5 điều cần làm để bảo vệ hệ tiêu hóa khi dịp lễ Tết gần kề
Tết đến xuân về là thời gian của những dịp tổng kết, liên hoan ăn uống cuối năm và đồng thời cũng là lúc cần phải chăm sóc thật kỹ cho “chiếc bụng” của mình, hãy xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để có thể vừa vui vừa khỏe và tận hưởng một cái Tết thật “trọn vẹn”.
Sau một năm vất vả bận rộn, cuối năm luôn là thời điểm để chúng ta trở về bên gia đình, là dịp họp mặt, tụ tập cùng bạn bè, các lễ hội, tổ chức ăn uống vì thế cũng diễn ra rất nhiều.
Những bữa tiệc với quá nhiều chất dinh dưỡng, có lượng calo cao, ít rau xanh quả chín, cộng thêm việc sử dụng rượu bia thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực cho hệ tiêu hóa cũng như các bệnh lý sức khỏe nghiêm trọng.
Dưới đây là 5 điều bạn cần lưu ý để giữ cho hệ tiêu hóa thật khỏe mạnh khi dịp lễ hội đang gần kề.
Uống đồ có cồn ở mức vừa phải
Việc uống quá nhiều rượu bia sẽ khiến gan hoạt động bận rộn hơn bình thường để loại bỏ các chất độc hại. Thêm vào đó, việc tiêu thụ một lượng lớn thức ăn trong dịp lễ Tết sẽ dẫn đến tình trạng gan bị quá tải.
Vì vậy, hãy đặt ra quy định cho bản thân chỉ uống từ 1 đến 2 ly rượu trong bữa ăn thôi nhé.
Uống detox thanh lọc và giải độc cho cơ thể
Chúng ta đương nhiên sẽ khó có thể bảo đảm việc ăn uống khoa học và lành mạnh trong dịp cuối năm nhưng mọi vấn đề luôn có cách giải quyết của nó.
Video đang HOT
Uống nước detox chính là gợi ý hàng đầu. Đây là phương pháp giúp thanh lọc và giải độc cho cơ thể, đặc biệt cải thiện việc tiêu hóa chậm và khó khăn. Ví dụ một số loại detox như detox dâu tây – chanh, detox táo – quế hay detox dưa hấu – bạc hà.
Không nên ăn quá no
Các bữa ăn vào thời điểm lễ Tết chắc chắn sẽ rất thịnh soạn, nhiều món, phong phú và bắt mắt. Nó giống như một lời mời mọc quyến rũ khiến ta không thể chối từ và muốn được ăn tất, ăn thật nhiều. Hậu quả chúng ta sẽ nạp quá nhiều chất vào cơ thể không chỉ một bữa mà rất nhiều bữa từ đó hệ tiêu hóa sẽ bị quá tải gây nên tình trạng khó tiêu.
Vì vậy, cách giải quyết ở đây là bạn có thể ăn tất cả các món nhưng với một lượng vừa và nhỏ, đừng để chiếc bụng căng tròn vì quá no nhé!
Giảm lượng tiêu thụ chất béo, đồ ngọt
Các món ăn, đồ uống chứa chất béo hay vị ngọt luôn hấp dẫn rất nhiều người và việc hấp thụ chúng quá nhiều sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng như đầy bụng, khó tiêu thậm chí là béo phì.
Để cải thiện tình trạng này, chỉ nên ăn các loại chất béo hoặc chất ngọt ở mức thấp nhất có thể hoặc bạn có thể loại bỏ hẳn chúng ra khỏi chế độ ăn uống dịp lễ.
Ăn chậm
Ăn nhanh gây nên tình trạng khó tiêu nhưng lại còn ăn nhanh một lượng lớn thức ăn như trong các bữa ăn liên hoan thì hệ tiêu hóa của chúng ta sẽ mất rất nhiều thời gian để xử lý và thực hiện nhiệm vụ của nó.
Vì vậy, hãy dành thời gian nhai thật kỹ thức ăn và ăn trong tâm thế thư thái, không vội vàng vì lúc ăn chính là lúc mà cơ thể bạn đang được nghỉ ngơi.
