5 cách tự nhiên giúp cơ thể thải độc
Hằng ngày, cơ thể chúng ta dễ tiếp xúc và tích tụ nhiều độc tố có trong môi trường – chẳng hạn như từ nước, không khí và thực phẩm, làm tăng nguy cơ phát triển nhiều vấn đề sức khỏe.
Song, các chuyên gia về thải độc khẳng định việc tuân thủ lối sống lành mạnh và thực hiện các cách thanh lọc phù hợp có thể giúp cơ thể loại bỏ độc tố và đạt được nhiều lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc.
Dưới đây là 5 cách đơn giản mà hiệu quả có thể giúp bạn thải độc một cách tự nhiên và hấp thụ dưỡng chất thiết yếu vào cơ thể.
Bổ sung tảo lục Chlorella có thể giúp cơ thể thải độc một cách hiệu quả.
Uống đủ nước. Không chỉ làm dịu cơn khát, nước còn có tác dụng bôi trơn các khớp xương, tăng cường năng lượng hoạt động và giảm cảm giác đói. Không chỉ vậy, nước còn cần thiết cho việc tối ưu hóa quá trình thanh lọc cơ thể – đặc biệt là qua da, thận và ruột. Hơn nữa, việc cung cấp đủ nước cho cơ thể còn giúp giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh.
Cách nhận biết cơ thể thiếu nước là nước tiểu có màu vàng đậm. Khi đó, việc bạn cần làm là bổ sung nước cho cơ thể, từ các nguồn bao gồm nước lọc, nước đun sôi để nguội và nước trong đồ ăn, thức uống khác.
Bổ sung tảo lục Chlorella. Nghiên cứu trên động vật cho thấy loại tảo này có thể góp phần đào thải các kim loại nặng như thủy ngân qua phân và nước tiểu. Còn theo một nghiên cứu khác, bổ sung Chlorella có thể giúp phụ nữ mang thai và cho con bú giảm nồng độ dioxin, một chất độc có thể phơi nhiễm từ môi trường, trong sữa mẹ. Giống như tảo xoắn (Spirulina), Chlorella có thể được chế biến thành dạng bột, dùng trong pha chế thức uống hoặc nguyên liệu làm bánh.
Thêm các loại gia vị và thảo mộc có lợi ích thải độc vào món ăn. ơn cử, nghệ là loại củ có tác dụng kháng viêm mạnh mẽ, cũng như giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm đau, phòng ngừa ung thư và hỗ trợ gan bài trừ độc tố bằng cách tăng nồng độ glutathione – chất chống ôxy hóa giúp gan cải thiện chức năng giải độc.
Tương tự, tỏi, gừng và các thảo mộc như cỏ xạ hương và hương thảo cũng rất giàu chất chống ôxy hóa có tác dụng thúc đẩy cơ thể thải độc, nên thêm vào món ăn khi chế biến.
Hạn chế tình trạng căng thẳng tinh thần (stress). Khi bạn bị stress, khả năng giải độc của cơ thể cũng hạn chế. Trong khi đó, giải tỏa căng thẳng không chỉ làm giảm áp lực về tinh thần mà còn giúp cơ thể bạn đẩy nhanh quá trình đào thải chất độc. Một số cách có thể giúp bạn hạn chế bị stress hiệu quả bao gồm nhận diện những tình huống gây stress để đề phòng, tăng cường vận động thể chất, tập thiền, hít thở sâu, xông hơi và massage.
Áp dụng chế độ ăn thanh lọc cơ thể. Rất nhiều thành phần trong chế độ ăn hằng ngày như đồ uống có cồn, chứa nhiều đường và thực phẩm làm từ bột tinh chế… làm tăng lượng chất độc tích tụ trong cơ thể, gia tăng tình trạng viêm cũng như stress ôxy hóa cho cơ thể.
Chẳng hạn, thức uống có cồn làm giảm lượng glutathione trong phổi, trong khi chất này giúp giải độc bằng cách loại bỏ carbon dioxide. Fructose (loại đường có trong các loại nước ngọt) làm tăng tích tụ mỡ thừa cũng như tăng lượng hoóc-môn gây căng thẳng tinh thần cortisol. Còn gluten – loại prôtêin được tìm thấy trong lúa mạch, lúa mạch đen và lúa mì – thì làm tăng nguy cơ gây viêm niêm mạc ruột, dễ dẫn tới tình trạng rò rỉ chất độc trong ruột và hòa vào dòng máu.
Nói chung, nếu hạn chế được việc tiêu thụ những thực phẩm kể trên, bạn có thể giảm bớt căng thẳng cho “hệ thống giải độc” của cơ thể.
Những lợi ích từ việc uống nước khi đói vào buổi sáng mà bạn nên biết để thực hiện ngay
Có một thời điểm trong ngày mà uống nước lại có tác dụng thần kỳ đến bất ngờ, đó là buổi sáng sau khi ngủ dậy và trước khi ăn sáng.
Các nhà khoa học vẫn đưa ra lời khuyên mỗi người nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để có một thân thể khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, có một thời điểm trong ngày mà uống nước lại có tác dụng thần kỳ đến bất ngờ, đó chính là buổi sáng sau khi ngủ dậy và trước khi ăn sáng.
