trước đây. Trong khi đó, người mắc COVID-19 thường có biểu hiện như cảm lạnh thông thường trong vòng 3 ngày sau khi nhiễm.
Tuy nhiên, Giáo sư Graham Cooke tại Cao đẳng Imperial London cho rằng không nên hiểu kết quả của nghiên cứu này đồng nghĩa với việc người nghi nhiễm sẽ âm tính với SARS-CoV-2, nếu trong 5 ngày không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào. Ông Cooke nói: "Đó sẽ là cách hiểu sai lầm. Trong quãng thời gian 5 ngày, một nửa số người mắc sẽ không xuất hiện triệu chứng nào".
Theo Hà Linh/Báo Tin tức
Viện Pasteur của Pháp thử nghiệm vắcxin chống COVID-19 trên chuột Các nhà nghiên cứu của Viện Pasteur của Pháp đang dồn sức nghiên cứu để tìm ra một loại vắcxin chống chủng mới của virus corona SARS-CoV-2, trước mắt có thể thử nghiệm trên chuột. Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Nature) Theo phóng viên TTXVN tại Paris, các nhà nghiên cứu của Viện Pasteur của Pháp đang dồn sức nghiên cứu...