Nguồn: Passeport santé/Helino
Mùa xuân, ăn gì để cơ thể tươi trẻ?
Dưỡng sinh kéo dài tuổi thọ có những nguyên tắc riêng theo mùa, về mùa xuân nên dùng thực phẩm như tỏi, gừng, hành, hạt tiêu, quế, hồi, hạt dẻ, củ mài, tôm,....
Phép dưỡng sinh nói chung và dưỡng sinh ẩm thực nói riêng là một trong những di sản quý giá của y học cổ truyền phương Đông. Dưỡng sinh ẩm thực còn gọi là "bảo sinh ẩm thực", "nhiếp sinh ẩm thực", "đạo sinh ẩm thực"...chính là những hoạt động tích cực của con người trong việc ăn uống nhằm thích nghi ngày càng tốt hơn với môi trường tự nhiên và xã hội để gìn giữ, bảo vệ và nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ.
Một trong những nguyên tắc chung hết sức quan trọng của phép dưỡng sinh ẩm thực phương Đông là phải "thuận theo tự nhiên" mà tự nhiên lại có bốn mùa cho nên trong mỗi mùa lại có những nguyên tắc riêng mà con người phải tuân thủ nghiêm ngặt nếu như muốn thu được hiệu quả thực sự. Vậy, khi mùa xuân đến, phép dưỡng sinh ẩm thực cần chú ý những gì?
Thứ nhất, nên trọng dụng những đồ ăn thức uống có tính ôn ấm và bồi bổ dương khí. Mùa xuân, vạn vật phục hồi, dương khí thịnh, khí dương trong nhân thể cũng tăng lên, lúc này rất cần phải dưỡng dương. Khí dương chính là động lực và năng lượng của sự sống. Theo đó, về mùa xuân nên dùng nhiều các thực phẩm như tỏi, gừng, hành, hẹ, hạt tiêu, quế, hồi, hạt dẻ, củ mài, thịt chó, thịt dê, thịt chim sẻ, tôm... và những đồ ăn thức uống có tính cay ấm để sinh phát dương khí.
Thứ hai, nên ăn nhiều đồ ngọt, ăn ít chất chua. Y học cổ truyền cho rằng, tỳ vị là gốc của hậu thiên, là nguồn sinh hoá khí huyết của cơ thể. Tỳ vị vượng thịnh thì cơ thể khỏe mạnh và sống lâu. Nhưng vào mùa xuân can khí làm chủ, can thuộc mộc, tỳ thuộc thổ. Theo học thuyết Ngũ hành, mộc khắc thổ cho nên mùa xuân can khí vượng thịnh dễ làm hại tỳ vị, ảnh hưởng không tốt đến chức năng tiêu hoá và hấp thu của cơ thể. Dinh dưỡng học phương Đông cho rằng, năm vị quy vào năm tạng: vị chua vào can, vị ngọt vào tỳ, vị cay vào phế, vị đắng vào tâm, vị mặn vào thận.
Canh Ngân nhĩ
Đồ ăn thức uống có vị ngọt có thể bổ ích cho tỳ khí, vậy nên vào mùa xuân ăn nhiều đồ ngọt để tăng cường công năng của tỳ thổ và ăn ít chất chua để giảm bớt sự vượng thịnh của can mộc. Những thức ăn giàu đạm và đường cần được trọng dụng như thịt nạc, trứng gia cầm, sữa, mật ong, rau quả tươi, các loại mứt... Ngoài ra, về mùa xuân còn phải chú ý kiêng dùng những đồ ăn thức uống sống lạnh để tránh làm tổn thương tỳ vị.