Video đang HOT
Ảnh: Internet
1. Loại trừ độc tố
Ban đêm là thời gian để gan, thận, mật đào thải độc tố trong cơ thể và xử lý chúng dưới dạng nước tiểu. Vì vậy, vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, hãy uống một cốc nước ấm để bổ sung nước cho các hoạt động của gan, thận.
Ảnh: Internet
2. Làm sạch ruột
Theo Boldsky, uống một cốc nước vào buổi sáng khi bạn đói bụng giúp thúc đẩy các hoạt động của ruột, từ đó điều chỉnh đường tiêu hóa. Chúng cũng góp phần ngăn ngừa táo bón và tiêu hóa kém do ruột được "làm sạch".
Ảnh: Internet
3. Hỗ trợ giảm cân
Nước hỗ trợ chúng ta giảm cân không chỉ bởi cảm giác no mà còn khiến người đang ăn kiêng ít có cảm giác bụng rỗng. Hơn thế, hiệu ứng sinh nhiệt mới là nguyên nhân chính giúp chúng ta giảm cân khi uống nước. Bởi khi uống một cốc nước, cơ thể phải tập trung năng lượng để làm nóng nước trong đường tiêu hóa, nếu uống khi bụng đói vào buổi sáng, chúng sẽ làm tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể, đốt cháy nhiều calo hơn từ đó hỗ trợ giảm cân.
Ảnh: Internet
4. Hỗ trợ tiêu hóa
Nước ấm đóng vai trò quan trọng trong việc phân giải thực phẩm nên chúng cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong thúc đẩy tiêu hóa. Một cốc nước ấm vào buổi sáng khi thức dậy sẽ có tác dụng đáng kể hỗ trợ hệ tiêu hóa phân giải số thực phẩm còn xót lại trong dạ dày và làm pha loãng axit dạ dày, khiến chúng ta thoải mái hơn.
Ảnh: Internet
5. Giảm lượng calorie
Uống nước trước bữa ăn sáng khoảng 30 phút giúp chúng ta có cảm giác dạ dày được lấp đầy tương đối, khi đó sẽ ăn ít hơn vào bữa sáng, làm giảm lượng calo chúng ta nạp vào cơ thể từ thức ăn.
Ảnh: Internet
6. Ngăn ngừa nhức đầu
Thiếu nước khiến cơ thể ta mệt mỏi, đầu óc trì trệ và xuất hiện chứng đau đầu, đau nửa đầu. Lúc này, uống một cốc nước ấm vào buổi sáng sớm, khi cơ thể chúng ta thiếu nước nhất là thực sự cần thiết để giảm thiểu tình trạng này.
Ảnh: Internet
7. Làm sạch làn da
Nước giúp cơ thể ta tươi trẻ hơn, thúc đẩy tuần hoàn, thải độc và cung cấp nước cho một làn da khỏe mạnh, đôi môi tươi tắn.
Ảnh: Internet
8. Cải thiện năng lực tâm thần
Cũng theo trang Boldsky, một ly nước vào buổi sáng lúc mới thức dậy giúp năng lực tâm thần được cải thiện, tăng cường trí nhớ và giúp chúng ta dễ dàng học hỏi những điều mới hơn.
Ảnh: Internet
9.. Tăng cường miễn dịch
Nước giúp loại bỏ chất thải, vi khuẩn xấu gây nhiễm trùng hoặc vi khuẩn gây một số bệnh trong cơ thể. Khi uống nước vào lúc đói bụng, hệ thống miễn dịch sẽ được tăng cường, từ đó giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.
Ảnh: Internet
10. Giữ các cơ quan nội tạng khỏe mạnh
Nước giúp duy trì hoạt động của các cơ quan nội tạng, cung cấp nước cho quá trình lọc máu của thận, giúp hệ bạch huyết khỏe mạnh hơn và cân bằng chất lỏng trong cơ thể.
Ảnh: Internet
11. Tăng năng lượng
Một cốc nước vào buổi sáng là để bổ sung lượng nước cơ thể mất đi trong đêm do các hoạt động đào thải chất độc. Đồng thời, uống nước còn giúp "đánh thức" các cơ quan nội tạng, tuần hoàn, giúp cơ thể tỉnh táo hơn vào buổi sáng.
Ảnh: Internet
Đồng thời, hãy nhớ uống nước đều trong ngày, đừng uống nhiều vào buổi tối trước khi đi ngủ để luôn đảm bảo uống đủ lượng nước cơ thể cần. Bạn cũng lưu ý đừng đợi đến lúc có cảm giác khát mới uống, bởi khi đó, cơ thể đang rất thiếu nước./.
Dấu hiệu nào cho biết cơ thể cần thải độc? Thải độc cho cơ thể bằng rau quả mùa thu Mùa thu có rất nhiều rau quả có công hiệu giúp cơ thể thải độc. Để xác định đúng khi nào cơ thể cần thải độc và nên lựa chọn loại rau quả mùa thu nào để thải độc cho cơ thể qua bài viết dưới đây. Có một số dấu hiệu cho biết bạn cần thải độc cơ thể như khi cơ...