5 chiến lược giảm nguy cơ mắc bệnh tim: Chia sẻ chi tiết của một HLV suýt mất mạng vì nhồi máu cơ tim
Sau đây là một số bí quyết giúp giữ sức khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh tim cho bất kì ai.
Bệnh tim có thể là kẻ giết người thầm lặng
Bệnh tim có thể xảy ra với bất cứ ai – ngay cả những huấn luyện viên thể hình giỏi nhất. Khi huấn luyện viên của Mỹ Bob Harper bị một cơn nhồi máu cơ tim suýt cướp đi tính mạng của ông hồi tháng 2 năm ngoái, đó là điều cuối cùng ông nghĩ có thể xảy ra. Vị huấn luyện viên 51 tuổi khi đó đang có thể hình tốt nhất. Ông áp dụng chế độ ăn Paleo và đều đặn kiểm tra sức khỏe với bác sĩ tim mạch của mình. “Tôi chăm chỉ tập luyện và cảm thấy rất khoẻ”, Harper nhớ lại.
Huấn luyện viên của Mỹ Bob Harper bị một cơn nhồi máu cơ tim suýt cướp đi tính mạng của ông hồi tháng 2 năm ngoái
Nhưng trong một lần huấn luyện tại BRICK New York, ông đột nhiên bị đột quỵ. Điều tiếp theo mà ông còn nhớ là tỉnh giấc trên giường bệnh viện với xung quanh là người thân và bạn bè. “Tôi không có bất kỳ dấu hiệu truyền thống của một cơn nhồi máu cơ tim. Vậy nên, quả là một ngạc nhiên lớn khi tôi tỉnh dậy trong bệnh viện 2 ngày sau đó”, Harper kể.
Gia đình Harper có tiền sử bị bệnh tim. Ông ngoại và mẹ ông đều qua đời vì nhồi máu cơ tim ở tuổi 70. “Khi một người ra đi ở tuổi 70 vì nhồi máu cơ tim thì đó không nhất thiết phải là dấu hiệu đáng báo động. Nhưng bác sĩ của tôi nói rằng, tôi có chút vấn đề với cholesterol”.
Sau đó Harper phát hiện ra rằng, ông có hàm lượng lipoprotein cao – một hợp chất sinh hóa trong máu, mang theo cholesterol, chất béo và protein. Lipoprotein có thể tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch của bạn bởi nó tích tụ các cặn mỡ trong động mạch. Việc điều trị lipoprotein cao gặp khó khăn bởi lượng lipoprotein có trong máu phụ thuộc vào gen của bạn – trong khi chế độ ăn và tập luyện lại có rất ít, thậm chí, không có tác động gì.
Gia đình Harper có tiền sử bị bệnh tim. Ông ngoại và mẹ ông đều qua đời vì nhồi máu cơ tim ở tuổi 70.
Do gen đóng vai trò quan trọng trong các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim, Tiến sĩ Suzanne Steinbaum, chuyên gia phòng ngừa bệnh tim mạch ở New York, cho biết, việc theo dõi thường xuyên các chỉ số của bạn có tác dụng lớn trong việc phòng ngừa. “Những người mà gia đình có tiền sử bị bệnh tim nên theo dõi chặt chẽ huyết áp và lượng cholesterol của họ. Nếu bạn có cha/mẹ bị nhồi máu cơ tim ở tuổi 45, bạn không nên đợi tới khi mình 45 tuổi mới đi kiểm tra tim”.
5 chiến lược để giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Quá trình hồi phục thật là dài – Harper cho biết. “Trong một khoảng thời gian dài nhất từ trước đến nay đối với tôi, hoạt động duy nhất mà tôi có thể thực hiện là đi bộ. Sau đó, tôi mới dần trở lại phòng gym và lấy lại niềm tin rằng, tôi sẽ ổn khi tập luyện”.
Nhưng giờ đây, người dẫn chương trình “The Biggest Loser” đã biết cách chủ động bảo vệ sức khỏe của mình – bắt đầu bằng chế độ ăn và lộ trình tập luyện.
Video đang HOT
Sau đây là một số bí quyết theo chia sẻ của chuyên gia Steinbaum nhằm giữ sức khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh tim cho bạn. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo cách Harper thực hiện các yêu cầu của bác sĩ sau cơn nhồi máu cơ tim kinh hoàng kia.
1. Tuân thủ chế độ ăn cân bằng, lành mạnh
Kiên trì theo đuổi một chế độ ăn uống lành sạch sẽ giúp bạn bảo vệ trái tim.