Thứ ba, ăn uống nên thanh đạm và đa dạng. Thức ăn béo ngậy thường khó tiêu, khó hấp thu và dễ gây cảm giác ngấy chán khiến người ta cảm thấy mệt mỏi, đầy bụng, chậm tiêu. Bởi vậy, về mùa xuân ăn uống cần phải thanh đạm, hạn chế ăn những đồ béo ngậy, nhiều mỡ động vật, các món ăn chiên xào, quay rán... Đồng thời phải đa dạng hóa các đồ ăn thức uống, biết phối hợp các món ăn với nhau sao cho hợp lí và khoa học, kết hợp hài hòa giữa các thức ăn thô và tinh, khô và loãng, mặn và chay, thịt cá và rau quả... như vậy mới giúp cơ thể hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng, tinh lực ngày xuân trở nên dồi dào.
Nên ăn nhiều rau quả tươi
Thứ tư, nên ăn nhiều rau quả tươi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau một mùa đông lạnh giá cơ thể thường lâm vào tình trạng thiếu vitamin, chất khoáng, các nguyên tố vi lượng và tân dịch. Đó là nguyên nhân gây nên các chứng bệnh như viêm niêm mạc miệng, viêm mép, viêm lưỡi, quáng gà, viêm da, ho khan, viêm họng, khô miệng... Bởi vậy, việc trọng dụng các loại rau quả tươi vốn chứa nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng trong chế độ ăn là hết sức cần thiết, trong đó đặc biệt chú ý dùng các loại rau, quả như cam quýt, dưa hấu, táo, chuối tiêu, rau hẹ, rau chân vịt, măng, cà rốt, củ đậu, củ mài, hạt dẻ, mã thầy, ngó sen, giá đỗ, cà chua, sắn dây, các loại nấm...
Thứ năm, nên ăn những loại thực phẩm có công dụng giải nhiệt bên trong. Trong y học cổ truyền, nhiệt bên trong được gọi là nội nhiệt hay uất nhiệt. Theo quan niệm của Đông y, vào mùa đông để chống chọi với giá rét người ta thường mặc nhiều quần áo, ăn uống nhiều đồ cay nóng, thậm chí dùng rượu thái quá nên cơ thể tích nhiều nhiệt bên trong, đến mùa xuân dưới tác động của phong khí bên ngoài, thứ nhiệt này có xu hướng phát tán ra bên ngoài mà sinh ra các chứng váng đầu, tức ngực, phiền muộn, tứ chi nặng nề... Bởi thế, phép dưỡng sinh ẩm thực mùa xuân khuyên nên trọng dụng những đồ ăn thức uống có công dụng thanh trừ nội nhiệt, bổ âm để dưỡng dương như các loại dưa, củ mài, đậu đen, nước mía, nước rau má, rau diếp cá, ngó sen, rau kim châm, ngân nhĩ, hạt sen, trà hoa cúc, trà kỷ tử, ba ba, cá chạch, lươn...
Nguyên tắc dưỡng sinh ẩm thực mùa xuân chủ yếu gồm 5 điểm nêu trên, tuy nhiên trong quá trình vận dụng cũng phải tuân thủ nguyên tắc "Tam nhân chế nghi", nghĩa là phải tùy người mà dùng, tùy nơi mà dùng và tùy lúc mà dùng. Ví như, người có bệnh đái tháo đường thì cho dù là mùa xuân cũng không nên ăn nhiều đồ ngọt, người bị tăng huyết áp không nên ăn nhiều đồ mặn, người có thể chất dương thịnh thì không nên dùng nhiều đồ cay nóng và tráng dương, người âm thịnh thì không nên dùng nhiều đồ mát lạnh và dưỡng âm, tiết trời trở lạnh thì không nên dùng nhiều đồ mát lạnh...
ThS. Hoàng Khánh Toàn
Theo SK&ĐS
Bất ngờ nguyên nhân mất ngủ ẩn trong chén cơm, ổ bánh mì Nghiên cứu dựa trên 50.000 phụ nữ Mỹ cho thấy nguyên nhân gây mất ngủ có thể không ở đâu xa mà do chính cách bạn chọn lựa loại bánh mì, gạo và đồ ăn vặt. Bài công bố mới đây trên tạp chí khoa học American Journal of Clinical Nutrition khẳng định việc ăn nhiều ngũ cốc tinh chế và đồ ngọt...