Kiên trì theo đuổi một chế độ ăn uống lành sạch sẽ giúp bạn bảo vệ trái tim. Bởi rất nhiều loại thực phẩm được chế biến sẵn ngập chất béo bão hòa, muối và đường – đó là nguy cơ tăng gấp 3 cho sức khỏe tim mạch của bạn. Tiến sĩ Steinbaum gợi ý chế độ ăn kiêng DASH và Địa Trung Hải trong trường hợp này. “Những chế độ ăn này khuyến khích tiêu thụ nhiều rau và trái cây, ngũ cốc toàn phần, chất béo tốt cho tim mạch như axit béo omega-3″, Tiến sĩ Steinbaum lý giải. Còn chế độ ăn tệ nhất cho trái tim? Câu trả lời là Keto. “Keto là trạng thái thiếu lành mạnh nhất đối với tim. Chúng ta biết rằng, chất béo bão hòa làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch”.
Trước khi bị nhồi máu cơ tim, Harper đang áp dụng chế độ ăn kiêng Paleo. Nhưng sau sự cố, ông đã có hướng tiếp cận mới đối với vấn đề ăn uống lành sạch. Trong cuốn sách mới nhất của mình “The Super Carb Diet: Shed Pounds, Build Strength Eat Real Food”, Harper bàn về lợi ích của ngũ cốc toàn phần và carbohydrate phức trong rau và trái cây.
“Tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu trong quá trình viết cuốn sách này trước khi bị nhồi máu cơ tim. Cho tới lúc đó, tôi hoàn toàn phụ thuộc vào các dưỡng chất đa lượng như protein và chất béo”. Nhưng rồi ông nhận ra, những người áp dụng chế độ ăn không ngũ cốc như Paleo đã bị thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu từ ngũ cốc toàn phần vốn có tác dụng giảm cholesterol. “Điều tôi học được về việc áp dụng một chế độ ăn tốt cho trái tim là phải có sự cân bằng”.
2. Tập luyện, nhưng hãy chú ý tới cường độ
Sau cơn nhồi máu cơ tim, Harper cũng thay đổi lộ trình tập luyện và giảm cường độ trong các buổi tập của mình.
Tập luyện có rất nhiều lợi ích: Tốt cho tim mạch, thúc đẩy trao đổi chất, đốt mỡ và tạo cảm giác dễ chịu. Nhưng cũng có những vấn đề như bạn tăng cường độ tập luyện lên quá nhiều từ lúc còn quá sớm. Nếu bạn mới bắt đầu tập luyện, hãy thoải mái với một lịch trình đều đặn trước khi bắt tay vào tập những bài cường độ cao hơn như HIIT chẳng hạn.
“Bài tập cường độ cao cách quãng HIIT có tác dụng trong việc ngăn ngừa bệnh tim nhưng điều quan trọng hơn thế là đảm bảo ít nhất 150 phút tập cardio và tập tạ mỗi tuần. Đó có thể là các hoạt động như đi bộ, chạy hay đạp xe đạp. Không nhất thiết phải là một dạng bài tập cực đoan”, tiến sĩ Steinbaum nhấn mạnh.
Sau cơn nhồi máu cơ tim, Harper cũng thay đổi lộ trình tập luyện và giảm cường độ trong các buổi tập của mình. “Tôi từng quen với việc tập luyện với cường độ rất cao. Nhưng giờ, tôi không còn quan tâm tới việc phải đẩy mình tới mức cực đoan như vậy. Tôi cân bằng các bài tập thể hình với các động tác yoga hơn”. Điều cốt yếu nằm ở chỗ phải trở nên năng động hơn, tích cực hơn, cho dù đó là thông qua HIIT, chạy hay nâng tạ.
3. Kiểm soát stress
Với Harper, để giải toả stress, ông thực hành thiền siêu việt (transcendental meditation).
Ngoài chế độ ăn và tập luyện, Tiến sĩ Steinbaum gợi ý nên giảm thiểu tối đa mức độ lo âu và stress. Đây là một việc làm quan trọng giúp ngăn ngừa bệnh tim. “Stress có thể gây trầm cảm và tăng nguy cơ mắc bệnh tim từ 2 lần tới 4 lần. Kiểm soát những mặt này trong con người chúng ta thực sự có ý nghĩa sống còn nếu bạn muốn ngừa bệnh tim”.
Với Harper, để giải toả stress, ông thực hành thiền siêu việt (transcendental meditation). “Thiền siêu việt giúp tôi thấy khá hơn. Khi tập yoga và thiền, tôi có khả năng dành thời gian cho bản thân và hiện diện vì tất cả mọi người trong đời tôi”.
4. Khám sức khỏe định kỳ
Bệnh tim cần nhiều chục năm để tiến triển nhưng nguy cơ thực sự xảy ra khi bạn 20, 30 tuổi.
Cholesterol và huyết áp không phải những chỉ số duy nhất bạn nên theo dõi. Tiến sĩ Steinbaum cho biết, kiểm soát cân nặng tăng nhiều hay những thay đổi của đường huyết cũng rất quan trọng. “Điều thú vị là nhiều phụ nữ sẽ biết về nguy cơ mắc bệnh tim của họ khi mang thai. Bởi họ có thể bị huyết áp cao và tiểu đường thai kỳ trong giai đoạn này”.
Bệnh tim cần nhiều chục năm để tiến triển nhưng nguy cơ thực sự xảy ra khi bạn 20, 30 tuổi. “Thừa cân hoặc béo phì có thể đặt bạn trước nguy cơ bị bệnh tim và một số căn bệnh khác như tiểu đường và hội chứng trao đổi chất. Tất cả chúng đều liên quan tới nhau”.
5. Luôn quan tâm tới sức khỏe của chính mình
Bạn không thể thay đổi gen di truyền. Nhưng bạn có thể kiểm soát sức khỏe tim mạch của mình thông qua việc bạn quan tâm tới việc đó đến mức nào.
Tiến sĩ Steinbaum nhấn mạnh: “Bệnh tim có tới 80% khả năng phòng ngừa được. Khi mọi người biết rằng, họ có thể đảo ngược nguy cơ mắc bệnh thông qua việc lựa chọn lối sống lành mạnh, căn bệnh sẽ trở nên bớt đáng sợ hơn”.
Với Harper, điều này có nghĩa là một lần nữa, đặt niềm tin vào trái tim của ông. “Trong quá trình hồi phục, tôi đã mất rất nhiều mới trở lại được phòng tập và biết rằng, trái tim mình có thể đảm đương được. Phòng tập đã là một nơi an toàn, vui vẻ với tôi trước khi bị nhồi máu cơ tim. Nó đã thay đổi hoàn toàn mối quan hệ của tôi với chính trái tim mình”.
Nguồn: Dailyburn
Theo Helino
Bệnh viện cưu mang người phụ nữ mắc bệnh tim không tiền chữa trị
Hơn 20 năm sống với bệnh tiểu đường, đến lúc phát bệnh tim thì chị Lan cạn kiệt tài chính.
Chị Võ Thị Ngọc Lan 48 tuổi, phát hiện bệnh tiểu đường khi tuổi mới ngoài 20. Thời con gái vật lộn với căn bệnh mạn tính, phải tiêm insulin điều trị liên tục nên chị dang dở tình duyên, sống độc thân không chồng con. Mẹ mất từ năm 2012 nên chị sống một mình. Nhiều lần ngất xỉu trong đêm, chị được bà con ở các phòng trọ xung quanh góp tiền đưa vào bệnh viện.
Cách đây 6 tháng, chị ngất xỉu khi đang làm việc. Bác sĩ chẩn đoán chị bị nhồi máu cơ tim, tắc mạch vành, cần phải can thiệp cứu chữa, chi phí thanh toán sau bảo hiểm khoảng hơn 40 triệu đồng. Không tiền điều trị, chị quay về với căn phòng trọ tại quận 10.
Ngày 28/3, chị được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Bác sĩ Nguyễn Liên Nhựt, Phó Khoa Tim mạch cho biết bệnh nhân vào viện trong tình trạng phù phổi cấp, huyết áp tăng rất cao 260/120 mmHg, suy tim. Đây là lần thứ hai bệnh nhân vào cấp cứu tại bệnh viện này.
"Bệnh nhân mắc bệnh mạch vành 3 nhánh, nếu không can thiệp nong mạch vành để tái tưới máu thì sẽ diễn tiến suy tim giai đoạn cuối, ảnh hưởng tính mạng", bác sĩ Nhựt chia sẻ. Thương bệnh nhân gặp khó khăn trong khi có khả năng hồi phục cao, bệnh viện quyết định nhờ các tổ chức từ thiện giúp đỡ.
Chị Lan hồi phục sau khi can thiệp. Ảnh: Lê Phương.
Sau khi can thiệp đặt stent mạch vành, chị Lan hết khó thở, các chỉ số sinh hiệu dần ổn định. Sau khi xuất viện, chị phải thăm khám uống thuốc định kỳ, ngăn ngừa nguy cơ tái hẹp. "Tôi không tiền, không người thân nên đã xác định tâm lý buông xuôi chờ chết, may mắn được các bác sĩ và mọi người giúp đỡ nên mới giữ được mạng sống", chị Lan chia sẻ.
Bệnh mạch vành 3 nhánh thường xảy ra ở người cao tuổi, tiểu đường, tăng huyết áp, mỡ máu cao... Bệnh thường diễn tiến âm thầm trong nhiều năm, biểu hiện đau tức ngực, khó thở, nếu không điều trị có thể dẫn đến suy tim, tử vong. Người có yếu tố nguy cơ cao cần kiểm tra sức khỏe định kỳ, phát hiện can thiệp kịp thời để tránh hậu quả đáng tiếc.
Lê Phương
Theo vnexpress.net
1 phút là có người tử vong về bệnh này, dấu hiệu để phát hiện bệnh sớm nhất Ở nước ta, tỉ lệ mắc nhồi máu cơ tim đang có xu hướng gia tăng, đây là căn bệnh có nguy cơ gây tử vong đột ngột nhiều bệnh nhân tử vong dù trước đó hoàn toàn khỏe mạnh. 17 triệu người tử vong mỗi năm Theo thống kê, mỗi năm thế giới có khoảng 17 triệu người chết vì các bệnh...